Dễ gợi trắc ẩn trong gió rít từng cơn lạnh khi đông đến, quen thuộc là những hình ảnh người già phiêu bạt đường phố để kiếm cơm. Nghề của họ là gì? Bà cụ đội nón mặc thêm cái áo bông chần để rảo bước bán báo. Bà thấp thỏm chen chân vào chào mời ở từng quán cà phê, trà nóng, phở sáng nơi vỉa hè. Người mua thì ít, người lắc đầu sẽ nhiều. Càng nhiều cái lắc đầu thì đôi chân ly quê ra phố ấy càng phải đi tới chào mời thêm nữa. Đi quanh co để kiếm từng đồng góp nhặt. Tiền nhà trọ, tiền cơm, tiền mua chén thuốc khi trái gió trở giời, tiền để dành đều được chi ly trong chừng ấy bé mọn.
Có không ít người già ăn ít, lo nhiều. Họ chuyên chở nỗi lo vì gia đình có chồng ốm đau bệnh tật ở quê. Chiếc xe cà tàng, giọng rao khản đặc vì ổ bánh mì giữa đêm, họ thuộc phận nghèo mà biết hy sinh. Họ không là người sở hữu bằng cấp hay sổ lương hưu, nhưng là những người dồn tính hậu vận vào sự chịu khó. Họ đi bán bánh mì mà trông trời thương đừng có xúi gặp bị ai đó ra ngáng đường "xin đểu", hay lúc tối đường bị xe máy đâm. Chưa hết, họ lại cầu mong cho mình dẻo dai khỏe mạnh để ngày lại ngày "ai bánh mì không", để gia cảnh ở quê mỗi tháng có chút vui tối thiểu.
Đông về, họ thường xuyên run rẩy trong giá rét đấy! Gió mưa, họ choàng thêm nhiều tấm ni lông được thiết kế theo kiểu khéo vá thì đỡ ướt. Họ làm vợ, làm mẹ với tất cả sự toan tính về già. Toan tính cơm ăn. Toan tính đối nhân xử thế với gia tộc. Toan tính đến khi mình không lao động được nữa thì cậy ai, tuy họ có con có cháu?
Nhiều bữa cơm sáng đèn ấm áp trong ngôi nhà kín mít ở phố được nấu nên từ các mớ rau, con cá, mẻ cua...của các thân già đứng chợ. Co ro bán thứ sản vật do mình trồng nuôi, họ biết thế nào là sự chống chọi giữa nhiều thứ khắc nghiệt! Có lẽ, thứ khắc nghiệt nhất mà họ phải đối mặt là sự quên béng đi bố mẹ của phận làm con. Hoặc, thay thế là cảnh neo đơn chỉ một thế hệ. Họ đã lay lắt sống, và đôi khi đầy rủi ro trong cái chết một khi vướng phải tai ương.
Câu chuyện trên Facebook về một bà lão bán rau, chết vì đợi người mua rau quay lại lấy món hàng đã cho người đang sống nhiều suy nghĩ. Xót xa và gây sự thức tỉnh về nhân cách làm người. Nếu ở đâu đó đang có lòng bất hiếu ngự trị thì xin hãy đón mẹ về để phụng dưỡng chăm lo. Nếu ở góc chợ nào đó có món hàng ế trên tay cụ già thì người mua hãy dễ tính giải ế cho cụ để tuổi già có thêm một ngày nhìn thấy trần gian. Nếu ai đó còn tranh thủ kiếm tài lợi dồi dào tại nơi mình lập nghiệp thì giật mình gọi một cuộc điện thoại về tận cái xóm đìu hiu, hỏi xem cha mẹ ta đang trở mình bao nhiêu lần giữa đêm đông không ngủ?
Tuổi già cần được tránh rét. Rét từ thời tiết, rét từ nhân tâm. Không ai không khen cái hay của ca dao tục ngữ nói về đạo hiếu làm con. Không ai có được hình hài mà thiếu mẹ vắng cha. Tình thương can ngăn được nhiều rủi ro. Sự thờ ơ, vô cảm nhiều khi tước đoạt nhiều điều đáng quý trong chính ta và của người.
