10.07.2015

7 tips tạo nội dung Marketing khi bạn thiếu thời gian và nguồn lực


Content curation là một chiến lược tuyệt vời dành cho các nhà tiếp thị không có nguồn lực sản xuất một khối lượng lớn nội dung ban đầu. Bài viết sẽ giới thiệu với bạn bài viết chia sẻ bí quyết để thực hiện content curation của Nhà báo Chuck Sharp.


Tạo nội dung mới và Curation nên được xen kẽ
Khái niệm về nội dung trong marketing có thể có rất nhiều ý nghĩa: viết một bài có nội dung thật tốt cho trang của bạn, thu hút khách hàng vào website và tạo ra doanh thu. Nhưng có một vấn đề đó là: Phần lớn các bộ phận marketing khó lòng có thể tạo ra một số lượng lớn nội dung như vậy được.
Hầu hết các nhân viên ở các phòng marketing không có đủ khả năng để làm như một nhà văn hoặc nhà sản xuất infographic. Bạn có thể thuê ngoài để làm những việc này. Tuy nhiên, việc này khá khó khăn bởi vì bạn cần phải tìm được người đủ thông minh và hiểu rõ công ty để có thể viết những thứ hấp dẫn và thu hút những khách hàng tiềm năng bạn hướng tới.
Bạn không có đủ thời gian và nguồn lực để làm tất cả mọi việc
Tin tốt đó là có một giải pháp cho những người có nguồn lực bị giới hạn – một cách có thể nhanh chóng lấy được những nội dung mới để bổ sung trang web mà không cần tới nhiều nguồn lực.
Content Curation
Có thể bạn đã từng thực hiện Content Curation, nhưng bạn không hề biết đấy! Nếu bạn chia sẻ một bài viết thú vị kèm theo đường link lên trên facebook thì lúc đó bạn đang thực hiện Content Curation rồi đó. Vậy Content Curation là gì?
Quy trình thực hiện Content Curation
Content curation là quy trình xác định những nội dung liên quan từ những nguồn, kênh khác nhau, từ đó chỉnh sửa, sắp xếp lại những nội dung này sao cho hợp lý và phù hợp với nhu cầu của độc giả cũng như sẵn sàng cho các kênh phân phối nội dung hiện có của bạn.
Dưới đây là 7 lời khuyên có thể giúp bạn thực hiện Content Curation một cách đúng đắn nhất:
1. Lưu trữ Content Curation trên website và thúc đẩy nó trên các phương tiện xã hội
Mục đích chính của tiếp thị nội dung là thu hút mọi người truy cập đến website. Phần lớn các thương hiệu đều có nội dung phong phú, hấp dẫn để có thể tồn tại và phát triển trên các trang web truyền thông xã hội.
Nội dung của bạn, bao gồm cả những nội dung bạn đã chắt lọc, tham khảo từ những trang web khác, cần được đăng lên site và đẩy mạnh trên các phương tiện truyền thông. Điều này sẽ giúp tăng giá trị SEO của bạn, hướng khách hàng đến nội dung của bạn và hi vọng rằng họ sẽ tham gia phễu bán hàng (sales funnel) của bạn.
2. Thêm vào bài viết những hiểu biết và nhận định của bạn
Độc giả muốn biết những điểm mới bạn đưa vào bài viết. Nếu như bạn chỉ lặp lại những điều người khác đã viết thì bạn đã đánh mất đi trọng tâm của content curation.
Trong một hội thảo trên web mà chúng tôi đã tổ chức cách đây vài tháng về tư tưởng những nhà lãnh đạo, Devin Knighton của Instructure đã lưu ý cách mà các công ty thường hay rơi vào “mô hình tư tưởng người đi theo”. Ông ta lưu ý rằng những công ty quan tâm đến tiếp thị nội dung đều chỉ lặp lại những gì hiện có.
Cuối cùng, những công ty này chỉ có tư tưởng theo sau chứ không phải tư tưởng dẫn đầu. Cách tốt nhất là xác định ảnh hưởng của nội dung và đề ra những dự định cho tương lai.
