9.30.2016

9 báo cáo dễ bị bỏ lỡ trong Screaming Frog và DeepCrawl

Bạn đã khắc phục các vấn đề SEO trên một trang web hoặc thực hiện audit kỹ thuật SEO? Nếu vậy, hôm nay tôi sẽ đề xuất một báo cáo mạnh mẽ nhưng ít được biết đến trong 2 công cụ thu thập thông tin phổ biến.

Tôi đã viết nhiều bài viết về cách sử dụng công cụ thu thập thông tin để giúp đỡ SEO. Dựa vào số lượng audit mà tôi đã hoàn thành, tôi muốn nói rằng bạn không bao giờ thực sự biết những gì đang xảy ra với một trang web lớn và phức tạp cho đến khi bạn crawl nó.

[​IMG]

Có 2 công cụ yêu thích của tôi đó là DeepCrawl và Screaming Frog. Cả 2 đều là những công cụ rất tuyệt vời với các tính năng có giá trị.

Cả 2 công cụ đều cung cấp dữ liệu khá đa dạng nhưng tôi nhận thấy rằng có một số báo cáo mạnh mẽ và quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua. Trong bài viết này, tôi sẽ đưa ra 9 báo cáo thường dễ dàng bị bỏ qua. Và bây giờ chúng ta hãy cùng bắt đầu tìm hiểu.

Hidden Frog: dễ bỏ lỡ nhưng mạnh mẽ, báo cáo Screaming Frog
Hầu hết các SEO biết rằng bạn cần phải chuyển hướng URL cũ với các URL mới khi thiết kế lại trang web hoặc migrate CMS. Nhưng tôi đã nhìn thấy quá nhiều người kiểm tra chuyển hướng 301 ban đầu và dừng nghiên cứu của họ.

301 có thể dẫn đến một mã phản hồi 200 header, điều đó là rất tốt. Nhưng nó cũng có thể dẫn đến 404 mà điều này là không hề tốt chút nào. Hoặc nó có thể dẫn đến chuyển hướng 301 khác. Hoặc có thể nó sẽ dẫn đến một lỗi 500. Và đây là nơi báo cáo Redirect Chains trong Screaming Frog được tỏa sáng.

Hãy đảm bảo rằng bạn kiểm tra hộp “Always Follow Redirects” trong cài đặt và sau đó crawl các URL cũ.

[​IMG]

Screaming Frog sẽ follow các chuyển hướng, sau đó cung cấp đường dẫn đầy đủ từ chuyển hướng ban đầu đến 200, 301, 302, 404, 500 và tương tự. Để export báo cáo, bạn phải click vào “Reports” trong menu chính và sau đó chọn Redirect Chains.

[​IMG]

Trong Excel, bạn sẽ thấy URL ban đầu được chuyển hướng và sau đó là các URL bạn đang chuyển hướng. Và nếu đó là URL thứ hai được chuyển hướng, bạn có thể follow chuỗi chuyển hướng. Điều này là cực kỳ quan trọng. Nếu 301 dẫn đến 404 thì bạn có thể mất đi thứ hạng và lưu lượng truy cập từ các trang đó. Điều này là không tốt.

[​IMG]

Nội dung không an toàn
Nhiều trang web được chuyển sang HTTPS mà hiện tại Google đang gây áp lực lên nó. Khi bạn di chuyển đến HTTPS, có một số item để kiểm tra để đảm bảo việc di chuyển đang được xử lý đúng cách. Nếu bạn làm không đúng cách, bạn sẽ gặp một lỗi như thế này:

[​IMG]

Nhiều người không biết điều này nhưng Screaming Frog có một báo cáo được xây dựng trong đó cho thấy nội dung không an toàn. Một lần nữa, click vào "Reports”" trong menu chính và chọn "Insecure Content". Báo cáo sẽ liệt kê các nguồn nội dung không an toàn và có HTTPS URL được gửi đến.

Khi bạn chạy báo cáo sau khi migrate tới HTTPS, bạn có thể export nó và gửi dữ liệu đến các nhà phát triển của bạn.

[​IMG]

Lỗi Canonical
Thẻ URL canonical là một cách mạnh mẽ để đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm hiểu URL ưa thích của bạn. Điều này có thể giúp cắt giảm nội dung trùng lặp.

Nhưng thẻ URL canonical cũng là một cách dễ dàng để tiêu diệt SEO với chỉ một dòng code. Tôi đã nhìn thấy nhiều thất bại về thẻ canonical trong những năm qua. Và trong trường hợp xấu nhất, nó có thể gây ra các vấn đề SEO lớn - ví dụ canonical toàn bộ một trang web vào trang chủ hoặc trỏ rel canonical đến các trang 404.

Có nhiều cách để làm hỏng thẻ rel canonical nhưng vấn đề với SEO là nó tiềm ẩn ở bên dưới. Thẻ này là vô hình đối với mắt thường nhưng lại rất nguy hiểm. Vì vậy, Screaming Frog cung cấp một báo cáo “Canonical Errors” để giúp bạn hiển thị những vấn đề này một cách nhanh chóng. Chỉ cần vào menu "Reports” và chọn "Canonical Errors”.

[​IMG]

Sau khi export báo cáo, bạn sẽ nhìn thấy một lỗi canonical mà Screaming Frog thu nhặt trong quá trình crawl. Bạn có thể bị sốc trước những gì bạn tìm thấy. Tin tốt là bạn có thể gửi báo cáo cho nhóm dev của bạn để họ có thể tìm hiểu rõ lý do tại sao những lỗi này đang xảy ra và thực hiện những thay đổi cần thiết để sửa chữa các vấn đề cốt lõi.

