11.25.2016

Digital Marketing - Hiểu hơn về KÊNH TRUYỀN THÔNG

Đừng tự ti Doanh nghiệp chúng ta nhỏ, vì mỗi người đều có 1 câu chuyện riêng để kể, cũng như mỗi cá nhân đều có 1 chuyện tình.
-----------------------------------
Đi sâu vào chuyên đề Digital Marketing Strategy ở Offline 1.
Ở mục thứ 9, chọn kênh truyền thông cho 1 chiến lược Marketing là điều vô cùng quan trọng. Nên Hùng xin phép chia sẻ thêm về KÊNH TRUYỀN THÔNG trong Digital Marketing. 
-----------------------------------
Có bao nhiêu kênh truyền thông: thực chất chỉ có 3 kênh truyền thông tới thời điểm hiện tại trên Digital Marketing: đó là Owned, Paid và Earned Media.

Vậy Owned, Paid, Earned Media là gì???

 Paid media (truyền thông phải trả tiền): những gì thương hiệu phải trả tiền để có được. Các kênh Paid Media tiếp cận đến nhiều người, giúp doanh nghiệp đạt độ phủ rộng. Việc nhắc lại thông điệp, hình ảnh giúp khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào tâm trí người tiêu dùng hơn.
 Owned media (truyền thông sở hữu): là những kênh mà brand có thể quảng bá thuộc sở hữu của mình. Trái tim của Owned Media chính là CONTENT. Owned media: “Chúng tôi tạo ra nội dung có giá trị, sự quan tâm của công chúng đến từ những nội dung đó”.
 Earned media (truyền thông lan truyền): các thảo luận tự nhiên, khi đó khách hàng trở thành kênh quảng bá của thương hiệu. Xa xưa lắm, ông bà hay gọi là TRUYỀN MIỆNG đấy Biểu tượng cảm xúc smile Đây là việc thu hút mọi người nói về mình một cách tự nhiên, họ có thể nói về thương hiệu, sản phẩm của bạn trên báo, trên blog, trên các diễn đàn hay mạng xã hội và bạn phải trả tiền cho họ (seeding) hoặc tự nhiên (viral).
-----------------------------------
Vậy khi phân tích dữ liệu từ các kênh Paid, Owned, Earned có ý nghĩa gì???? nếu chúng ta là 1 nhà quản lý, 1 chủ doanh nghiệp?

 Với kênh Paid Media, giúp chúng ta biết được, thông điệp truyền tải đã xây dựng trong chiến lược có thật sự thu hút khách hàng hay không? nội dung có nhất quán với nhau hay không?
 Với kênh Earned Media, sẽ giúp chúng ta nắm được suy nghĩ và ý kiến của người tiêu dùng. Từ đó biết được insight khách hàng, điểm mạnh, điểm yếu của mình. 

-----------------------------------
Các công cụ trong từng kênh Paid, Owned, Earned Media, mọi người có thể tham khảo hình đính kèm. Theo thời gian, sẽ phát triển nhiều loại hình công cụ mới để tiếp thị, nhưng chung quy vẫn thuộc 1 trong 3 kênh truyền thông này.


11.15.2016

Hoạt động kinh doanh Ecommerce (Part 1)

Kinh Doanh Ecommerce, hay đơn giản hơn là bán hàng online ngày nay phát triển rất mạnh mẽ.
Vậy để bắt đầu Ecommerce, thì tổ chức chúng ta sẽ nên có những bộ phận nào, nếu quy mô nhỏ thì cái nào nên trước, cái nào nên sau, và nên chọn supplier nào? Nếu không có kinh nghiệm từng trải, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn trong vấn đề này.

Hướng 1: Khi khởi sự, nếu dự tính là làm ăn chắc mặc bền, build team từ từ + tích trữ tài chính + quan sát thị trường + gia tăng sức mạnh của giá trị cốt lõi (ví dụ làm sao đứng đầu ở ngách mình đi), thì cách khởi sự đội ngũ sẽ khác.
Hướng 2: Build lớn & chuyên nghiệp ngay từ đầu. (như Lazada đang làm)
..................................................
Chia sẻ Hướng 1: vậy 1 mô hình kinh doanh cơ bản sẽ gồm tối thiểu bao nhiêu Bộ Phận?