3. Ghi nhận nguồn cung cấp bài viết cho website của bạn
Khi bạn chọn lựa, tổ chức và trình bày nội dung (tạm gọi là: curated) cho trang web của mình được lấy từ những nguồn khác, bạn nên cung cấp một đường link để người đọc có thể truy cập vào bài viết gốc.
Bạn cũng nên cẩn thận về dữ liệu hình ảnh. Tác giả bài viết có quyền sử dụng dữ liệu hình ảnh cho trang web họ dự định. Tuy nhiên, công ty của bạn lại không có quyền chia sẻ những điều này.
Việc bạn có được quyền này là khá quan trọng, vì nếu không bạn có thể rơi vào nguy cơ vi phạm bản quyền.
4. Hãy lưu ý đến các tổ chức cung cấp bài báo (straight Syndication)
Lúc phát hành thuật toán Panda 4.1, Google đã đưa ra một thông điệp rõ ràng là trang web sẽ không được nhận giá trị SEO từ nội dung của người khác. Do đó, hãy biến nội dung thành của mình bằng cách thêm góc nhìn của bạn vào vấn đề/nội dung bạn “curated”
5. Kết hợp Content Curated với nội dung gốc
Đăng bài trên blog, video, bài tường thuật và bất cứ dạng nội dung nào khác sẽ tạo ra một lưu lượng truy cập lớn hơn. Đây còn là một loại hình nội dung mà bạn có thể thúc đẩy những kênh quảng cáo trả phí. Nó còn là nền tảng cho chiến lược tiếp thị nội dung của bạn.
Bạn đang lựa chọn một tỷ lệ chuẩn cho content curation và nội dung gốc?
Không có một tỷ lệ cho sự kết hợp hoàn hảo nào giữa content curated và nội dung gốc. Vì điều đó phụ thuộc phần lớn vào lĩnh vực bạn đang hoạt động cũng như khán giả bị tác động bởi cái gì nhất. (Chúng tôi có một đội nhỏ chuyên biệt tại Right Intel, vì vậy chúng tôi cố gắng đạt được tỷ lệ kết hợp giữa content curated và nội dung gốc là 60:40)
Chúng tôi sử dụng các content curated để lấp đầy các khoảng trống giữa các thời gian xuất bản các nội dung gốc. Mục tiêu là để trang web luôn luôn có nội dung mới mẻ và hữu ích. Nếu như bạn xuất bản một nội dung gốc 2 tuần một lần thì nên đăng một vài bài đăng curated trong khoảng thời gian đó.
6. Trở nên chuyên nghiệp hơn trong Curation
Trong bài báo The Path of Thought Followership to Thought Leadership, tác giả David Malmborg cho rằng có một hệ thống phân cấp giá trị trong tiếp thị nội dung.
Hệ thống phân cấp giá trị trong tiếp thị nội dung
Hầu hết các thương hiệu khi mới thành lập đều chỉ muốn thêm nội dung vào trang web của họ. Bất cứ nội dung nào cũng được. Khi họ bắt đầu phát triển phức tạp hơn, họ bắt đầu suy nghĩ về chất lượng của các nội dung.
Là một tổ chức đi lên từ hệ thống phân cấp, content curation lại càng trở nên phức tạp hơn. Việc đăng các content curated trên trang web của bạn nhằm hiển thị các sự kiện hiện có và hỗ trợ cho vị thế của bạn.
Khi trang web của bạn trở thành một điểm đến (destination), mọi người và những công ty khác sẽ muốn lựa chọn nội dung trang web của bạn. Và vì vậy, lúc này bạn sẽ bắt đầu trở thành một nguồn cung cấp nội dung cho các trang web khác.
7. Curated cho sales funnel (phễu bán hàng)
Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào việc cung cấp nội dung hỗ trợ sẽ hướng khách hàng đến phễu bán hàng của bạn. Dưới đây là phễu bán hàng của Right Intel đã được theo dõi mức độ quy mô trong những giai đoạn thời gian khác nhau.
