1.16.2014

6 BÍ QUYẾT ĐỂ THAY ĐỔI MÀ KHÔNG QUÁ GẮNG SỨC

Thay đổi là khó khăn. Những ý tưởng cho năm mới hầu như luôn thất bại. Nhưng tại The Energy Project, chúng tôi đã phát triển một phương thức tạo ra những thay đổi to lớn và lâu dài cả trong cuộc sống cá nhân tôi và cả những công ty khách hàng mà chúng tôi giảng dạy.

Phương pháp của chúng tôi dựa trên cơ sở ghi nhận rằng con người là loài vật của thói quen. Gần 95% các hành vi của chúng ta là thói quen hoặc xảy ra để đáp lại yếu tố ngoại cảnh. Chỉ 5% các lựa chọn của chúng ta là tự lựa chọn có ý thức.

Vào năm 1911, nhà toán học Alfred North Whitehead đã trực cảm được điều mà gần một thế kỉ sau các nhà nghiên cứu khẳng định. Ông viết rằng: “Một điều sai lầm hiển nhiên sâu sắc là chúng ta thường nuôi dưỡng thói quen suy nghĩ đến những điều chúng ta đang làm. Ngược lại với điều đó mới đúng. Tiến bộ văn minh xã hội đạt được thông qua việc mở rộng số lượng các hoạt động quan trọng được chúng ta thực hiện mà không cần nghĩ về chúng.”

Để tạo ra những thay đổi mang tính đột phá, chúng ta phải dựa ít hơn vào vỏ não trước và nhiều hơn vào những phần thô sơ của não bộ nơi thói quen được hình thành.

Nói một cách đơn giản, các hành vi của chúng ta càng được trình tự hóa và biến thành thói quen thì chúng càng cần ít năng lượng để tiến hành và chúng càng xảy ra một cách tự động hơn.

Dưới đây là sáu bước chính để thực hiện những thay đổi:

1. Chính xác và cụ thể. Hãy tưởng tượng ý tưởng cho năm mới của bạn là “tập thể dục thường xuyên.” Chỉ chung chung như vậy rất dễ thất bại. Bạn sẽ có cơ hội thành công cao hơn nếu bạn quyết định trước ngày, thời gian và chính xác điều gì bạn định làm vào thời gian đó.

Ví dụ bạn cam kết thực hiện việc luyện tập 30 phút lúc 6 giờ sáng vào thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu. Nếu có điều gì đó ngoài tầm kiểm soát khiến bạn không luyện tập được vào một trong những ngày đó, bạn tự động mặc định thực hiện việc luyện tập bù vào thứ Bảy lúc 9 giờ sáng.

Các nhà nghiên cứu gọi đó là "ý định thực hiện" và nó gia tăng đáng kể tỷ lệ thành công của bạn.

2. Chỉ làm một việc trong một khoảng thời gian nhất định. Trong nhiều năm qua, tôi đã thiết lập một loạt các hành động tạo thành thói quen thường ngày, như thói quen dành cho việc giảm cân và chạy bộ. Tôi tập thói quen làm việc quan trọng nhất mỗi buổi sáng trong 90 phút liên tục không ngắt quãng.

Trong mỗi trường hợp, tôi đều đặt hết tâm trí vào hoạt động mới mới. Thậm chí như vậy thì trong một số trường hợp, tôi vẫn phải cố gắng vài lần trước khi có thể duy trì hành vi đó đủ lâu để nó trở thành thói quen.

Máy tính có thể chạy vài chương trình đồng thời. Con người hoạt động tốt nhất khi chúng ta làm từng việc một lúc theo tuần tự.

