1. Facebook Marketing Process
Đây là một quy trình chuẩn mực trong việc làm Marketing trên Facebook. Nó là một vòng tròn khép kín, không có điểm đầu và cũng không có điểm cuối.
Quy trình | Nội dung thực hiện |
Research |
|
Strategy | Từ nghiên cứu ban đầu, đưa ra những chiến lược và chiến thuật phù hợp, thích hợp với mục tiêu ban đầu, thích hợp với định mức đầu tư, cũng như độ rộng của thị trường… |
Development | Chọn kênh (Fanpage, Group,…) có chứa nhiều đối tượng mục tiêu nhất. Đưa ra những nội dung hiệu quả, đúng thời điểm, đúng nhu cầu. |
Engagement | Bước triển khai, thực hiện các kế hoạch đã đặt ra trước đó. Nội dung, sự kiện, quảng cáo,… |
Mesurement | Không thể thiếu bước kiểm tra, đánh giá, và đo lường hiệu quả mang lại từ chiến dịch, cũng như đối chiếu với chi phí đầu tư. Từ đó rút ra những vấn đề cần giải quyết, tối ưu, để bước Research tiếp theo được tốt hơn. |
2. Facebook Circle Focus
Facebook và chiến lược “vòng tròn tập trung”, nếu khách hàng (người dùng) còn trên Facebook, thì họ sẽ không thể thoát được vòng tròn này.
Ví dụ thực tế: Một công ty cung cấp các giải pháp mạng, họ cần thực hiện chiến lược Facebook Circle Focus, các bước thực hiện như sau:
Nhóm | Chức năng | Nội dung thực hiện |
Fanpage | Brand | Fanpage thương hiệu giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cho công ty, và ở đây sẽ chỉ cập nhật các vấn đề liên quan đến công ty, cũng như thương hiệu của công ty. Tạo ấn tượng tốt với khách hàng, không cần nhiều like, nhưng nhất định không phải là like “ảo”. |
Community | Fanpage chia sẻ về các Voucher giảm giá Hosting/Domain, mỗi ngày sẽ có những voucher dành cho người dùng năng nổ, tích cực đóng góp. Hay các thông tin liên quan đến việc đưa ra các giải pháp mạng, nóng hổi và có ích với người xem, mục đích là tăng cộng đồng, tạo xu hướng và ké tí thương hiệu. | |
Profile | Brand | Profile mang tên thương hiệu, tương tác và đồng bộ với Fanpage. Bên cạnh đó có thể tiếp cận thêm nhiều khách hàng mục tiêu. Ngoài ra thì hiện tại việc reach các nội dung trên Fanpage có sự chênh lệch với các nội dung trên Profile cá nhân, thường thì Profile cao hơn rất nhiều. |
Care | Profile Care là một tài khoản chăm sóc khách hàng, trực tiếp chăm sóc khách hàng của mình thông qua những tương tác với họ, giúp họ mọi vấn đề liên quan đến giải pháp mạng. | |
App | Shop | Tạo một ứng dụng trên Fanpage có chức năng bán hàng cũng là một cách hay để tăng lợi nhuận. |
Games | Hoặc tạo một ứng dụng vui vui để cho cộng đồng của mình chơi, lan truyền, và tạo hiệu ứng cảm xúc, thúc đẩy sự tò mò, quan tâm. | |
Event | Online | Sự kiện trực tuyến là một trong những điều nên làm, chi phí đầu tư thấp, không tốn công tổ chức, hiệu quả tương đối ổn. |
Offline | Bên cạnh đó không thể thiếu những sự kiện truyền thống, chia sẻ về một giải pháp công nghệ mới dành hàng trăm người, hay đơn giản tổ chức một buổi café chia sẻ cho chính cộng đồng của mình. Có thể tổ chức sự kiện dưới dạng talk show, workshop, seminar,… | |
Group | Community | Nhóm cộng đồng, mọi người có thể tham gia vào chia sẻ, hỏi đáp các vấn đề liên quan đến công nghệ và giải pháp số. Không có các hoạt động rao bán, đơn giản là tăng thương hiệu, tạo xu hướng và quan trọng hơn cả là sở hữu cộng đồng. |
Care | Nhóm kín, dành cho những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của công ty, việc thêm khách hàng vào nhóm này sẽ góp phần xây dựng chất lượng của dịch vụ. Giúp khách hàng xử lý sự cố nhanh nhất, và công ty có thể quản lý cũng như chăm sóc, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả nhất. |
3. Conversion Rate
Một nội dung tốt là như thế nào? Nếu không phải là để đạt được mục tiêu ban đầu, nếu không phải là để vượt cái ngưỡng tỷ lệ chuyển đổi đã định ra?
Làm sao để tăng được tỷ lệ chuyển đổi?
Khi mà bạn không đưa nội dung đến đúng đối tượng mục tiêu, những người có (thể) quan tâm? Khi mà ngay chính nội dung đó vẫn chưa hiệu quả về mặt chuyến đổi, thiếu các Call to Action (thúc đẩy người dùng mua hàng), nội dung không có gì mới mẻ, người dùng đọc xong chưa biết họ cần gì ở sản phẩm này, hay hình ảnh hiển thị không đẹp, chưa bắt mắt,… tất cả đều có ảnh hưởng, hãy trau truốt từng chút một.