Nhìn vào sơ đồ bạn sẽ nhận thấy giai đoạn “Qualifying” tăng một các nhanh chóng trong quý 3. Biểu đồ này nhấn mạnh chúng ta cần có nội dung để giúp doanh số tiềm năng chuyển đến giai đoạn “Demo”
Phễu bán hàng của Right Intel
Nội dung sáng tạo và content curated là một bước cụ thể để khuyến khích khách truy cập chuyển sang giai đoạn tiếp theo của việc mua hàng.
Nội dung đó có thể là một video ngắn để tạo sự thích thú cho khách hàng tiềm năng. Hoặc nó có thể là một lời cảm ơn của giám đốc điều hành vì sự quan tâm đối với sản phẩm công ty. Nó cũng có thể bao gồm một vài bài đăng được curated giúp cho khách hàng tiềm năng hiểu được rằng chúng ta hiểu được nhu cầu và công việc của họ.
Với một chiến lược nội dung đúng đắn, chúng ta có thể dẫn dắt khách hàng tham gia sales funnel. Và điều đó thật tuyệt vời phải không nào!!!
Nguồn: Subiz.com

Hiệu quả của Content Marketing với các câu chuyện về thương hiệu


Content Marketing chỉ hiệu quả khi có những câu chuyện. Những câu chuyện thương hiệu không chỉ đơn thuần là những bài lấp chỗ trống trên một website hay một cuốn brochure, chúng là những câu chuyện thực tế được nhào nặn một cách cẩn thận để tiếp cận người nghe ở một mức độ cảm xúc cao. Những câu chuyện nên bao hàm sự kiện thực tế, cảm xúc và sự diễn giải một ý tưởng mà người nghe tin cậy.


Luôn có nhiều hơn một lý do để chúng tôi lắng nghe câu chuyện của bạn.
Các thương hiệu như Red Bull, Coca-Cola, Colgate, Kraft, và General Electric đã kể rất tốt câu chuyện của mình; có thể coi đây là những giám đốc Hollyhood hạng A kiểu mới, họ có thể đan cài phong cách sống và văn hóa vào những câu chuyện hấp dẫn.
Ngày 14/10/2012, Red Bull tiến hành content marketing khi Felix Baumgartner thực hiện cú nhảy từ đỉnh dòng thác cao 39km. Điều này khiến cho 8 triệu người theo dõi chương trình trực tiếp này trên Youtube. Nỗ lực của Red Bull rõ ràng là một chiến lược content marketing nhằm khiến mọi người chú ý đến câu chuyện và thương hiệu Red Bull. Tất cả các tấm panel marketing ở mọi hội thảo marketing đều nói đến nỗ lực quảng bá của Red Bull. Chẳng có gì ngạc nhiên rằng họ chính là Ông Hoàng Content Marketing của năm 2012.
Công ty Coca-Cola sau đó đã đưa ra một kết hoạch vào tháng 11/2012 để tiếp bước Red Bull trong việc chuyển hướng sang content marketing. Họ đã chỉnh sửa lại website và đăng những nội dung liên quan đến văn hóa hằng ngày, thu hút 1,1 triệu lượt ghé thăm website của họ mỗi tháng. Cả Red Bull và Coca-Cola đều tận dụng những câu chuyện để nâng cao tên tuổi thương hiệu, danh tiếng của họ và thu hút thêm khán giả. Những câu chuyện đó đã tạo ra sự trung thành vững chắc của khách hàng đối với thương hiệu.
Diễn viên và nhà sản xuất đã từng giành giải Oscar Kevin Spacey đã nói chuyện với 2.600 nhà bán hàng và tuyên bố rằng: “Content marketing hiệu quả không chỉ là một phát súng tào lao – nó luôn nói về một câu chuyện nào đó.” Vậy ta nên kể những câu chuyện như thế nào?