[​IMG]

Đi sâu hơn với DeepCrawl

Pagination-: trang đầu tiên

Pagination là phổ biến trên các trang web quy mô lớn, đặc biệt là các trang web thương mại điện tử chứa các categories được lấp đầy với nhiều sản phẩm.

Nhưng pagination cũng là một chủ đề khó hiểu đối với nhiều SEO, mà thường dẫn đến một thiết lập không đúng theo quan điểm kỹ thuật SEO.

DeepCrawl 1.9 (phiên bản hiện tại) có chứa một số báo cáo cực kỳ có giá trị mà có thể giúp bạn săn lùng những vấn đề. Ví dụ, khi bạn đang thu thập một trang web lớn và phức tạp, pagination đôi khi có thể nằm sâu trong một trang web. Báo cáo “First Pages” sẽ cho bạn thấy những trang đầu tiên trong một pagination (URL có chứa một thẻ rel = "next"). Điều này có thể giúp bạn theo dõi các điểm khởi đầu cho nhiều trường hợp phân trang trên một trang web quy mô lớn.

Bạn sẽ tìm thấy tập các báo cáo pagination trong DeepCrawl bằng cách nhấn vào tab "Content" và sau đó di chuyển đến dưới cùng của Content Report. Dưới đây là một ảnh chụp màn hình của báo cáo First Pages.

[​IMG]

Khi bạn tìm thấy pagination trong báo cáo First Pages, bạn có thể đào sâu hơn và tìm ra nếu pagination đã được thiết lập đúng. Các trang có phần liên kết với nhau? Rel next/prew có được sử dụng đúng cách? Điều gì xảy ra với rel canonical? Các trang có bị noindex?

Bạn có thể tìm ra câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này và nhiều hơn nữa. Nhưng một lần nữa, bạn cần phải tìm tất cả các trường hợp của pagination first. Đó là nơi mà báo cáo này sẽ giúp bạn.

Pagination: các trang không được liên kết
Phần tiếp theo đó là theo dõi các trang được bao gồm trong các thẻ rel next/prev nhưng không được liên kết với nhau trên trang web. Việc tìm những trang này có thể giúp phát hiện ra các vấn đề kỹ thuật SEO. Ví dụ, URL có thể chứa một thẻ rel next mà được liên kết đến các trang tiếp theo trong tập này. Các trang với rel=”next” và rel=”prev” phải được liên kết với cả các trang trước và sau.

Nếu bạn tìm thấy thẻ rel next/prev mà các URL được liên kết với nhau nó có thể báo hiệu vấn đề tiềm ẩn hơn. Có thể cần phải loại bỏ code trên các trang. Cần phải có các liên kết đến các trang này nhưng chúng không được hiển thị trong code hoặc trên trang. Có thể đó không phải là một "next page" nhưng vẫn có một thẻ rel=”next” mà trỏ đến 404. Bạn sẽ không bao giờ biết những gì bạn sẽ tìm thấy cho đến khi bạn đào sâu hơn.

[​IMG]

Max Redirections
Như tôi đã đề cập trước đó có một số chuyển hướng khá nhiều lần. Và khi điều đó xảy ra, nó sẽ gây ra vấn đề. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ nên chuyển hướng một lần đến trang đích. Như John Mueller đã giải thích, nếu Google nhìn thấy nhiều hơn 5 lần chuyển hướng, nó có thể dừng lại và nó có thể cố gắng một lần nữa trong lần crawl tiếp theo.

DeepCrawl cung cấp một báo cáo “Max Redirections” trong đó cung cấp tất cả các URL chuyển hướng nhiều hơn bốn lần. Đó là một cách tuyệt vời để dễ dàng xem và phân tích các URL đó. Và tất nhiên, bạn có thể sửa chữa những chuyển hướng chuỗi một cách nhanh chóng. Bạn có thể tìm thấy báo cáo Max Redirections trong DeepCrawl bằng cách click vào tab "Validation" và cuộn nó đến phần có nhãn "Other".

[​IMG]

Các trang với các thẻ hreflang
Hreflang là một cách tuyệt vời để buộc các URL với nhiều ngôn ngữ với nhau. Sau đó Google có thể cung cấp phiên bản chính xác của trang trong SERPs dựa trên ngôn ngữ của người dùng.

Nhưng dựa theo kinh nghiệm của tôi, tôi đã nhìn thấy có khá nhiều lỗi hreflang trong các cuộc audit. Ví dụ, bạn phải có các thẻ return trên các trang được tham chiếu bởi các trang khác. Vì vậy, nếu trang "en" của bạn tham chiếu đến trang "es" của bạn thì trang "es" cũng phải tham chiếu đến trang "en". Dưới đây là một ví dụ về lỗi “no return tags” hiển thị trong Google Search Console.

[​IMG]

Ngoài ra, có những cách khác có thể làm hỏng thẻ hreflang như cung cấp mã ngôn ngữ không chính xác. Do đó, bạn muốn biết tất cả các trang có chứa hreflang, bạn có thể đào sâu hơn để hiểu nếu những thẻ đó được thiết lập đúng.

Trong DeepCrawl, có một số báo cáo để phân tích hreflang. Cơ bản nhất nhưng mạnh mẽ nhất là báo cáo “Pages with hreflang Tags”. Nó sẽ liệt kê tất cả các trang có chứa thẻ hreflang, cung cấp tất cả các thẻ được tìm thấy trên mỗi trang và cho biết chúng đang được cung cấp trong HTML của trang thông qua sitemaps XML. Bạn có thể tìm thấy báo cáo hreflang trong DeepCrawl bằng cách nhấn vào tab Validation” và cuộn đến phần có nhãn "Other".