Và kể cả bạn có làm tốt 2 phần đầu, thì bạn vẫn chưa thể đạt được hiệu quả thực sự, khi mà thời điểm online của người dùng của bạn là ban ngày, mà bạn lại chạy quảng cáo vào ban đêm?
4. Target Audiences
Khách hàng của bạn ở đâu?
Những khách hàng tiềm năng… Một bài viết về một chủ đề nào đó được rất nhiều comment, dù phản hồi là tốt hay xấu, đồng ý hay không đồng ý, thì với chúng ta, những người làm Marketing, họ vẫn đang quan tâm, và là những người khách hàng tiềm năng. Rất nhiều người nhắn tin qua Inbox Fanpage hoặc Profile Care, mối quan tâm của họ thúc đẩy họ phải hành động bằng việc chủ động liên hệ với chúng ta, đây cũng là những vị khách hàng tiềm năng đấy chứ.
Trong các tương tác với nội dung trên Facebook, hành động thể hiện mối quan tâm và chứng tỏ người dùng là những khách hàng tiềm năng, ở mức cao nhất đó là hành động “Share”, phải thực sự thích thú, có cảm xúc (yêu/ghét), hoặc ít nhất là có ích cho họ (hoặc bạn bè) thì họ mới share. Những người đã và đang quan tâm… Một Fanpage có hàng trăm ngàn like, phần lớn là họ có quan tâm, quan tâm đến Fanpag, cũng như chủ đề mà Fanpage đó đang hướng tới. Một nhóm có hàng chục ngàn người tham gia, bàn luận sôi nổi về một chủ đề nào đó, liệu có giúp ích cho bạn? Hay những bài viết được like nhiều, ít nhiều trong đó thể hiện sự quan tâm, cảm xúc?
5. Brand
Giá trị thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định mua hàng của người dùng. Nếu thương hiệu của bạn có một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng, nghĩa là khi nghĩ về sản phẩm này, họ nghĩ ngay đến bạn. Thì việc bán hàng của bạn sẽ đơn giản hơn bao giờ hết. Còn nếu không, bạn cũng đừng buồn, hãy đi từng bước một.
Đầu tiên hãy xây dựng hình tượng riêng cho công ty, sản phẩm, thương hiệu của bạn, để ít nhất, nó có một phong cách riêng, triết lý riêng, không bị đụng hàng với bất cứ một bên nào. Hãy nhớ, luôn phải đặt chất lượng sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng đi song song. Khách hàng của bạn sẽ có sự đánh giá, so sánh với các bên khác. Hãy tự hỏi, bạn có gì nổi trội và đặc biệt hơn các bên khác? Họ sẽ trực tiếp trải nghiệm bằng việc tiếp xúc với thương hiệu của bạn, tư vấn, hỗ trợ, giải đáp là những điều bạn cần làm. Sau khi biết chắc về cảm xúc trải nghiệm của mình là gì, họ mới tiến tới việc có mua hàng của bạn hay không, và họ sẽ tận hưởng cảm giác làm thượng đế như thế nào. Tin vui là nếu đó là cảm xúc tốt, họ sẽ trung thành với bạn, thương hiệu của bạn, lần sau nếu có nhu cầu, họ vẫn cứ tìm đến bạn. Còn không, tôi xin chia buồn với bạn, bạn làm chưa tốt.
6. Customer
Người dùng (khách hàng) mục tiêu của bạn,
– Họ yêu cái gì?
– Họ ghét cái gì?
– Họ biết cái gì?
– Và họ không biết cái gì?
Cũng như việc người khác nhìn vào họ và họ thể hiện nó ra sao. Hãy đặt câu hỏi, và tự trả lời. Bạn sẽ biết mình cần làm gì. Hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng, không có con đường nào ngắn hơn con đường đi từ trái tim đến trái tim.
7. Sale
Để đây được sự chú ý với khách hàng, sản phẩm của bạn phải độc đáo, nội dung “chào mời” phải kích thích, khêu gợi, gây sự tò mò cho khách hàng, hoặc giá phải “shock”. Khi họ đã chú ý rồi, họ sẽ chuyển sang thích thú khi biết sản phẩm này còn giúp ích cho họ rất nhiều, là nhu cầu của mà họ cần giải quyết. Họ sẽ cảm thấy khao khát mua hàng khi sản phẩm này quá HOT, mà số lượng lại có hạn, hay khuyến mãi kèm theo chỉ giới hạn, hay bất cứ một lợi ích gì đó mà họ có thể có thêm khi mua sản phẩm này.
Và họ sẽ bị thuyết phục hoàn toàn khi có những phản hồi tốt, đánh giá tốt từ phía người dùng như mình. Từ thuyết phục đến hành động chỉ cần một bước đơn giản, đó là thái độ và cung cách “chiều chuộng khách hàng” của bạn. Hãy cho họ thấy, chúng tôi coi bạn như thượng đế (có thể là bạn nghĩ là không). Sau khi mua hàng, hãy tiếp tục chăm sóc họ, quan tâm họ, nếu bạn muốn họ trung thành với mình, muốn họ mua nhiều hơn 1 sản phẩm, muốn họ giới thiệu đến nhiều người hơn nữa.
Hơn cả 6 bước chốt Sale!
Xem thêm phiên bản sơ đồ tư duy:
Nếu bạn muốn bắt đầu 1 sản phẩm mới cho công việc kinh doanh của mình hãy liên hệ và thăm khảo tại đây để order dòng hàng bạn muốn khởi nghiệp nhé