Với quy mô < 100 đơn, dự kiến sẽ cần tối thiểu 4 - 5 con người, để giải quyết:

#1 Bộ Phận Nhập Hàng: Ai sẽ lo THU MUA HÀNG HÓA - QUẢN LÝ CÁC MẶT HÀNG?
(vị trí này ban đầu sẽ không ai khác mà chính là chính chúng ta)

Vậy vị trí này có phân quyền NViên được ko? Lỡ họ nắm nguồn hàng tự build riêng. Xin thưa, hoàn toàn được, nếu công ty chúng ta đã build nhóm danh mục hàng từ 2 - 3 danh mục trở lên (ví dụ: quà tặng, thời trang, nước hoa) thì chỉ phân quyền nhân sự đó 1 NGÀNH HÀNG thôi.

#2 Bộ Phận Kho:  Ai sẽ lo việc LƯU TRỮ HÀNG HÓA lên các kệ - để khi có đơn hàng thì xuất bán?? nghiệp vụ của KHO VẬN. Tối thiểu cần 1 nhân sự nếu lượng hàng hóa nhỏ, số nhóm ngành hàng ít, scale < 100 đơn/ngày. Từ 300 - 500 đơn cần tối thiểu 3 bạn. Vị trí này Hùng khuyên không nên kiêm nhiệm vì nó rất mất thời gian.

Nếu chúng ta là chủ và đã đạt target gần 100 đơn, còn tất nhiên - mới vưa ra làm - nhiều khi cả ngày không có đơn nào thì phải kiêm luôn là tất nhiên.

#3 Bộ Phận Marketng:  Ai sẽ lo việc TIẾP THỊ - để khách hàng biết đến, không thì HÀNG TRONG KHO sẽ MÃI TRONG KHO. 1 số startup có thể chính chủ sẽ kiêm nhiệm vì vị trí này đòi hỏi THẬT TÂM HUYẾT, vì sai 1 ly đi 1 dặm. Mà ban đầu thường startup lại không đủ $ để thuê người giỏi, tối thiểu rành 2 kênh facebook marketing & google marketing để tiếp cận khách hàng. Vị trí này có thể outsource cho các Digital Marketing Freelancer chuyên nghiệp để họ xử lý.

Bên cạnh đó, là sẽ lo về CONTENT & HÌNH ẢNH (thường có thể outsource ra ngoài, ví dụ chụp hình thì nhờ Quan Tien Nguyen chẳng hạn, thay vì tự thuê fulltime trả lương cứng - rất tốn kém chi phí, chưa chắc hiệu quả cao )

#4 Bộ Phận Bán Hàng:  TIẾP THỊ THÌ SẼ CÓ KHÁCH HỎI VỀ SP - LÚC NÀY PHÁT SINH NHU CẦU TƯ VẤN. Cửa hàng mặt tiền người ta có nhân viên sales trực cửa hàng, thì trên Online cũng y như vậy. Nhưng là trực các kênh bán hàng của công ty (fanpage, zalo page, store trên 123mua, chát website, ...) để đảm bảo việc tư vấn - hỗ trợ khách diễn ra liên tục. Thường vị trí này, bạn sales online sẽ kiêm thêm việc post sp giới thiệu mỗi ngày lên các kênh bán hàng chính thức của công ty, hinh ảnh sản phẩm sẽ do bên TIẾP THỊ đưa qua.

#5 Bộ Phận Customer Services:  TƯ VẤN THÌ SẼ CÓ VIỆC "CHỐT SALES" . Hiện nay có nhiều cách để khách hàng để lại thông tin, 1 số thì thông qua thông tin khách đặt qua giỏ hàng các website Ecommerce, 1 số qua live chát trên websie (cài Zozim, vchat) , 1 số thì do khách để lại comment trên topic do fanpage post và chạy facebook ads thu hút khách quan tâm comment để lại số ĐT.