[​IMG]

DeepCrawl 2.0 sẽ sớm được ra mắt
Hiện tôi đang thử nghiệm phiên bản mới nhất trong phiên bản beta, phiên bản 2.0 và nó sắp được ra mắt. Nó sẽ có một số báo cáo mới và vô cùng giá trị. Bạn hãy nhớ rằng bạn không thể truy cập vào các báo cáo trong phiên bản hiện tại (1.9) nhưng bạn sẽ có thể nhìn thấy trong 2.0, nó sắp được ra mắt trong vài tuần tới.

Disallowed JS/CSS
Để Googlebot render một trang một cách chính xác, nó cần phải lấy các nguồn tài nguyên cần thiết (như CSS và JavaScript). Nếu các nguồn tài nguyên bị chặn bởi robots.txt thì Google sẽ không thể render trang một cách chính xác như một trình duyệt thông thường. Google giải thích rằng các nguồn tài nguyên bị chặn có thể gây tổn hại đến việc index các trang của bạn. Điều này là không tốt.

Sử dụng Fetch as Google trong Google Search Console và chọn “fetch and render” là một cách tuyệt vời để kiểm tra cách Googlebot có thể render các trang cá nhân. Nó có thể kiểm tra 50.000 trang, 500.000 trang, 1.000.000 trang hoặc nhiều hơn? Vâng, báo cáo mới trong DeepCrawl 2.0 là một cách tuyệt vời để nhanh chóng xem những nguồn tài nguyên bị chặn trên một trang web. Sau đó, bạn có thể khắc phục những vấn đề một cách nhanh chóng.

[​IMG]

Nguồn tài nguyên HTTP trên HTTPS
Có rất nhiều trang web được chuyển sang HTTPS nhưng cũng có rất nhiều trang web phục vụ nội dung không chính xác khi chuyển từ HTTP qua HTTPS (dẫn đến một lỗi nội dung không phù hợp). DeepCrawl 2.0 cho phép bạn thu thập dữ liệu với quy mô lớn. Khi bạn xác định nguồn tài nguyên HTTP được chuyển sang HTTPS, bạn có thể làm việc với các nhà phát triển để khắc phục các vấn đề.

[​IMG]

Các bước tiếp theo: Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ kiểm tra các báo cáo này 
Bây giờ, bạn đã có 9 báo cáo để phân tích xa hơn với 2 công cụ Screaming Frog và DeepCrawl. Các báo cáo tôi đề cập trong bài viết này cung cấp những dữ liệu quan trọng có thể giúp bạn hiển thị các vấn đề kỹ thuật SEO. Vì vậy, hãy kiểm tra chúng để áp dụng cho trang web của bạn.

Ghi nguồn

9.25.2016

20 thuật ngữ seo bạn nên biết khi học seo?

[​IMG]
Nếu bạn có một trang web,blog, hay đang làm việc về quảng cáo googleDịch vụ seo hay bất cứ điều gì trên Internet, bạn chắc chắn sẽ cần phải biết một chút về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm(SEO). Việc tối ưu hóa website không phải là những vấn đề gì đó khó khăn mà nó được sử dụng nhưng nguyên tắc nhất định. Và dưới đây là 20 thuật ngữ giúp bạn làm quen và hiểu rõ hơn về công cụ tìm kiếm.

1. SEM :

Viết tắt của Search Engine Marketing, và như tên của nó liên quan đến các dịch vụ tiếp thị hoặc các sản phẩm thông qua công cụ tìm kiếm. SEM được chia làm hai thành phần chính đó là SEO và PCC.

- SEO : là viết tắt của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và mô hình công việc của nó là tối ưu để làm cho các site xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của google, Bing, Yahoo…

– PCC : là viết tắt của Pay – Per _ Click,(PPC) là một mô hình quảng cáo Internet được sử dụng trên các trang web, trong đó các nhà quảng cáo trả tiền host của họ chỉ khi quảng cáo của họ được nhấp. Với công cụ tìm kiếm, các nhà quảng cáo thường giá thầu trên cụm từ khóa có liên quan đến thị trường mục tiêu của họ. Nội dung các trang web thường tính giá cố định cho mỗi nhấp chuột thay vì sử dụng một hệ thống trọn gói.

2. Backlink :

Backlink chính là những liên kết từ một website khác trỏ đến website hay web page của bạn . Nếu như trước đây backlink (Hay inbound link) được sử dụng với chức năng chính là điều hướng website. Thì ngày này khi có sự xuất hiện của SE và kèm theo đó là sự phát triển của SEO (Search Engine Optimization). Backlink đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới pagerank của trang web và ảnh hưởng lớn đến thứ hạng web site của bạn.

3. Pagerank (PR) :

.Là một thuật toán của Google mà Google sử dụng để ước tính sự quan trọng tương đối của tất cả các trang web. Ý tưởng cơ bản của thuật toán là : Trang của bạn càng nhận nhiều liên kết trỏ đến thì mức độ quan trọng trang của bạn càng tăng. Tuy nhiên đó chỉ là những khái niệm sơ đẳng nhất mà Google hiếm khi thông báo chính thức. Trong thực tế, thuật toán PageRank phức tạp hơn rất nhiều. Và may mắn là như thế, nếu không trang kết quả tìm kiếm của Google sẽ không còn tin cậy bởi những người lạm dụng thuật toán của nó, và có lẽ SEO mới là một nghệ thuật làm tốn nhiều giấy bút của Webmaster.

4. Linkbait :

Một linkbait là một phần của nội dung trang web được xuất bả trên một trang web hoặc blog với mục tiêu thu hút backlinks càng nhiều càng tốt (để cải thiên thứ hạng tìm kiếm ). Thông thường nó là một mảnh bằng văn bản, nhưng củng có thể là một đoạn video, hình ảnh, hoặc bất cứ điều gì khác.