Sau đây là một vài chỉ dẫn dành cho bạn:
1. Khán giả
Trước hết và quan trọng hơn cả, hiểu rõ khách hàng mục tiêu của bạn. Họ sử dụng các phương tiện truyền thông như thế nào? Họ thường xúc động trong những tình huống nào? Liệu câu chuyện có khiến họ thích thú hay không? Hãy liên hệ với phong cách sống của khách hàng thông qua văn hóa. Tóm lại, thương hiệu của bạn phải tạo ra những giải pháp hoặc đơn giản hóa cuộc sống của khách hàng.
2. Liên kết cảm xúc
Sephora đã biến hóa từ một nhà bán lẻ mỹ phẩm đơn thuần thành một thành phần quan trọng hơn rất nhiều trong con mắt của những khách hàng trọng tâm của nó bằng cách tạo ra mối liên kết cảm xúc hoàn hảo. Website của Sephora đã trở thành thế giới làm đẹp của những phụ nữ 25-34 tuổi, nơi các khách hàng đưa ra lời khuyên và hỗ trợ lẫn nhau trong mục “Beauty Talk” trên website của họ. Hơn thế nữa, bộ công cụ kỹ thuật số của Sephora gồm có Instagram, Pinterest và ứng dụng iPad riêng. Sephora không chỉ là một tên tuổi khi nhắc đến các sản phẩm làm đẹp, mà nó là một thương hiệu nắm giữ một vị trí quan trọng trong cuộc sống của khách hàng ở một mức độ tình cảm nhất định. Con người không mua hàng bằng lý trí, họ mua hàng bằng cảm xúc.
3. Tính xác thực
Tính xác thực đòi hòi rằng bạn cần hiểu thương hiệu của mình đại diện cho điều gì. Đâu là giá trị thương hiệu của bạn? Khi xây dựng câu chuyện của mình, hãy trung thực với thương hiệu của bạn. Khách hàng sẽ biết nếu bạn không thành thật, nhất là khi mọi thứ đều được công khai trên mạng như hiện nay và ai ai cũng có thể tiếp cận với chúng. Nếu bạn xác định được các giá trị thương hiệu của mình, thì câu chuyện của bạn sẽ chân thực và bạn có thể truyền tải những giá trị đó đến khách hàng của mình.
4. Khuyến khích giao lưu
Hãy thúc đẩy giao lưu với các khán giả của bạn. Đặt câu hỏi và kể những câu chuyện hấp dẫn. Chiến dịch marketing của công ty Ben and Jerry đã mời các khán giả chia sẻ khoảnh khắc “phấn khích” nhất của họ và sử dụng hashtag #CaptureEuphoria trên Instagram. Điều này đã tạo ra một cộng đồng những người yêu thích kem và một thương hiệu, nơi mọi người có thể cảm thấy tiếng nói của họ là một phần câu chuyện.
5. Kể một câu chuyện ý nghĩa hơn
Hãy vượt khỏi cái tên thương hiệu. Những chủ đề như “Find Greatness” của Nike hay “Impossible is nothing” của Adidas không chỉ nói về những đôi giày chạy, những đôi giày đế đinh hay quần áo thể thao. Cả hai chủ đề này đều vượt khỏi thương hiệu; chúng nói về những con người nhiệt huyết và tận tụy cống hiến, về sự cộng hưởng cảm xúc. Hãy táo bạo. Hãy kể một câu chuyện ý nghĩa hơn.
Từ lâu lắm rồi con người đã từ bỏ quảng cáo. Từ lâu lắm rồi các thương hiệu đã bắt đầu kết nối với khán giả của họ ở một mức độ cảm xúc cao hơn bằng cách kể những câu chuyện thương hiệu. Vậy, câu chuyện (thương hiệu) của bạn là gì? Hãy chia sẻ với Subiz ở phần bình luận bên dưới nhé!
nguồn: http://subiz.com/
Bạn muốn tìm hiểu 1 trang web chuẩn Seo, mô hình kình doanh mạng hay tham khảo Tại đây