Cho dù bạn đã kinh doanh một thời gian dài hoặc bạn mới chỉ bắt đầu thì Quảng cáo Facebook là một cách cần thiết và mạnh mẽ để giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách chính xác để từng bước từng bước thuyết phục họ mua hàng của bạn.
Có rất nhiều người, đặc biệt những người đang kinh doanh vẫn đang nhầm lẫn giữa Quảng cáo Facebook và quảng cáo Google là giống nhau. Nếu bạn là người mua hàng, bạn hãy thử vào Google và tìm kiếm một sản phẩm cụ thể nào đó xem, Google sẽ hiển thị quảng cáo giúp bạn thực hiện nhu cầu đó một cách ngay lập tức. Đối với Facebook thì khác, Facebook sẽ tạo ra nhu cầu, gia tăng nhận diện thương hiệu, sản phẩm từ các thị trường mà bạn muốn tiếp cận, kết nối với những người chưa bao giờ nghe nói hay biết về bạn trước đó.
Điều quan trọng là bạn phải hiểu được Phễu bán hàng trên Facebook như thế nào. Bạn cần phải tập trung từng bước, từng bước thu hút khách hàng tiềm năng mới, tạo, chăm sóc và nuôi dưỡng mối quan hệ gắn kết với họ, sau đó chuyển đổi họ thành khách hàng của bạn. Tất nhiên, bạn không thể quên những khách hàng cũ của bạn, bạn cần chuyển đổi họ ở mức độ cao hơn, đưa họ lên phễu có giá trị cao hơn, cung cấp sản phẩm, dịch vụ có giá trị lớn hơn.
#1 LỢI NHUẬN NẰM TRONG TƯ DUY
May mắn cho tôi khi tôi có cơ hội để làm việc với các nhà quảng cáo mạng xã hội tốt nhất trên Facebook. Trong đó, tôi có biết đến ông Dennis Yu, giám đốc điều hành tại Blitzmetrics. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm trong quảng cáo kỹ thuật số và xã hội trong đó ông chú trọng đầu tư vào hệ thống, quy trình và nguồn lực con người. Tôi nhận được nhiều bài học từ ông qua email, qua các chương trình chia sẻ của ông trên Youtube (Xem tại đây).
Trước khi bạn dành tiền đầu tư vào quảng cáo Facebook, bạn cần phải trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản nhất về Facebook, Quảng cáo Facebook, cần biết cách đo lường kết quả của bất kỳ chiến dịch nào của bạn. Bạn cần phải trang bị cho mình một vài chiến lược cùng với những quy trình cụ thể, với những checklist công việc rõ ràng và cam kết dành thời gian cho công việc này, trong đó quan trọng là phải biết phân tích, đo lường thống kê kết quả đạt được.
Google Analytics là điều cần thiết, nhưng bạn cần phải thực hiện một bước xa hơn bằng cách sử dụng Google Tag Manager. Google tag manager là ứng dụng web được google phát triển để quản lí các “tag” được tạo ra cho website. Bạn có thể sử dụng gmail để đăng nhập và bắt đầu sử dụng Google Tag Manager tại : http://www.google.com/tagmanager/. Trình quản lý thẻ của Google hoạt động qua đoạn mã chứa mà bạn đặt trên tất cả các trang trên trang web của mình. Đoạn mã chứa thay thế thẻ AdWords, Google Analytics, Floodlight và các thẻ khác trên trang web của bạn.
Bạn chỉ việc nhét một đoạn code 1 lần duy nhất từ Google Tag Manager vào Website, và tất cả những gì bạn làm sau đó là thao tác với tài khoản Google Tag Manager đó, không phải đụng đến Website của mình nữa. Tài khoản Trình quản lý thẻ của Google cho phép bạn quản lý thẻ cho một hoặc nhiều trang web. Mặc dù bạn có thể thiết lập nhiều tài khoản Trình quản lý thẻ của Google từ một tài khoản Google, thường bạn chỉ cần một tài khoản Trình quản lý thẻ của Google cho mỗi công ty. Đọc Thiết lập và quy trình làm việc để tìm hiểu thêm.
#2 ĐỐI TƯỢNG TÙY CHỈNH – CUSTOM AUDIENCE
Tùy thuộc vào lưu lượng truy cập mà bạn đang nhận được vào trang web của bạn, thì bước tiếp theo của bạn là phải thiết lập các tệp đối tượng tùy chỉnh của bạn. Đây là sự kết hợp những người sử dụng Facebook đã từng truy cập vào trang website của bạn thông qua một phương tiện, công cụ nào đó. Tôi thường bắt đầu bằng cách tạo ra một số tệp đối tượng tùy chỉnh như sau :
- Đối tượng tùy chỉnh (Custom Audience) – Danh sách Email
- Đối tượng tùy chỉnh (Custom Audience) – Những người đã từng truy cập website trong vòng 180 ngày
- Đối tượng tùy chỉnh (Custom Audience) – Những người đã từng truy cập website trong vòng 60 ngày
- Đối tượng tùy chỉnh (Custom Audience) – Những người đã từng truy cập website trong vòng 30 ngày
- Đối tượng tùy chỉnh (Custom Audience) – Những người đã từng truy cập website trong vòng 07 ngày
- 1% Lookalike Audience – Tất cả khách truy cập Website
- 1% Lookalike Audience – Khách truy cập tùy chỉnh
- 1% Lookalike Audience – Fan hâm mộ của Facebook Page
- Custom URL Audiences – Truy cập vào một URL cụ thể
Việc của bạn là tạo một Pixel, chỉ cần một Pixel, triển khai nó lên website đồng thời tạo ngay các đối tượng tùy chỉnh bằng cách truy cập Facebook Ads Manager –> Tools (Công cụ)–> Audiences (Đối tượng)
Tùy thuộc vào lưu lượng truy cập vào website của bạn mà bạn có kế hoạch tạo các tệp đối tượng tùy chỉnh phù hợp với việc nhắm mục tiêu trong tương lai.