Thì việc quan trọng của bộ phận Customer Service làm công việc Outbound lúc này là gọi đến khách hàng để confirm đơn hàng và chốt sales, và tư vấn nếu sp khách đặt bị hết hàng. Giỏi hay dở NV chính là ở tỷ lệ chốt đơn hàng, giọng ko ngọng, nói phải lưu loát, ko nặng tiếng địa phương. 10 cuộc gọi mà chốt 2 là thua.

Ngoài ra tầm gần 100 đơn, em tin chắc sẽ phát sinh sai sót, sai sót khi giao hàng mà khách đợi dài cổ chưa tới ^^, sai sót khi bưu điện alo nói hàng không gửi được, ... etc, lúc này Customer Services sẽ cần 1 bạn tiếp nhận NGHE CHỬI là chính, nhưng buộc phải có. Còn nếu scale < 20 đơn thì e nghĩ 1 bạn kiêm cả OUTBOUND lẫn INBOUND để tiết kiệm chi phí tối đa.

Còn vừa mới start thì thôi CHỦ TỰ GỌI lẫn TỰ NGHE luôn là tốt nhất, để hiểu rõ khách hàng cần gì nhất luôn.

#6 Bộ phận GIAO NHẬN, thì kinh nghiệm em là nên outsource hết 100% cho bên thứ 3, tuyệt đối không nên nuôi quân. Em sẽ chia sẽ sâu hơn việc tự build team giao nhận như thế nào ở các bài sau.

Kinh nghiệm là cũng không nên lệ thuộc vào 1 bên giao nhận, với cũng nên duy trì quan hệ với 1 số sinh viên, để xử lý các đơn hàng gấp - khẩn cấp giao nhanh trong ngày.

COD toàn quốc thì hiện gửi hàng đi tỉnh ok nhất, vẫn là VN POST khi gửi được các vùng sâu vùng xa. Nội thành thì em thấy có PROSHIP, GIAOHANGNHANH, GIAOHANGSO1 là khá uy tín, tất nhiên lâu lâu cũng có problem tý nhưng giao không kịp bị hủy.

Nhưng chúng ta kinh doanh ecommerce, nên nhìn vào con số chuyển đổi, họ giao cho chúng ta gần cả trăm đơn, thì bị problem vài đơn thì vẫn chấp nhận được.

Các con số nên quan tâm khi làm Ecommerce:
+ Tỷ lệ chuyển hoàn mỗi tháng là bao nhiêu?
+ Tỷ lệ khách đòi đổi trả hàng là bao nhiêu? Đang Tăng, hay đang giảm? Và phải tìm hiểu lý do.
+
Chi phí / doanh thu là bao nhiêu, có thể giảm ko? nếu giảm được thì giảm ngay và luôn.

Tóm lại, cần số nhân sự từ 4 - 6 người cùng với người chủ để vận hành 1 hệ thống từ 80 - 100 đơn hàng/ngày tương đối ổn. Nhân sự ít hơn, sẽ rất là vất vả. Quỹ lương trung bình tầm 30 - 40tr/tháng.

11.10.2016

Digital Marketing - Dùng Viral Marketing, Biến Khách Hàng Thành Bà Tám

Có 1 chuyện vui, khi chúng ta đem 1 chuyện bí mật của ai đó thú vị đi kể với 2 người bạn và dặn đừng để cho ai khác hết nhé. Xong người đó lại lỡ mồm đi tám với 2 người bạn thân (theo lý thuyết mỗi cá nhân có vài người bạn là best friend) và cũng dặn như thế. Và con số tăng dần như bảng dưới đây:
1 x 2 = 2
2 x 2 = 4
4 x 2 = 8
8 x 2 = 16
16 x 2 = 32
32 x 2 = 64
64 x 2 = 128
128 x 2 = 256
256 x 2 = 512
512 x 2 = 1024
1024 x 2 = 2048 

.... 
Như vậy rõ ràng từ ngày xưa Viral Marketing cũng không khác gì marketing truyền miệng, hữu xạ tự nhiên hương như người xưa hay nói. Chú A cứ làm ăn chân chính, chị B cứ nấu ăn ngon, sẽ có khách đông? vì sao, vì người ta sẽ truyền miệng.