Bộ phim Baby's Day Out kể về một cuộc phiêu lưu ngoài đường phố của một đứa trẻ chưa biết đi, chưa biết nói khi bị bắt cóc. Cảnh gần cuối phim là cậu bé này bò đến viện dưỡng lão sau khi đã "vi hành" qua sở thú, công trường xây dựng, nhà trẻ...Cậu đi về tuổi già trước khi bố mẹ và cảnh sát tới. Cậu bé cười thỏa thích giữa những khuôn mặt già nua vui tính đang đàn hát bên lò sưởi ấm áp. Với tôi, đây là một cảnh phim đẹp, có ý nghĩa. Khi trẻ được sống gần già, già vui với trẻ trong bất cứ không gian nào thì đó cũng là một điều thuộc về nhân văn. Ở đó, khoảng cách thế hệ được rút gần, sự hòa hợp từ các yếu tố đạo đức được lan tỏa. Ở đó, không có rét!
Trần Minh Anh
Có không ít người già ăn ít, lo nhiều. Họ chuyên chở nỗi lo vì gia đình có chồng ốm đau bệnh tật ở quê. Chiếc xe cà tàng, giọng rao khản đặc vì ổ bánh mì giữa đêm, họ thuộc phận nghèo mà biết hy sinh. Họ không là người sở hữu bằng cấp hay sổ lương hưu, nhưng là những người dồn tính hậu vận vào sự chịu khó. Họ đi bán bánh mì mà trông trời thương đừng có xúi gặp bị ai đó ra ngáng đường "xin đểu", hay lúc tối đường bị xe máy đâm. Chưa hết, họ lại cầu mong cho mình dẻo dai khỏe mạnh để ngày lại ngày "ai bánh mì không", để gia cảnh ở quê mỗi tháng có chút vui tối thiểu.
Đông về, họ thường xuyên run rẩy trong giá rét đấy! Gió mưa, họ choàng thêm nhiều tấm ni lông được thiết kế theo kiểu khéo vá thì đỡ ướt. Họ làm vợ, làm mẹ với tất cả sự toan tính về già. Toan tính cơm ăn. Toan tính đối nhân xử thế với gia tộc. Toan tính đến khi mình không lao động được nữa thì cậy ai, tuy họ có con có cháu?
Nhiều bữa cơm sáng đèn ấm áp trong ngôi nhà kín mít ở phố được nấu nên từ các mớ rau, con cá, mẻ cua...của các thân già đứng chợ. Co ro bán thứ sản vật do mình trồng nuôi, họ biết thế nào là sự chống chọi giữa nhiều thứ khắc nghiệt! Có lẽ, thứ khắc nghiệt nhất mà họ phải đối mặt là sự quên béng đi bố mẹ của phận làm con. Hoặc, thay thế là cảnh neo đơn chỉ một thế hệ. Họ đã lay lắt sống, và đôi khi đầy rủi ro trong cái chết một khi vướng phải tai ương.
Một cụ bà lầm lũi mưu sinh trong đêm đông Hà Nội. Ảnh: Q.Liên |
Tuổi già cần được tránh rét. Rét từ thời tiết, rét từ nhân tâm. Không ai không khen cái hay của ca dao tục ngữ nói về đạo hiếu làm con. Không ai có được hình hài mà thiếu mẹ vắng cha. Tình thương can ngăn được nhiều rủi ro. Sự thờ ơ, vô cảm nhiều khi tước đoạt nhiều điều đáng quý trong chính ta và của người.
Bộ phim Baby's Day Out kể về một cuộc phiêu lưu ngoài đường phố của một đứa trẻ chưa biết đi, chưa biết nói khi bị bắt cóc. Cảnh gần cuối phim là cậu bé này bò đến viện dưỡng lão sau khi đã "vi hành" qua sở thú, công trường xây dựng, nhà trẻ...Cậu đi về tuổi già trước khi bố mẹ và cảnh sát tới. Cậu bé cười thỏa thích giữa những khuôn mặt già nua vui tính đang đàn hát bên lò sưởi ấm áp. Với tôi, đây là một cảnh phim đẹp, có ý nghĩa. Khi trẻ được sống gần già, già vui với trẻ trong bất cứ không gian nào thì đó cũng là một điều thuộc về nhân văn. Ở đó, khoảng cách thế hệ được rút gần, sự hòa hợp từ các yếu tố đạo đức được lan tỏa. Ở đó, không có rét!
Trần Minh Anh