3. Không quá ít, không quá nhiều. Sai lầm hiển nhiên nhất chúng ta phạm phải khi cố gắng thay đổi điều gì đó trong cuộc đời mình là “chúng ta cắn nhiều hơn chúng ta có thể nhai.” Ví dụ, thử tưởng tượng rằng bạn đã không tập luyện trong suốt năm qua và đột nhiên bạn nổi hứng thực hiện một chế độ đi bộ 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần. Thường thì bạn sẽ thấy rằng việc tập luyện như vậy quá mệt mỏi và bạn sẽ gạt nó sang một bên sau vài lần.

Cũng có thể xảy ra trường hợp ngược lại, có nghĩa là bạn làm quá ít. 30 phút là quá nhiều nên bạn chỉ đi bộ 10 phút vào lúc nghỉ trưa 3 ngày trong tuần và duy trì chế độ luyện tập như vậy. Vấn đề là như thế bạn cũng không cảm thấy khỏe hơn sau vài tuần luyện tập và động lực của bạn cũng giảm dần.


Cách duy nhất để thực sự phát triển là thách thức với giới hạn thoải mái hiện tại của bạn. Bí quyết là phải tìm được điểm trung gian – nghĩa là việc đó phải đủ khó để mang lại cho bạn lợi ích nào đó nhưng cũng không quá nhiều để bạn có thể sẵn sàng duy trì nó.

4. Những điều chúng ta cưỡng lại thường cám dỗ dai dẳng. Hãy nghĩ đến việc ngồi trước một đĩa bánh sôcôla thơm phức trong một thời gian dài. Những người ăn kiêng sẽ thường thất bại bởi thực đơn của họ thường được xây dựng theo nguyên tắc cưỡng lại những loại thức ăn ưa thích. Cuối cùng chúng ta lại phải cố gắng vận dụng năng lực tự chủ giới hạn của mình.

Điều này cũng giống như những nỗ lực phớt lờ dấu hiệu có thư điện tử mới khi bạn đang thực hiện một việc quan trọng cần chú tâm hết mình.

Câu trả lời hợp lý duy nhất là phải tránh khỏi sự cám dỗ. Với thư điện tử, điều hữu hiệu nhất là tắt nó đi vào những thời gian nhất định và sau đó trả lời vào các lúc khác. Với những người ăn kiêng, hãy để những đồ bạn không muốn ăn ngoài tầm mắt và tập trung vào thực đơn của bạn thay vì nghĩ xem bạn sắp ăn gì, vào lúc vào và bao nhiêu. Bạn càng ít phải nghĩ đến điều phải làm, bạn càng có thể thành công.

5. Các cam kết cạnh tranh với nhau. Chúng ta đều có cảm giác an toàn và thoải mái khi làm những việc chúng ta thường làm, thậm chí cho dù việc đó chưa chắc đã mang lại kết quả tốt nhất cho chúng ta. Nhà nghiên cứu Robert Kegan và Lisa Lahey gọi đó là "sự miễn dịch với thay đổi.” Thậm chí ngay cả những cam kết thay đổi nhiệt thành nhất cũng không phải là thể bằng một cam kết mạnh mẽ nhưng khó thấy – cam kết không thay đổi.

Dưới đây là một cách đơn giản để vượt qua kiểu cam kết đó. Hãy nghĩ đến một sự thay đổi bạn thực sự muốn làm. Và tự hỏi gần đây bạn đã làm hoặc không làm điều gì để làm suy yếu cam kết chủ yếu đó.

6. Duy trì niềm tin. Thay đổi là khó khăn. Thay đổi cũng đau đớn. Và có lúc bạn trải nghiệm sự thất bại. Mọi người thường phải nỗ lực thay đổi sáu lần trước khi thực hiện được sự thay đổi đó. Nhưng nếu bạn thực hiện theo những bước trên, tôi có thể nói rằng, từ kinh nghiệm của chính tôi và của hàng nghìn khách hàng, bạn sẽ thành công, và rất có thể không gặp nhiều thất bại.