Ngày nay, trong thời đại kỷ nguyên Internet phát triển, nâng cấp khái niệm lên thành Viral Marketing, 1 phần cũng vì không thể chờ đợi hữu xạ tự nhiên hương do con người mỗi ngày ngập tràn trong thông tin quảng cáo. Nếu để tự nhiên, đôi khi sẽ rất lâu và khó khăn cho những người chủ Doanh Nghiệp sở hữu những sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng.

Vậy Viral Marketing thực ra cũng không khác gì truyền miệng, nhưng có sự kết hợp các công cụ Marketing hiện đại, có 1 chiến lược rõ ràng để dẫn dắt đám đông theo ý muốn của người phát tin, thay vì để hoàn toàn tự nhiên như marketing truyền miệng. Tự phát có sự kiểm soát và điều hướng dư luận là đỉnh cao của VIRAL MARKETING, không phải ai cũng control tốt, kể cả người nhiều năm kinh nghiệm.

Khi 1 ai đó thích thú 1 vấn đề gì đó, họ sẵn sàng chia sẻ cho những người khác một cách tự nhiên, tự nguyện, và thông điệp lan truyền từ người này sang người khác như một loại virus. Đó chính là Viral Marketing đang phát tán thành công theo chủ đích của người làm chiến dịch Viral. 
------------------------
Cái khó của Viral Marketing và cũng quyết định thành công vấn đề, đó là vấn đề mà người phát thông tin chia sẻ, phải khiến cho nhóm người đầu tiên tiếp xúc với thông tin, cảm thấy đây không phải là thông tin quảng cáo, mà là 1 thông tin bổ ích, có liên quan đến họ, giá trị cho họ. Chưa đủ, và còn giá trị cho nhiều người, và có lợi ích cho riêng bản thân họ nếu họ chia sẻ thông tin đi (như trở thành 1 chuyên gia, như trở thành 1 người biết quan tâm người khác, ... ) . Rồi từ những bạn bè của họ, thông tin lại tiếp tục phát tán đi, chúng ta không chi trả cho những người này 1 xu nào cả, nhưng họ vẫn tự nguyện làm hết mình việc chia sẻ cho chúng ta.

Kênh Earned Media (truyền thông lan truyền), tức kênh social của từng cá nhân sở hữu, nơi họ sẽ phát đi thông điệp chúng ta khi thấy 1 thông tin hay phát ra từ chúng ta lúc này cực kỳ quan trọng trong 1 chiến dịch Viral Marketing.

Vấn đề đặt ra??? Làm sao để những người đầu tiên tiếp xúc với thông tin sẽ trở thành Earned media cho chúng ta, khi họ không biết ta là ai!!! tại sao phải nghe ta, rồi còn lan truyền tin cho ta.

Cũng giống như câu chuyện kể bên trên, nếu kể cho 2 người đầu tiên mà lại là 2 người bạn xã giao, không phải bạn thân. Thì sự mở đầu cũng sẽ là sự kết thúc, vì không có chuyện 2 người đó đi kể lại cho 2 người khác và diễn ra quá trình truyền miệng như trên.

Hùng sẽ viết tiếp vấn đề này trong part 2. Viral Marketing là 1 trong những đỉnh cao khó làm nhất của Social Media, vì đòi hỏi rất nhiều thứ trong 1 chiến dịch: đúng customer insight, đúng nội dung, có giá trị viral, có nguồn lực seeding, mối quan hệ KOL và kênh mass media tốt, bên cạnh đó là phải sở hữu 1 cộng đồng (brand community) tốt và thương hiệu chưa có phốt thì mới đảm bảo nền tảng cho 1 chiến dịch Viral Marketing thành công.