#3 QUẢNG CÁO SẢN PHẨM ĐỘNG – DYNAMIC PRODUCT ADS
Đơn giản chỉ cần thiết lập, Quảng cáo sản phẩm động là một cách để nhắm mục tiêu đến những người đã từng đễn trang web và các sản phẩm cụ thể trên trang web của bạn. Bạn chỉ cần thiết lập danh mục sản phẩm thông qua tài khoản Business Manager.
Khi bạn truy cập vào Business Manager, bạn cần phải chọn ADD NEW và chọn danh mục sản phẩm. Bạn sẽ cần phải tạo ra một tập tin CSV của tất cả các sản phẩm của bạn ở định dạng do Facebook khuyến nghị. Bạn có thể xem bài viết hướng dẫn từng bước từng bước chi tiết tại đây. Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về Quảng cáo sản phẩm động – Dynamic Product Ads, bạn có thể xem thêm tại đây.
#4 ĐỊNH VỊ MỤC TIÊU THÔNG MINH – SET SMART GOALS
Tôi luôn nhấn mạnh với học viên của tôi cũng như khách hàng của tôi về việc này. Bạn sẽ chẳng thể đi đến đâu được nếu như bạn không có điểm đến. Bạn làm gì thì làm, nhưng bạn cần phải có mục tiêu rõ ràng và khôn khéo. Đừng tự bắt mình đi trong bóng tôi, bạn có thể sẽ nhanh chóng thất bại, lãng phí thời gian và tiền bạc của bạn nữa.
Điều quan trọng là phải đặt mục tiêu rõ ràng cho từng bước, từng giai đoạn. Bạn cần phải vạch ra một cách chính xác những gì bạn muốn:
- Giá trị đem lại cho bạn của mỗi Fan/Khách hàng tiềm năng/Người đăng ký là bao nhiêu và bạn muốn bao nhiêu?
- Chi phí cho mỗi tương tác là bao nhiêu?
- Giá trị đem lại cho bạn của mỗi hành động cụ thể/lượt bán hàng/ chuyển đổi là bao nhiêu?
Rõ ràng, mục tiêu của bạn phụ thuộc vào tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Và nếu bạn đang ở con số 0, thì việc phải tiến hành các hành động thử nghiệm, lặp đi lặp lại, kết hợp với việc phân tích dữ liệu đạt được của mỗi chiến dịch để cải thiện kết quả của bạn cũng như có kế hoạch điều chỉnh ngân sách sao cho phù hợp.
#5 CUNG CẤP NỘI DUNG GIÁ TRỊ, HẤP DẪN – PRODUCE ENGAGING CONTENT
Trang của bạn phát triển dần, số lượng Fan cũng tăng dần, cộng đồng của bạn lớn dần, bạn cần phải tạo ra những nội dung hấp dẫn, có giá trị cho Fan của bạn và nên phải là của riêng bạn. Tùy thuộc vào khả năng, kỹ năng, kỹ thuật, trí tuệ và các nguồn tài nguyên của bạn, tôi khuyên bạn nên sản xuất nội dung có giá trị giáo dục, giúp đỡ hoặc giải trí. Hãy cố gắng truyền tải những trải nghiệm, kết quả của khách hàng vào nội dung của mình. Nó có thể là lời nhận xét, chứng thực của khách hàng, video đập hộp, sử dụng, là các cuộc thi, sự kiện do chính mình tạo ra…
Hãy nhìn vào những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm và bạn cần phải làm tốt hơn họ. Hãy chắc chắn rằng, nội dung bạn làm và cung cấp cho cộng đồng của bạn phải hấp dẫn hơn, nổi bật hơn và sáng tạo hơn.
Quảng cáo Video trên Facebook thực sự là một lựa chọn thông minh cho bạn, ít nhất là ở thời điểm hiện tại với chi phí thấp và khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng rất lớn.
Hãy tìm đến những thương hiệu lớn và các đoạn video mà họ tạo ra để tìm cảm hứng cho riêng mình. Youtube là một nơi tuyệt vời để bạn tìm thấy chúng.