5. Link Farm :

Là một nhóm các websites được tạo ra với mục đích là nâng cao số lượng các đường link đến một website có sẵn sử dụng Javascript, php, asp… Điều này thực tế hiệu quả trong những ngày đầu của công cụ tìm kiếm, nhưng hiện tại SE đã có bộ lọc mới để đánh giá, trường hợp xấu nhất webiste của bạn sẽ bị penalty.

6. Anchor text :

Anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị link và được mọi người sử dụng để link tới site của bạn. Nói một cách khác, chính là đoạn text link cụ thể mà người dùng nhấp vào.

VD: Chúng ta có một textlink như sau dịch vụ seo, thì cụm từ “dịch vụ seo” chính là anchor text.

7. Nofollow :

Nofollow Là một thuộc tính liên kết nằm trong meta tag. Được sử dụng bởi chủ sở hữu trang web nhằm báo hiệu với Google rằng họ không xác nhận trang web mà họ đang liên kết hay nói cách khác là báo hiệu cho spider (bọ thu thập thông tin) không lần theo liên kết này nữa. Khi Google nhìn thấy các thuộc tính “nofollow” thì về cơ bản nó sẽ không tính liên kết cho pagerank và các thuật toán tìm kiếm.

8.Pagerank Sculpting :

Pagerank Sculpting Tạm dịch là chế tác pagerank là việc mà Webmaster quản lý những link liên kết ra ngoài. Liên kết nào phải dùng no-follow để chặn không cho các máy tìm kiếm nhận biết sự liên quan, liên kết nào phải chú trọng link sang để tiến hành cho website đó.

9. Title tag (thẻ title):

Là thẻ tiêu đề của một trang web, nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thuật toán tìm kiếm của Google. Thẻ tiêu đề của bạn là duy nhất và chứa những từ khóa chính của trang web. Bạn có thể xem tiêu đề của trang web ở trên cùng củng trình duyệt trong khi điều hướng.

10. Meta tag (thẻ meta) :

Giống như thẻ tiêu đề, meta tag được sử dụng để cung cấp, mô tả cho công cụ tìm kiếm thêm thông tin về nội dung các trang web của bạn . Các thẻ meta được đặt trong phần HEAD của mã HTML.

11Search Algorithm (thuật toán tìm kiếm) :

Thuật toán tìm kiếm của Google được sử dụng để tìm các trang web có liên quan nhất chó bất kỳ truy vấn tìm kiếm . Thuật toán xem xét hơn 200 yếu tố (theo Google), bao gồm cả gí trị pageRank

Thẻ tiêu đề, thẻ meta nội dung của trang web, tuổi tên miền….

12. SERP (Search Engine Results Page):

SERP tạm dịch là những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing ..) trả về khi một ai đó thực hiện một truy vấn tới các bộ máy tìm kiếm này. Số lượng truy cập tìm kiếm trang web của bạn phụ thuộc và bảng xếp hạng sẽ có bên trong các SERPs.

13. Sandbox :

Về cơ bản nó là một chỉ số riêng biệt. Cách Sandbox hoạt động: Bởi Google nghĩ rằng KHÔNG CÓ SITE MỚI NÀO có thể có được thứ hạng cao cho đến khi chúng chứng minh được giá trị của mình. Do vậy Google cho các site mới vào Sandbox và trì hoãn việc đánh giá và xếp hạng các site này lại.

14. Keyword Density(mật độ từ khóa):

Mật độ từ khóa (Keyword density) là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong SEO? Vì thế nếu muốn tìm hiểu SEO và triển khai một chiến dịch SEO hiệu quả bạn cần nắm rõ khái niệm này.

“Keyword density is the percentage of times a keyword or phrase appears on a web page compared to the total number of words on the page.”

Mật độ từ khóa chính chính là tỉ lệ phần trăm giữa số lần xuất hiện từ hay cụm từ khóa so với tổng số từ hiển trị trong trang web của bạn.

Dựa vào mật độ từ khóa xuất hiện trong trang web của bạn, các spider sẽ căn cứ vào số liệu này để đánh giá trang web của bạn đang cung cấp nội dung liên quan đến nội dung hay chủ đề gì.

Đây được xem là yếu tố quan trọng khi bạn muốn các spider xác định đúng từ khóa cho trang landing-page của mình.

15Keyword Stuffing (Từ khóa nhồi):

Keyword Stuffing là Thủ thuật liên quan đến các phần trong trang web lặp lại nhiều lần một từ khóa nhất định để gây ảnh hưởng lớn lên kết quả công cụ tìm kiếm. Nhiều năm trước các công cụ tìm kiếm đã vô hiệu hóa thủ thuật này, nhưng vì một vài lý do thủ thuật này hiện nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi và tinh vi hơn rất nhiều.

16Cloaking :

Trong kỹ thuật SEO thì cloaking ám chỉ hành động của webmaster che dấu bot của search engine như Google crawl các nội dung mà người dùng nhìn thấy, đồng thời đề xuất cho các Bot nhìn thấy các nội dung được Onpage optimize tốt nhằm mục đích đạt được các vị trí cao trên SERP.

VD:Trong một số trường hợp, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy những web hay webpage không có liên quan đến nội dung từ khóa search nhưng lại đứng vị trí rất cao trên SERP.