Có những Brand sau khi trải qua những đợt scandal khủng hoảng thương hiệu lớn, chỉ còn cách sử dụng những kênh mass media,phải từ bỏ ý định làm Viral Marketing, nếu không muốn nhận lấy kết quả ngược.
Hùng Nanado, Giám Đốc Nanado Solution -


11.05.2016

Khách hàng của bạn, họ là ai

👉 Có những chiến dịch Marketing có nội dung rất hay, nhưng sao tiếp cận khách hàng, họ vẫn tương tác - nhưng thờ ơ khi mua hàng.
👉 Có những chiến dịch đổ tiền khủng vào QC, khách vẫn ngó lơ???
____________________
Hùng nhận thấy 1 vấn đề chung tồn tại:
- Các SEMs thì tốn nhiều thời gian, nhưng không thu được gì.
- Các Brand Lớn thì tốn nhiều tiền QC, nhưng hiệu quả thấp.
____________________
👉 9 Câu Hỏi mà 1 SMEs nên có về Target Customer: 

#1 Anh bán sản phẩm cho ai???
#2 Họ là người như thế nào???
#3 Họ thuộc nhóm khách hàng nào?
#4 Họ tập trung nhiều nhất ở đâu (Offline, Online)???
#5 Hành Vi của họ như thế nào (Mua Sắm, Giải Trí, Ăn Mặc...)???
#6 Yếu Tố gì tác động đến họ khi mua sản phẩm của anh?
#7 SP/DV gì hiện tại của anh mà khách hàng sử dụng nhiều, ít?
#8 Feedback khách hàng về SP/DV của anh (khen, chê,...)?
#9 Văn Hóa Đặc Trưng & Cách Cư Xử của họ?

