Từ khi mạng xã hội trở thành “món ăn tinh thần 15 phút 1 lần” của hàng triệu người thì tốc độ và quy mô lan truyền của content đã trở nên một con ngựa bất kham, đôi khi vượt khỏi tầm kiểm soát của người tạo ra nó. Nhưng cái gì khiến ai đó share?
Về mặt nội dung, đó thường là:
1. Share để cảnh báo về một nguy cơ, nguy hiểm nào đó có thể xẩy ra với đồng loại: ví dụ thực phẩm nhiễm độc, bệnh tật, đường hầm bị sập,…Thông tin share dạng này thường dẫn đến thay đổi về quan điểm hoặc thúc giục người khác hành động.
2. Share vì lợi ích (tham gia trúng thưởng, được giảm giá khi check in)
3. Share vì xúc động (vui, buồn, phẫn nộ, ngạc nhiên) một vụ bạo hành, clip xúc động về tình cha con (my father is a liar), dumb way to die, clip thử xe của volvo, Christmas promotion WestJet,….
Westjet Christmas:
My father is a liar:
4. Share vì hình ảnh cá nhân. Người share muốn thể hiện một hình ảnh tích cực với cộng đồng của mình như tốt bụng, sang trọng, hài hước, hiểu biết,… (các thông tin về tìm trẻ lạc, giúp đỡ người neo đơn, check in ở nơi sang trọng, chụp ảnh với người nổi tiếng, share thông tin hình ảnh gắn với một sự kiện thời sự trong và ngoài nước. một vấn đề thời sự nóng hổi; share hình ảnh – câu chuyện – video dí dỏm hài hước, kết thúc bất ngờ, hình ảnh đẹp,…)
(đọc thêm về face negotiation theory của Stella Ting Tomey)
5. Share vì liên tưởng. Người share thấy gần gũi với hoàn cảnh của mình hoặc tưởng tượng mình sẽ như thế. (tình cảm gia đình, thầy trò, tình yêu tan vỡ, bị nhãn hàng đối xử tệ, xúc phạm…). Thông tin share dạng này thường dẫn đến thay đổi về quan điểm hoặc thúc giục người khác hành động.
Chính vì vậy hình thức của các công cụ truyền thông muốn được viral cần có hình thức ngắn gọn (3p maximum nếu là video), dễ hiểu, hình ảnh bắt mắt, ngôn từ hấp dẫn (xúc động, tếu táo, kì lạ, trendy), được KOLs endorse khéo léo, hoặc theo chủ đề (ngày lễ, tết, kì nghỉ). Ngày nay, các cơ hội marketing ăn theo cũng rất nhiều, chính vì vậy kế hoạch pr marketing fix budget, fix message, fix ngân sách chạy đều đều cả năm khó có thể tồn tại. Khi cơ hội đến, chiến thuật truyền thông có thể thay đổi ngay để “lướt sóng” tận dụng cơ hội (chiếc váy xanh hay vàng, cú ghi bàn của Van Persy trong world cup, công nhận hôn nhân đồng tính ở Mỹ, đàn ông không giúp việc nhà là đồ con lợn,…).
Nói một cách ví von thì hãy đổ nội dung hay vào những chiếc lọ bắt mắt rồi thả ở những khúc sông nhiều người qua lại. Nếu khéo nữa thì tạo sóng lớn trước đó, hoặc nương theo ngọn sóng thời sự thì hiệu ứng còn cao hơn nữa.
Đôi lời về “kỹ thuật giết rồng”- tạo hiệu ứng viral – thực tế cần có nhiều chi tiết khác để dành cho các nhà thực hành, kỹ thuật tung hoành và thoả chí sáng tạo dựa trên ADN của nhãn hàng và sự kiện.
Nguồn: http://www.brandsvietnam.com/