17Web Crawler:

Web crawler, web spider hay web robots là một chương trình tự động tìm kiếm trên Internet được thiết kết để thu thập tài nguyên Internet Web crawler, web spider hay web robot còn gọi là bọ tìm kiếm là một chương trình tự động tìm kiếm trên Internet. Nó được thiết kết để thu thập tài nguyên Internet (trang Web, hình ảnh, video, tài liệu Word, PDF hay PostScrips) , cho phép máy tìm kiếm đánh chỉ số sau đó.

18Duplicate Content:

Nội dung (content) là nội dung của bài viết trên website, là phần quan trọng và ưu tiên nhất của một trang web muốn làm SEO. Để có một website tốt và làm tốt SEO, cần phải chú ý rất kỹ đến nội dung bài viết tránh lỗi trùng lặp nội dung(Duplicate Content). “Duplicate Content” hưởng lớn đến thứ hạng của website bạn và là một trong những lỗi mà nhiều Webmaster mắc phải khi tiến hành SEO (Search Engine Optimize) cho website của mình.

19. Canonical URL :

Là URL mà các webmasters muốn search engine coi như là địa chỉ chính thức của 1 webpage. Hay nói cách khác, một canonical URL là URL mà webmaster muốn visitors nhìn thấy.
Canonical URL dùng để ngăn chặn trùng lặp nội dung trong website.

Ví dụ: với cùng 1 trang web có thể có nhiều url cùng trỏ đến có hoặc không chứa www, url có index.html hay home.aspx ở cuối, url có hoặc không chứa dấu (/) ở cuối… Các bộ máy tìm kiếm sẽ nhận diện các url này khác nhau nhưng lại trỏ tới cùng 1 nội dung dẫn đến tình trạng trùng lặp. Chúng ta quy định tất cả các url đó đều là bản sao (canonical) của 1 url gốc, như vậy các bộ máy tìm kiếm sẽ chỉ index 1 url gốc duy nhất và bỏ qua các bản sao khác.
Để đặt canonical URL trong website, cách chung là đặt thẻ <link> như sau vào trong thẻ <head></head> đối với các url bản sao:

<link rel=’canonical‘ href=’url gốc’/>

20Robots.txt:

Là một tập tin đơn giản không chứa mã HTML được đặt trong thư mục gốc của website, được sử dụng để thông báo cho các chương trình tìm kiếm về cấu trúc của trang web.

VD: thông qua các tập tin robots.txt, nó có thể ngăn chặn các robots tìm kiếm cụ thể và hạn chế truy cập vào các thư mục của phần bên trong trang web

9.20.2016

8 lỗi thường gặp với Từ khóa

Nhiều công ty gần như nhắm mắt chọn các từ khóa và không chịu dừng lại xem xét tình hình cạnh tranh chung của từ khóa đó trên web. Hãy nhập cụm từ định chọn vào một hộp thoại truy vấn trên một công cụ hỗ trợ tìm và hãy xem một lượt những trang web đang xếp hạng cho nó. Chúng có đuôi mở rộng là .gov hay .edu không? Hãy kiểm tra xem chúng được tối ưu ra sao. Hãy so sánh những liên kết ngược của những trang đang xếp hạng cho trang web của bạn. Nếu bạn muốn xếp hạng, bạn cần phải bỏ ngay cái mà các trang web khác đang làm. Hãy chọn các đối tác một cách cẩn thận: liệu bạn có thể thực sự cố gắng theo đuổi cụm từ này không?"

Một trong những lý do khiến tiếp thị tìm kiếm trở nên quá hiệu quả đó là nó chuyển được thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tới những người đang tích cực tìm kiếm chúng. Những người đó nhập những cụm từ tìm kiếm vào trong một công cụ hỗ trợ tìm kiếm và công cụ đó sẽ cung cấp các trang web cũng như những quảng cáo có liên quan tới những cụm từ đó. Tư vấn Thiết kế web tin tức | Thiet ke web tin tuc.

[​IMG]


Sự sắp xếp này rất có lợi cho người sử dụng do họ được cung cấp cái họ muốn đồng thời có thể đem lại lợi nhuận cho công ty đang bán những hàng hóa đó bởi các sản phẩm của họ đều được đưa ra trước những người mua hàng có chủ đích vì vậy mà tiềm năng bán được hàng là khá cao. 

Thành công của tiếp thị nghiên cứu phụ thuộc vào việc liệu những từ khóa mà người tìm kiếm nhập vào trong hộp thoại truy vấn có phù hợp với những từ khóa mà công ty đó vừa nhắm tới theo các chiến dịch trực tuyến của họ hay không. Nếu công ty bán hàng đó xác định được hợp lý các từ khóa mà một người tìm kiếm có thể sử dụng để tìm các sản phẩm thì sau đó là cơ hội tốt cho một cuộc mua bán sẽ xảy ra.

Quy trình nhận dạng các từ khóa được thực hiện bằng những cái bẫy mà có thể làm giảm tính hiệu quả của các chiến dịch trực tuyến. Dưới đây là tám lỗi phổ biến các công ty thường gây ra trong việc lựa chọn những từ khóa cho các chiến dịch của họ.




1. Không phân bổ được đủ tài nguyên và thời gian để thực hiện việc tìm kiếm từ khóa hay

Hầu hết tất cả việc tiếp thị tìm kiếm đều có cơ sở của nó trong những từ khóa. Những từ bạn mua theo PPC, những từ bạn nhắm tới vào hệ thống, những từ bạn tập trung vào trong hình ảnh và video của mình, tất cả những điều đó đều phụ thuộc vào việc tạo ra được những lựa chọn từ khóa hay từ trước. Mà điều này luôn cần có thời gian và tài nguyên để thực hiện được việc tìm kiếm từ khóa thích hợp.