+ Ví dụ Điển Hình Mới: Messi bị ở mục số 9 khi tặng giày ở Ai Cập. 
Nguồn Tin Tham Khảo: http://goo.gl/3kEhFq
..........................................
👌 1. Anh bán sản phẩm cho ai??? 
Chúng ta buộc phải vẽ ra 1 chân khách hàng càng rõ ràng càng tốt, dựa theo: Địa Lý, Nhân Khẩu Học, Thu Nhâp, Học Vấn, Trình Độ, Tâm Lý, Hành Vi Mua Sắm, Sở Thích, Thói Quen, Mối Quan Tâm trong cuộc sống.
🍳 "Form Thông Tin" về Khách Hàng như sau: (Ví Dụ)
- Location: TP.HCM là chủ yếu.
- Giới Tính: Nam.
- Tuổi: 25 - 34 tuổi.
- Học Vấn: Tốt Nghiệp Đại Học trở lên.
- Trình Độ Vi Tính: kỹ năng văn phòng, internet.
- Thu Nhập: Khá (từ 7 - 10tr/tháng)
- Phương Tiện: sở hữu xe tay ga, smartphone, Tablet.
- Tâm Lý: thích tự lập, muốn mua nhà, mua xe hơi.
- Hành Vi Mua Sắm: Shopping cuối tuần, thường đi 1 mình.
- Sở Thích: xem phim online, đọc báo tin tức (vnexpress,...).
- Thói Quen: Gym, Chơi Thể Thao.
- Mối quan tâm trong cuộc sống: tin CÔNG NGHỆ là chủ yếu.
👉 Nếu 1 đơn vị có nhiều dòng sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau, nên xác định thành các nhóm khách hàng mục tiêu và vẽ ra:
>> Dòng sản phẩm A,B,C: nhóm khách hàng 1 (miêu tả ra).
>> Dòng sản phẩm X,Y,Z: nhóm khách hàng 2 (miêu tả ra).
..........................................
👌 2. Họ là người như thế nào?
- Dễ tính, Khó tính, Nhạy cảm Tiền Bạc, Thoải mái về tiền.
- Người rộng rãi hay là sống khép kín.
- Có thói quen hay hay chia sẻ thông tin, bà tám hay không???
- Họ có sức ảnh hưởng trên Internet không? (Influencer)
..........................................
👌 3. Họ thuộc nhóm khách hàng nào?
Hùng chia làm 2 nhóm khách hàng cơ bản:
+ Nhóm A: Nhóm mua để tặng (không xài)
+ Nhóm B: Nhóm mua để sử dụng (xài)
Tại sao phải phân loại khách hàng theo 2 nhóm bên trên. Điều này sẽ rất có ích trong quá trình chọn loại hình sản phẩm tiếp cận, xây dựng nội dung quảng cáo tiếp cận khách hàng chính xác hơn.
 Nhóm A, thường sẽ quan tâm về giá, về việc dễ mua (nhiều khi để nước tới chân mới chạy đi kiếm để mua tặng), chất lượng sản phẩm (vì mua tặng, mua đồ dỏm sẽ bị mang tiếng)
 Nhóm B: thường quan tâm lợi ích là đầu tiên, rồi cách sử dụng, rồi đến giá, thương hiệu nhà sản xuất, ...
Và việc phân nhóm khách hàng sẽ giúp chúng ta chọn đúng kênh tiếp cận chính xác hơn khi làm Digital Marketing. Đặc biệt nếu sản phẩm của chúng ta có khách hàng thuộc cả 2 nhóm A, B.
..........................................
👌 4. Họ tập trung nhiều nhất ở đâu???
- Khách hàng thuộc nhóm A ở đâu ở Online & Offline???
- Khách hàng thuộc nhóm B ở đâu ở Online & Offline???
..........................................
👌 5. Hành vi của khách hàng?
- Khách hàng hay mua sắm online những website nào?
- Họ hay mua sắm offline ở đâu?
- Giải trí bằng hình thức gì?
- Hay để ý những nội dung gì trên newsfeed facebook???
..........................................
👌 6. Yếu tố tác động đến hành vi mua hàng?
- Từ người thân, từ bạn bè, vợ/chồng - con tác động ngăn cản.
- Từ Tài Chính không đủ để mua.
- Từ vị trí địa lý, chỗ bán xa khách hàng: làm biếng mua.
Việc xác định yếu tố cản trở giúp điều chỉnh việc chốt sales, thay đổi phương thức Call To Action, để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi những khách hàng đã từ TIN TƯỞNG, chuyển qua ĐẶT HÀNG cao hơn.
..........................................
👌 7. SP/DV gì hiện tại của anh mà khách hàng sử dụng nhiều, ít?
- Giúp điều chỉnh lại bô cục UI/UX website hợp lý hơn.
- Giúp phân bổ ngân sách QC hợp lý cho các nhóm SP.
- Phân tích lý do tại sao lại như vậy.
..........................................
👌 8. Feedback khách hàng về SP/DV của anh (khen, chê,...)?
- Để điều chỉnh nội dung tiếp thị hiệu quả hơn.
- Điều phối lại các kênh Digital hợp lý hơn.
..........................................
👌 9. Văn Hóa Địa Phương & Cách Cư Xử của họ?
- Tránh xảy ra Khủng Hoảng Truyền Thông.
- Xây dựng nội dung - hình ảnh phù hợp suy nghĩ khách hàng hơn.
----------------------------------------------------
👉 Các "Công Cụ" Online nên sử dụng để Research chi tiết:
- Facebook Audient Insight.
- Fanpage Insight.
- Google Trend.
- Google Adword - Keyword Planner.
- Google Analytic.
- Facebook Fanpage của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Nghiên cứu 50 - 100 tài khoản face tương tác nhiều Fanpage.
- Facebook Trend (toponsocial.com)
- Rút kinh nghiệm từ những facebook ads đã chạy.
- Sử dụng Mini Games để thống kê hành vi của khách hàng.
- Các Fanpage Cộng đồng thuộc nhóm khách hàng tiềm năng.

👉 Nghiên cứu kỹ sẽ giúp "Brand" tiếp cận chính xác khách hơn.
👉 Thông điệp đưa ra sẽ đúng nhu cầu khách hàng mong muốn hơn.