#6 SPLIT TEST(CHIA NHỎ) VÀ LẶP ĐI LẶP LẠI
#6.1 TEST ĐỐI TƯỢNG CỦA BẠN – TÌM ĐỐI TƯỢNG PHÙ HỢP
Hầu hết, các nhà quảng cáo chỉ chạy quảng cáo trên một tệp đối tượng chung chung và hỗn hợp. Điều này dẫn đến việc chúng ta không thể định vị được đâu mới là đối tượng khách hàng tiềm năng mình hướng tới và nên đầu tư thế nào cho phù hợp với nhóm đối tượng đó.
Cách tốt nhất là hãy chia nhỏ nhóm đối tượng khách hàng của bạn ra, tìm nhóm tương tác với quảng cáo của bạn nhiều nhất để thấy hiệu suất của mỗi người.
Dưới đây là cấu trúc chiến dịch theo quy định của Facebook:
Thông thường tôi sẽ thiết lập chiến dịch của tôi với một quảng cáo nhắm mục tiêu vào nhiều nhóm quảng cáo để xem đối tượng khách hàng của mình phản ứng tốt nhất với nhóm quảng cáo nào. Bước tiếp theo là kiểm tra các thông số khác của chiến dịch như mẫu quảng cáo nào tương tác tốt nhất, ở vị trí nào.
Mỗi một nhà quảng cáo có cách thực hiện chiến dịch khác nhau. Nhưng chìa khóa thành công trong quảng cáo Facebook là chia nhỏ đối tượng, thử nghiệm chiến dịch tìm điểm vàng đối tượng, rồi điểm vàng quảng cáo (nhóm quảng cáo, mẫu quảng cáo, vị trí quảng cáo…). Bạn có thể tham khảo một bài viết của ông Denní Yu về cách tối ưu chiến dịch quảng cáo trong vòng 15 phút tại đây.
#6.2 NHÂN BẢN VÀ THAY ĐỔI QUẢNG CÁO
Khi bạn đã xác định được chính xác đối tượng khách hàng của mình, bạn cần phải dịch chuyển sang việc thử nghiệm các thông số khác. Kiểm nghiệm xem vị trí nào phản ứng tốt nhất bằng cách tạo ra các bản sao chiến dịch cùng với một vài thay đổi về hình ảnh, thông điệp quảng cáo, tiêu đề, mô tả quảng cáo cũng như các Call To Action khác nhau. Điều này giúp bạn xác định quảng cáo tốt nhất bạn cần tối ưu tiếp theo.
Nếu bạn muốn biết những gì người khác đang làm trong cùng lĩnh vực của bạn thì tôi đề nghị bạn sử dụng công cụ miễn phí này Ad Espresso. Nó có thể giúp bạn thấy được các thương hiệu khác đang quảng cáo thế nào và sẽ giúp bạn có được một vài cảm hứng và ý tưởng cho việc quảng cáo thương hiệu của bạn.
#7 SỬ DỤNG TIẾP THỊ LẠI – REMARKETING
Sử dụng Tiếp thị lại trên Facebook sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ ROS của bạn(tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi chi phí tiếp thị – return on marketing spend). Bước đầu tiên và quan trọng trong hoạt động tiếp thị lại là bạn cần phải có lưu lượng truy cập website. Bạn cần phải chạy các chiến dịch quảng cáo như nhấp chuột vào trang website tăng tăng lưu lượng truy cập vào trang web trước khi tiếp thị lại trên họ.
Bạn không nên nóng vội trong việc bán hàng. Quảng cáo Facebook rất mất thời gian và bạn cần phải chăm sóc, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng của mình. Hãy chắc chắn rằng, bạn đang cung cấp những nội dung có giá trị và chất lượng đến khách hàng tiềm năng của mình, đồng thời đầu tư chi phí cho việc nâng cao hiệu quả nhận thức và khả năng tiếp cận nội dung đó. Mọi người có thể chưa sẵn sàng mua hàng của bạn những nếu bạn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với họ, có được sự tin tưởng từ họ thì về lâu dài, chắc chắn họ sẽ là khách hàng của bạn.
Đối tượng tốt nhất để tiếp thị lại trên Facebook bao gồm những đối tượng sau đây. Lưu ý rằng, chi phí chuyển đổi với lựa chọn thứ ba có thể cao hơn.
- Website Custom Audience
- Custom Audience
- Lookalike + Interest
#8 BIẾT RÕ TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI CỦA MÌNH
Để đầu tư tiền bạc vào quảng cáo Facebook của bạn, bạn cần phải biết tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Khi bạn bắt đầu tạo ra và nhân bản quảng cáo bạn, hãy phân tích tỷ lệ chuyển đổi của trên mỗi một hành động cụ thể để giúp bạn phân bổ ngân sách hợp lý.
Công thức tính : Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) = Tổng số đơn hàng bán ra (Total Number of Sales) / Số lượt khách truy cập(Number of Unique Visitors) x 100
Ví dụ : Bạn bán ra 10 đơn hàng từ 2000 khách truy cập thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn đang là 1%.
KẾT LUẬN
Có nhiều cách để sử dụng Facebook cho việc quảng cáo thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ. Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một bước đi hợp lý để từng bước tiếp cận khách hàng tiềm năng thì Facebook là một kênh bán hàng tuyệt vời bạn nên lựa chọn.