Nếu bạn đang xây một tòa nhà, bạn phải cần đo đạc để khẳng định rằng nền móng của bạn chắc chắn. Điều này cũng giống như quy trình tìm kiếm từ khóa. Thật không may về điều xảy ra ở nhiều công ty, đó là họ vội vàng trong quy trình tìm từ khóa và không phân bổ được tài nguyên hoặc thời gian để làm điều đó cho tốt. Thế nên nó dẫn tới những lựa chọn từ khóa dở ẹc và lãng phí rất nhiều tiền của công ty trong khi lại mất khá nhiều thời gian.

Một chiến lược tốt hơn đó là hãy sử dụng đúng thời gian vào đúng lúc để thực hiện dự án cho tốt. Một quy trình tìm từ khóa tốt là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà một công ty có thể làm. Hãy dành ra vài phút mỗi ngày và xem lại cácdanh sách từ khóa của bạn. Những thay đổi đều tiết kiệm cho chính bạn và cả công ty của bạn rất nhiều tiền cũng như nâng cao được vị trí của bạn trong các chiến dịch tìm kiếm bằng cách đơn giản là cải thiện vốn từ khóa mà thôi. 
2. Chọn những từ khóa chỉ độc một từ
[​IMG]


Thật hiếm khi những cơ hội dành cho chỉ độc một từ lại là một lựa chọn tốt cũng như điều này chỉ xảy ra chủ yếu ở những trang có tiềm năng lớn. Nếu bạn là Maytag thì từ khóa đơn “washer” (máy giặt) lại có thể rất hay. Tuy nhiên, đối với hầu hết các trang web thì những từ khóa chỉ độc một từ thường mang tính cạnh tranh rất cao và khá tốn kém bởi chúng không chỉ trở nên quá chung, quá cạnh tranh mà còn khó thực hiện tốt.

3.Nhắm vào những từ khóa mà mọi người không bao giờ sử dụng

Bạn không phải tìm đâu xa trên trang web để tìm những cụm từ các công ty nhắm tới mà những người truy cập nhập chẳng bao giờ nhập vào một công cụ hỗ trợ tìm kiếm.

Có một số cách làm cho lỗi này có thể tự hiện ra. Nhưng cách phổ biến nhất là khi một công ty chọn những từ khóa từ chuyên ngành nội bộ mà họ chỉ sử dụng trong phạm vi công ty trong khi lại hoàn toàn xa lạ với thế giới bên ngoài.






Thậm chí hầu hết những người tỉnh táo như chúng ta cũng có thể bị rơi vào cái bẫy này. Đó là do chúng ta thường sử dụng những từ ngữ này hàng ngày trong vốn từ ngữ của mình, vì thế chúng đã ăn sâu vào suy nghĩ của chúng ta đến nỗi chúng ta quên mất thực tế rằng những người khác không hề quen với những ngôn từ đầy tính tập thể nội bộ này. Và trong nhiều trường hợp công ty còn đang phải trải qua một dạng “cận thị”, nghĩa là họ quá quen với những sản phẩm tới mức họ không nhận thấy rằng những người khác có thể dùng tên khác để gọi những sản phẩm đó. Tư vấn dịch vụ thiết kế web doanh nghiệp

Một hoàn cảnh khác đó là những từ khóa tối nghĩa được nhắm tới làm cho nó trở nên mờ mịt hơn. Mặc dù hầu hết những công ty tiếp thị tìm kiếm đều trung thực và chỉ muốn tốt nhất cho các khách hàng thế nhưng vẫn có một số hãng sử dụng tối ưu hóa công cụ hỗ trợ tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO) thiếu trung thực chủ ý chọn những cụm từ khóa rất khó hiểu đến mức họ có thể đảm bảo việc xếp hạng dựa vào những cụm từ đó. Căn bản là những từ khóa tối nghĩa thường ít bị cạnh tranh nên hãng sử dụng SEO đều có thể dễ dàng chiến thắng các đối thủ của mình.



Họ nói với khách hàng rằng: “chúng tôi sẽ nhận ra bạn nếu bạn xếp hạng cho cụm từ X” – và thường cụm từ mới nghe có vẻ hay. Còn người khách hàng tin tưởng đã đồng ý chọn cụm từ đó mà không nhận ra rằng cụm từ đó sẽ không bao giờ nhận được bất kỳ lưu lượng truy cập hoặc mang lại những cuộc trao đổi nào.

Các chuông báo động thường bị biến mất trong suy nghĩ của bạn nếu hãng SEO của bạn luôn khẳng định có sự đảm bảo. Vì vậy, hãy yêu cầu hàng loạt các từ khóa phổ biến mà họ đang lựa chọn, kiểm tra những từ khóa theo kiểu thanh toán theo lần nhấp chuột (Pay Per Click - PPC) để có được dữ liệu thực hiện thực tế, sau đó hãy quyết định xem liệu từ khóa đó có đáng để tiếp tục sử dụng trong tiếp thị có hệ thống hay không.

4. Không cân nhắc về sự cạnh tranh

Nhiều công ty gần như nhắm mắt chọn các từ khóa và không chịu dừng lại xem xét tình hình cạnh tranh chung của từ khóa đó trên web. Hãy nhập cụm từ định chọn vào một hộp thoại truy vấn trên một công cụ hỗ trợ tìm và hãy xem một lượt những trang web đang xếp hạng cho nó. Chúng có đuôi mở rộng là .gov hay .edu không? Hãy kiểm tra xem chúng được tối ưu ra sao. Hãy so sánh những liên kết ngược của những trang đang xếp hạng cho trang web của bạn. Nếu bạn muốn xếp hạng, bạn cần phải bỏ ngay cái mà các trang web khác đang làm. Hãy chọn các đối tác một cách cẩn thận: liệu bạn có thể thực sự cố gắng theo đuổi cụm từ này không?