11.01.2016

12 gợi ý làm Digital Marketing chi phí thấp cho ngành Dịch Vụ

1 vài gợi ý về Digital Marketing cho anh em làm ngành dịch vụ:
_______________
- Những anh em đang có ngân sách cực kỳ hạn hẹp về Marketing. 
- Nhưng lại là tỷ phú thời gian, mỗi ngày có thể dành 2 - 3 tiếng.
_______________
Đặc thù của Ngành Dịch Vụ là Niềm Tin + Sự Cảm Mến từ phía khách hàng giúp DN bạn có nhiều khách hàng. Nếu làm tốt, khách hàng họ sẽ tự tìm đến thông qua những hoạt động Marketing mà chúng ta đã làm, lúc này sales chỉ có nhiệm vụ tư vấn và chốt sales dự án thôi.
_______________
1 số gợi ý cho anh em làm với kinh phí thấp nhất:
(Nhưng phải đầu tư thật nhiều thời gian, phải kiên trì)

#1 Công Ty có website, hãy đầu tư thêm 1 trang blog ở subdomain.

#2 Đầu Tư thật nhiều chất xám cho content của Trang Blog.
(Nội dung phải là tự sáng tạo 100%, unique content)

#3 Phát Triển mạng lưới Landing Page, có thể sử dụng nền tảng blogger của Google (rất dễ lên từ khóa trên Google). Nội dung trên landing page phải viết như 1 bài sales page bán hàng, biến nó thành 1 NV tư vấn online 24/7. Nếu có 3 dịch vụ, hãy phát triển 3 landing page, đầu tư riêng 3 domain cho nó.

#4 Tham gia thật nhiều cộng đồng uy tín tập hợp nhiều khách hàng mục tiêu quan tâm lĩnh vực mà công ty cung cấp, hãy chia sẻ - cho đi thật nhiều thông tin có giá trị lên cộng đồng liên quan tới ngành nghề của công ty. Như ebook, document, infographic, các tài liệu nghiên cứu - báo cáo, bài chia sẻ chuyên môn, video...

#5 Tận dụng luồng dư luận quan tâm để viral content do chúng ta tạo ra. Đặc biệt nếu luồng dư luận quan tâm có sự liên quan lớn đến ngành nghề dịch vụ mà công ty kinh doanh (Trend).

#6 Ngưng đăng vô tội vạ suốt ngày quanh quẫn nội dung giới thiệu dịch vụ lên cái Fanpage. Hãy nghĩ xa 1 chút, hãy cho nó thông tin hữu ích. Hãy biến fanpage thành 1 Brand Community thực sự. Hãy cho khách hàng thông tin hữu ích về ngành của bạn khi họ vào page. Hãy sáng tạo những nội dung và đưa lên page, dành 1 ít kinh phí nhỏ facebook ads chạy + thuê sinh viên seeding để tạo sự lan tỏa content cho fanpage.

#7 Hãy kể về uy tín dịch vụ công ty bạn bằng minh chứng: hợp đồng công ty ký được, ảnh giao lưu công ty khách hàng, feeedback khách hàng từ phone, email, sms .. và tạo thành 1 album trên fanpage. Thỉnh thoảng lôi ra cho nó chạy tí facebook ads để cho những người like page biết đến uy tín dịch vụ của bạn.

#8 Biên soạn bài viết giới thiệu về dịch vụ của bạn. Nếu bạn có 4 dịch vụ thì cần 4 bài viết. Những bài viết phải được viết theo chuẩn 1 bài sales page bán hàng (Lý do tôi nên thuê DV của anh, feedback khách hàng, những thành công bên anh, dịch vụ gồm những gì cụ thể??? quy trình cung cấp thế nào, giá, contac liên hệ...) . Bài sales page phải viết chuẩn seo copywriting.

#9 Đem các bài sales page ở #8 phủ hàng loạt lên các forum, website rao vặt (tầm 30 - 40 trang).

#10 Hợp tác trao đổi liên kết với các website partner, công ty khách hàng.

#11 Chăm sóc khách hàng định kỳ bằng Email, SMS dựa trên data khách hàng của công ty.

#12 Chủ doanh nghiệp nên xây dựng thương hiệu cá nhân.


___________________
P/s: Muốn vừa nhanh có kết quả, thu tiền tỷ doanh thu, vừa it tiền :))) mơ đi, không có đâu. Digital Marketing đâu phải là thần thánh.