19 điều bạn nên làm ít nhất một lần trong đời

Một lần thất tình, một lần làm những điều khiến bạn sợ hãi… đều có thể giúp con người bạn trưởng thành hơn rất nhiều.
Phần lớn những điều chúng ta làm trong cuộc sống là do thói quen, trách nhiệm mà không phải do chủ ý. Dưới đây là 19 điều mà mỗi người nên làm ít nhất một lần trong đời. 
1. Có một công việc kinh doanh riêng
Hãy tìm hiểu xem bạn cần phải có gì để có thể tự thăng chức cho mình thành ông bà chủ. Dù là bạn muốn thành lập một tập đoàn đa quốc gia hay mở một shop bán hàng ở góc phố hoặc chỉ là người kinh doanh tự do trên mạng, hãy một lần trải nghiệm sự tự do và cả thất vọng khi làm việc cho chính mình.
2. Sống ở nước ngoài
Tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau bằng cách cư trú ở một quốc gia khác miễn là số tiền tiết kiệm của bạn và số ngày nghỉ phép của bạn chịu được. Phần lớn các quốc gia cấp visa có thời hạn 60-90 ngày, và nhiều thành phố cung cấp các dịch vụ cho thuê nhà ngắn hạn rẻ hơn nhiều so với giá thuê khách sạn. Khách du lịch và người cư trú tạm thời là hai thế giới rất khác biệt. Hãy đi và khám phá.
3. Lái xe dọc chiều dài đất nước
Ít nhất một lần trong cuộc đời, bạn hãy lên xe và lái qua tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Khi trở về bạn có thể chọn một con đường khác. Phong cảnh và sự trải nghiệm sẽ là những điều bạn không thể nào quên.
4. Một lần thất tình
broken-heart-jpg-1365504807_500x0.jpg
Ảnh: Womansday.ninemsn.com.au
Không ai muốn tìm kiếm đau khổ nhưng nỗi đau tinh thần là một phần tất yếu của cuộc sống. Nó thường là một điều kiện tiên quyết để phát triển lòng vị tha, sự thông cảm, sự thừa nhận và trân trọng tình yêu đích thực khi bạn tìm thấy nó.
5. Được đám đông cổ vũ
Hãy làm một điều gì đó đáng để mọi người cổ vũ như ghi một bàn thắng cho đội bóng của mình, biểu diễn một tiết mục trước toàn công ty, bạn sẽ được nếm thử cảm giác làm một người nổi tiếng.
6. Lưu giữ một bài báo
Tại một số thời điểm trong cuộc sống, bạn hãy làm theo những tấm gương đã thành đạt, từ nghệ sĩ, nhà văn cho tới thủ tướng nhờ cách giữ những bài báo viết về họ phù hợp với những quan điểm, suy nghĩ và đánh giá của bạn.
7. Tin vào linh cảm
Sẽ là tuyệt vời nếu ta có tất cả các dữ liệu để có thể lựa chọn một điều gì đó, nhưng không phải cuộc sống lúc nào cũng rõ ràng như 1+1=2. Đôi khi bạn cần phải tin vào bản năng của mình và “liều lĩnh” quyết định. Tuy nhiên, rất có thể bạn sẽ đi đến một cái đích thú vị hơn nhiều so với đi theo con đường của logic.
8. Cho đi một điều gì đó
Cuộc sống của bạn viên mãn và hạnh phúc. Hãy dùng thời gian, tài năng và những đồng tiền mồ hôi nước mắt của bạn để giúp đỡ những người kém may mắn. Bạn không chỉ cải thiện cuộc sống của những người trực tiếp tiếp xúc, mà còn làm giàu cho cộng đồng và cho chính bản thân bạn.
9. Thiết kế và xây một ngôi nhà
Bạn không cần ép cuộc sống của mình vào không gian do một người không hiểu rõ nhu cầu của bạn thiết kế. Dù đó là ngôi nhà trong mơ của bạn hay chỉ góc phòng bạn muốn thư giãn cuối tuần, ít nhất hãy thiết kế một không gian theo đúng ý bạn.