5.Lúng túng giữa tính phổ biến với tính phù hợp của từ khóa

Các công cụ từ khóa chuyên nghiệp như KeywordDiscovery và WordTracker đều là những công cụ nổi tiếng trong việc chuyển sự thấu hiểu thành lưu lượng truy cập tiềm năng của những cụm từ tìm kiếm. Đây là thông tin hữu ích khá quan trọng mà đôi khi nó được coi như một tiêu chuẩn để phân tán được tỷ lệ. Những sự cân nhắc khác như tính thích hợp, mục đích người sử dụng và cả tính cạnh tranh của một cụm từ cũng hay bị bỏ qua. 

Điều phải luôn ghi nhớ đó là nhiều cụm từ phổ biến cũng mang tính cạnh tranh cực cao khiến những cụm từ phổ biến sáng giá đó trở thành một lựa chọn tốn kém. Giá bỏ thầu PPC sẽ cao hơn và viêc đạt được một vị trí hệ thống cao sẽ đòi hỏi nhiều sản phẩm hơn bởi ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh đều nhắm vào cụm từ đó. Một phương pháp dự phòng, đặc biệt đối với một doanh nghiệp nhỏ muốn theo đuổi nhiều hướng, là những cụm từ càng liên quan thì càng ít phổ biến, nhưng lại trở thành những lựa chọn tốt hơn do họ biết chuyển đổi tốt hơn.




6. Từ khóa gây nhầm lẫn

Điều này đòi hỏi phải cẩn thận khi lựa chọn các từ khóa nhằm chắc chắn rằng bạn chọn những cụm từ không vô tình mâu thuẫn với những ngành nghề liên quan. Lấy ví dụ như hãy xem xét cụm từ “mobilemarketing” (tiếp thị di động). Điều này có thể vô tình khiến việc quảng cáo của một công ty bán những tấm bảng thông báo di động cạnh tranh với một công ty bán những thiết bị di động. Vậy nên việc lựa chọn từ khóa cẩn thận có thể giúp ngăn chặn được sự nhầm lẫn này.

7. Thiếu xem lại những từ khóa một cách định kỳ

Ngôn ngữ không đứng yên. Những từ ngữ mới luôn thêm vào vốn từ của mọi người và những từ ngữ khác luôn được đem ra dùng. Việc xem qua những diễn đàn và cả những blog nơi mọi người đang tranh luận về các sản phẩm như của bạn là một cách rất hay để thấy được những cụm từ mới. Wordspy.com là một công cụ miễn phí được ưa thích trong việc học những thành ngữ mới.

Việc xem lại danh sách từ khóa một cách định kỳ là vô cùng quan trọng vì như thế bạn có thể biết liệu bạn có bỏ sót cụm từ nào không hoặc những cụm từ nào mới hoặc được dùng phổ biến hơn.

Một lý do khá hay nữa để xem lại các từ khóa đó là nó thể hiện tính thẩm tra sát sao hơn bởi bạn có thể thấy được những từ khóa không phù hợp đang không thực hiện tốt và làm bạn tốn tiền. Có thể, khi bạn tạo ra sự lựa chọn từ khóa đầu tiên, bạn mới chỉ giới hạn dữ liệu mà dựa vào đó để bạn đưa ra quyết định của mình. Vậy nên, việc xem lại những từ khóa của mình khi bạn hướng vào dữ liệu đang thực hiện có thể giúp bạn tìm thấy được những lựa chọn phù hợp hơn cho mình.

8. Không xem xét kỹ mục đích người sử dụng trong sự lựa chọn từ khóa

Việc lựa chọn những từ khóa tốt đòi hỏi khả năng nắm bắt được suy nghĩa của người sử dụng để biết được họ muốn cái gì và khi nào thì nhập vào cụm từ đó.

Cụm từ mà một người sử dụng nhập vào phải khá thích hợp với trạng thái suy nghĩ của người sử dụng và nơi họ tham gia vào quy trình mua hàng. Lấy ví dụ như qua cụm từ tìm kiếm về “car reviews” (xem qua xe hơi) có thể chỉ ra rằng người tìm kiếm đó đang ở trong quá trình tìm kiếm và đang có ý định so sánh mặt hàng đặt mua. Tương tự thế nếu một người tìm kiếm nhập vào “fast auto financing” (mua xe nhanh) thì rõ ràng là anh ta thực sự muốn mua xe ngay bởi anh ta cần một chiếc xe đời mới để đi chơi cuối tuần.

9.15.2016

Google ra công cụ đánh giá website trên di động cho người không biết gì?

Google vừa giới thiệu công cụ mới nhằm giúp chủ sở hữu các website đánh giá mức độ thân thiện trên smartphone và máy tính bảng.

Với thực tế tìm kiếm trên di động đã qua mặt tìm kiếm trên desktop, việc website có hoạt động tốt trên môi trường di động hay không là điều khá quan trọng với chủ website và với cả Google. Công cụ kiểm tra website mới (testmysite.thinkwithgoogle.com) vô cùng đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được. Chỉ cần nhập địa chỉ website, công cụ sẽ tự động chấm điểm. Nó còn cung cấp báo cáo chi tiết, đưa ra các lời khuyên để website hoạt động hiệu quả hơn.

[​IMG]

Hiện tại, Google đang có nhiều công cụ kiểm tra website, bao gồm PageSpeed Tools, PageSpeed Insights, Mobile-Friendly Test (tập trung vào thiết kế của website). Tuy nhiên, phần lớn đều dành cho đối tượng lập trình viên, thiết kế web và người dùng có hiểu biết về kỹ thuật. Công cụ mới của Google thay vào đó hướng đến đối tượng chủ website, những người có thể không phải dân công nghệ.

