10.25.2016

Thông điệp truyền thông - Ngôn Sứ của Thương Hiệu

Có bao giờ bạn tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu đi tỏ tình 1 cô gái mà ta không có điều muốn nói???

Cũng tương tự như thế, mỗi chiến dịch Marketing, dù là offline hay online, đều cần phải có 1 thông điệp. Thậm chỉ đơn giản chỉ là 1 status facebook cần chạy quảng cáo, cũng phải có điểm nhấn thông điệp thì mới mang lại hiệu quả cao về tương tác.

Ngày nay, người tiêu dùng phải tiếp nhận 1 lượng thông tin khổng lồ từ các nhãn hàng. Do đó, việc nêu bật ra 1 thông điệp dễ hiểu đơn giản và đi vào lòng người thì nhãn hàng đó sẽ được vàoTOP OF MIND trong tâm tri người tiêu dùng.

----------------------------
Vậy thế nào là 1 thông điệp quảng cáo?  

Cái này thật ra có rất nhiều định nghĩa. Hiểu nôm na thì như sau: "Thông điệp quảng cáo là một thông báo nhằm mục đích định vị được một cái tên/ nơi (sản phẩm/ dịch vụ/ thương hiệu) trong tâm trí của khách hàng".

Vậy viết 1 thông điệp thì làm như thế nào. Hùng xin gợi ý cấu trúc của 1 thông điệp quảng cáo:

1 thông điệp quảng cáo = Phần Báo Danh + Phần Thông Tin + Phần Ấn Tượng !!!

.......................................
#1  Phần Báo Danh:
- Tên.
- Logo.
- Lời giới thiệu (slogan).

Ví dụ: 

+ Pepsi – sự chọn lựa của thế hệ mới.
+ Viettel – hãy nói theo cách của bạn.
+ Omo – ngại gì vết bẩn.

#2  Phần Thông Tin:

- Để liên lạc.
- Về sản phẩm, dịch vụ.
- Cho khách hàng.

#3  Phần Ấn Tượng:

Chất liệu:

>>>>> Ngôn Từ (Tiêu đề - Headline, đoạn văn mô tả)
>>>>> Hình Ảnh (Minh họa nội dung, có nhân vật - nổi tiếng/không nổi tiếng)
>>>>> Âm Thanh. (Tiếng động / Âm Nhạc)

Bố cục: Theo không gian và Theo thời gian.

Ví dụ:

1) Mì Đệ nhất:
+ Đệ nhất kiếm
+ Đệ nhất bếp
+ Đệ nhất phu quân
+ Đệ nhất mì

2) Nghe tiếng gõ, biết bán hủ tiếu mì (ấn tượng đặc biệt bởi 1 loại âm thanh)

.......................................

Các loại thông điệp quảng cáo:

#1 Nhìn

#2 Nghe

#3 Nhìn + Nghe

Và lưu ý trong 1 quảng cáo, hoàn toàn có thể chèn 1 chuỗi thông điệp, hay 1 chùm thông điệp. Chứ không nhất thiết đi đơn lẻ từng thông điệp.