10. Làm một bữa ăn với những thực phẩm do tự tay bạn nuôi trồng
Hầu hết chúng ta đều không suy nghĩ nhiều đến việc cần bao nhiêu công sức để sản xuất ra các thực phẩm chúng ta yêu thích và tiêu thụ mỗi ngày. Hãy thử một lần tự trồng rau, nuôi gà, không chỉ được ăn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng mà bạn còn hiểu hơn về nỗi vất vả của người nông dân.
11. Mua một tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích
Mua một tác phẩm nghệ thuật khi nó vừa xuất hiện có thể là một sự đầu tư nhưng cũng có thể lãng phí, nhưng ít nhất một lần trong đời bạn nên mua một tác phẩm theo tiếng gọi của trái tim chứ không phải của túi tiền. Hãy quên đi chi phí và giá trị mà bạn có thể thu được khi bán lại nó, hãy mua một tác phẩm chỉ đơn giản vì bạn thích nó.
12. Cắm trại ở nơi hoang dã
Dựng lều ở sân vườn hay cắm trại tại công viên thành phố đều rất vui. Nhưng cuộc phiêu lưu đúng nghĩa chỉ diễn ra khi bạn trở về với thiên nhiên hoang dã. Hãy đề lại cuộc sống văn minh phía sau lưng và chỉ dựa vào chính bạn cùng những người bạn đồng hành với bạn, bạn có thể khám phá ra nhiều khả năng và phẩm chất của mình mà bạn chưa từng nghĩ đến.
13. Nghỉ phép dài hơi
Rất nhiều người mơ về một năm không làm việc nhưng rất ít người dám biến điều đó thành hiện thực. Hãy là một người biết lao động và biết nghỉ ngơi. Hãy tiết kiệm tiền và viết đơn xin nghỉ phép, dù đó là cả năm hay chỉ một tháng để đi du lịch, theo đuổi niềm đam mê và lập kế hoạch cho chương tiếp theo trong cuộc đời của bạn.
14. Làm một món đồ
Hãy dành thời gian tìm hiểu về nghề mộc và chế biến gỗ. Sau đó bạn có thể tự mình đóng cho mình một chiếc bàn, chiếc ghế hay một cái giá sách. Đồ mộc do tự tay bạn làm bao giờ cũng có giá trị hơn những món đồ bạn mua ở cửa hàng. Nó cũng không cần phải hoàn hảo để trở thành một món đồ gia truyền.
15. Đi lặn
Hơn 70% bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước. Hãy khám phá vẻ đẹp của thủy giới bằng một cái mặt nạ và vây cá đi lặn.
16. Nuôi thú cưng
Con vật nuôi yêu thương chúng ta vô điều kiện, chúng cũng có thể dạy cho chúng ta cách sống và yêu thương đồng loại tốt hơn.
17. Thực hiện một hoạt động từng khiến bạn sợ hãi
Leo núi, đi tàu lượn khổng lồ, đứng trên ban công tòa nhà 70 tầng nhìn xuống mặt đất… hãy làm một điều gì đó mà bạn vẫn thường sợ hãi. Hãy thử chinh phục nỗi sợ hãi của mình và bạn sẽ thấy mình trưởng thành rất nhiều.
18. Hãy đứng dậy
Hãy đứng lên và nói những điều chống lại sự bất công. Nếu bạn biết mình đúng, hãy hành động với lòng dũng cảm và bất chấp rủi ro.
19. Làm công việc mà bạn thực sự quan tâm
Tất cả đều rất bình thường, chúng ta lựa chọn một công việc dựa trên mức lương mình nhận được hoặc danh vọng đi kèm. Quá ít người đủ may mắn để làm có thể làm công việc thực sự có ý nghĩa với họ. Hãy thử một lần trong đời, làm đúng công việc mà bạn yêu thích.