Nó có giao diện đơn giản, chấm điểm Tốt (màu xanh lá cây), Bình thường (vàng) và Yếu (đỏ) dựa trên độ thân thiện di động, tốc độ tải trang di động, tốc độ tải trang desktop. Ý tưởng của nó là cho bạn biết trải nghiệm của người dùng khi duyệt trang web của bạn trên điện thoại, tốc độ tải trang trên di động và trên máy tính.

Đây là thời điểm Google tập trung mạnh mẽ vào chuyển dịch kinh doanh sang web di động, nơi công ty đầu tư vào các công nghệ mới như AMP (tải trang nhanh hơn trên di động và sử dụng ít dữ liệu hơn). Hãng còn nâng cấp thuật toán tìm kiếm để website thân thiện với di động được xếp cao hơn. Khi người dùng có xu hướng dịch chuyển sang smartphone và tablet, Google cũng cần phải làm mọi thứ trong khả năng để bảo đảm web di động cũng dễ sử dụng như web trên máy tính.

Theo TechCrunch (Dịch bởi Du Lam ictnews)

9.10.2016

Cải thiện url thế nào để tốt cho seo nhất?




[​IMG]

Đã có rất nhiều câu hỏi mà chúng ta gặp phải khi bắt đầu học tập và nghiên cứu về SEO và thường thì các câu trả lời phần lớn không làm bạn hài lòng hoặc không đi sâu vào chi tiết lý giải cho câu hỏi đó.

Đâu là một cấu trúc URL tốt nhất theo chuẩn SEO ?
Mã:
TH 1: http://phamgiamedia.com/thietkeweb-du-lich.html
TH 2: http://phamgiamedia.com/thiet-ke-web-du-lich-hdxz.html
TH 3: http://phamgiamedia.com/thiet-ke-web-du-lich.html
TH 4: http://phamgiamedia.com/thiet-ke-web-du-lich
TH 5: http://phamgiamedia.com/thietkewebdulich
Mình lấy URL của website công ty để minh họa và đi sâu để phân tích từng tình huống
Mã:
http://phamgiamedia.com/thietkeweb-du-lich.html
Đây là kiểu mà các lập trình viên lúc trước hay tạo và cái họ muốn là để từ khóa thật gần với domain để tạo hiệu ứng SEO tích lũy cho domain.

Nhược: làm URL không được tự nhiên(URL mà hệ thống tự động tạo ra dựa trên tiêu đề trang) và làm người dùng khó đọc nội dung về URL ở trên kết quả Google.
Ưu: URL ngắn ngọn và dễ chia sẽ mà không cần rút gọn link
Mã:
http://phamgiamedia.com/thiet-ke-web-du-lich-hdxz.html
Đây là một kiểu URL khá mới theo cách hệ thống tự sinh ra URL dựa trên tiêu đê đầu tiên của trang. Phần hdxz được mã hóa để tránh duplicate khi có rất nhiều trang trên site và bảo đảm tính báo mật khi mã hóa dữ liệu theo ID của trang

Nhược: khó hiểu với cả người dùng và Bot của các search engine và URL dài dòng với nhiều ký tự hơn
Ưu: tìm kiếm dữ liệu thuận tiện, mã hóa bảo mật cao
Mã:
http://phamgiamedia.com/thiet-ke-web-du-lich.html
Đây là một kiểu URL tự nhiên theo cách hệ thống tự tạo URL dựa trên tiêu đề của trang, những kiểu này thường thấy ở các báo điện tử như link của vietnamnet.vn và dantri.com

Nhược: tạo URL theo tiêu đề của trang, tiêu đề dài thì URL sẽ dài theo tiêu đề
Ưu: Cấu trúc tự nhiên, người hiểu và cả bot hiểu
Mã:
http://phamgiamedia.com/thiet-ke-web-du-lich
Đây là kiểu cấu trúc thường thấy trên các website wordpress và các báo điện tử. Nó vừa tự nhiên lại vừa không tự nhiên. Kiểu này chúng ta có thể tìm thấy trên vnexpress.net, mashable.com, techcrunch.com

Nhược: URL sẽ tự động tạo theo tiêu đề của trang làm cho URL rất dài và khi chia sẽ social phải cần rut gọn link cho các báo điện tử
Ưu: URL tự nhiên, cấu trúc clear cho cả người và bot để đọc. Đặc biệt kiểu cấu trúc này có thể được rewrite trong CMS wordpress hoặc website có tích hợp thêm chức năng rewrite URL như netmoon(
Mã:
netmoon.vn/thiet-ke-website-da-nang  
) đang đứng top 1 với từ khóa” thiet ke web ninh thuan”
Mã:
http://phamgiamedia.com
Đây là kiểu tư duy tạo URL lạc hậu và thiếu sự thấu hiểu sâu sắc SEO đối với người tạo URL. Cách họ nghĩ tạo URL tốt là từ khóa kiểu domain keyword để tăng giá trị SEO

Nhược: Không tự nhiên và khó đọc cho người và cho Bot search engine
Ưu: URL ngắn

Và sau khi phân tích 5 tình huống chúng ta có thể kết luận và trả lời câu hỏi ngay bây giờ: Thiết kế web đà nẵng (TH 4) là chuẩn URL tốt nhất cho SEO

Hy vọng bài viết sẽ mang lại câu trả lời xác thực với các nghi vấn của cả người mới làm SEO hay các chuyên gia SEO nhiều kinh nghiệm.
Nguồn: forum.seotopx.com/threads/3344-Cau-truc-URL-Link-tot-nhat-cho-SEO-web.html