12.01.2015

15 công cụ SEO miễn phí khá hay ho mà tôi thường sử dụng

Tôi chưa bao giờ cảm thấy chán khi nói rằng tôi rất yêu những công cụ miễn phí. Bài viết này tôi dành riêng để nói về những công cụ tốt nhất – những công cụ SEO miễn phí mà tôi thường xuyên sử dụng, chúng khiến tôi khá hài lòng. Thật tuyệt vời nếu bạn sở hữu một kho vũ khí khổng lồ, nhưng bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi biết vận dụng thành thạo một vài loại vũ khí quyền năng trong số đó. Do vậy, tôi đã liệt kê ra một danh sách những công cụ mà tôi yêu thích kèm theo lời khuyên cho việc làm thế nào để những công cụ này trợ giúp cho bạn một cách đắc lực nhất.
blog-free-seo-toolsĐến cuối bài, bạn sẽ thấy phiên bản 2014 của list này với những ghi chú về sự thay đổi của nó. Ngoài ra còn có thêm một danh sách về những công cụ SEO miễn phí khác nữa.Không chần chừ thêm, đây là 15 món quà yêu thích tôi dành cho các bạn:
15. GTmetrixHiện nay, việc sở hữu một công cụ phân tích và kiểm tra tốc độ trang web của bạn để tối ưu nó là một phần thiết yếu của bộ công cụ SEO. Bất cứ điều gì tác động đến trải nghiệm người dùng (UX) thì đều ảnh hưởng đến SEO, và tốc độ trang web của bạn là vấn đề quan trọng đối với UX, đặc biệt là cho điện thoại di động. Thực tế, rất nhiều công cụ kiểm tra tốc độ trang đã có từ lâu, nhưng tôi nhận thấy rằng GTmetrix đáng tin cậy vì tính toàn diện và độ thân thiện với người sử dụng. Các công cụ kiểm tra tốc độ load trang khác cũng tốt như là PingdomWebPagetest và Google PageSpeed Insights. Cái cuối cùng đặc biệt hơn cả.
GTMetrix
14. Web Developer Toolbar
web developer toolbar
Web Developer Toolbar là một công cụ hỗ trợ khá tốt cho dân thiết kế web và các chuyên viên SEO với nhiều option cho việc debug và thăm dò trang web nhằm kiểm tra website của chúng ta có đúng chuẩn CSS, HTML hay không, đồng thời có thể xem nhanh cấu trúc và các thành phần khác của website.
13. SEO Quake Toolbar
SEO Quake
SEO Quake là một công cụ mà các SEOer rất hay dùng, nó cung cấp cho chúng ta những dữ liệu về lưu lượng truy cập, đường link liên kết, chia sẻ mạng xã hội, tối ưu từ khóa on-page và nhiều thứ khác nữa. Trong website SEO Quake có rất nhiều tips hữu ích giúp bạn biết sẽ phải làm gì với những dữ liệu này.
12. HootsuiteVào năm 2015, các phương tiện truyền thông xã hội trở nên rất quan trọng để SEO thành công. Hootsuite là một trong những hệ thống quản lý phương tiện truyền thông xã hội dễ dàng và hiệu quả. Tôi không nói Hootsuite là công cụ tốt nhất, nhưng nó khá là quen thuộc với tôi và rất hữu ích cho việc quảng bá nội dung mới và có cơ hội cao trong việc tương tác với những người có tầm ảnh hưởng (Influencers).
hootsuite
11. Wayback MachineWayback Machine là một công cụ lưu trữ lịch sử Internet hoàn thiện nhất, cho phép bạn xem trang web của bạn tại những thời điểm trong quá khứ trông như thế nào. Ví dụ, khi tỷ lệ chuyển đổi đang giảm, trước khi mất nó hoàn toàn bạn cần phải biết trang của bạn đã thay đổi những gì, nhưng bạn không biết trước đây trang của bạn thế nào. Hãy dùng Wayback Machine để nhìn vào phiên bản cache của web, bạn sẽ thấy được web trước đây thế nào và giải mã, có lẽ một cái gì đó thay đổi đã làm giảm chuyển đổi chăng? Tôi không thể cho bạn biết đã bao nhiêu lần tôi sử dụng công cụ miễn phí này cho công việc dò tìm để crack những trường hợp lượng traffic “bị mất tích” không rõ nguyên do. Vậy nên, đối với tôi, Wayback Machine luôn giữ một vị trí đặc biệt hơn cả. Nếu những con số của trang web tự dưng có thay đổi hay một thứ gì đó của trang web đã thay đổi nhưng bạn lại không có một site back – up nào có sẵn cả thì hãy sử dụng Wayback Machine.
10. Chrome Developer ToolsPhím “F12” hiện nay còn được gọi là phím SEO, bởi vì nó là một phím tắt chính được xây dựng ngay bên trong Chrome mà nhiều người hiếm khi sử dụng hoặc chưa biết đến. Các bạn có thể dễ dàng mở Chrome DevTools với nhiều cách khác nhau. Nhưng đơn giản nhất vẫn là cách nhấp phím tắt F12 (hoặc Ctrl+Shift+I). Nếu các bạn muốn tiện hơn nữa, chúng ta có thể dễ dàng nhấp chuột phải và bất kỳ vị trí nào trên website của mình và chọn Inspect Element (Kiểm tra phần tử), công cụ này sẽ xuất hiện ngay bên dưới trình duyệt Google Chrome. Với Chrome DevToools, bạn có thể thực hiện một số các công việc liên quan đến SEO như là: kiểm tra trải nghiệm người dùng trên điện thoại di động (UX mobile), SEO giả lập, chuẩn đoán tốc độ trang, lọc tách mã nguồn, kiểm tra tình trạng mã http và mocking-up chỉnh sửa trực tiếp đến một trang web (bao gồm cả thẻ tiêu đề và mô tả Meta trong SERPs).
9. Google Trends
Google Trends
Google Trends là công cụ thuộc Google Search cho phép chúng ta xem thống kê về việc tìm kiếm của một hoặc nhiều từ khóa nào đó. Nó sẽ biểu diễn số liệu dưới dạng biểu đồ theo thời gian để chúng ta biết khi nào thì mức độ quan tâm của một từ khóa tăng cao, khi nào thì giảm xuống thấp. Biểu đồ này hữu dụng khi bạn đang nghiên cứu về sự phổ biến của một vấn đề nào đó bởi vì bạn có thể đặt số liệu vào trong hoàn cảnh thời gian nhất định, do đó thông tin thu được sẽ có ý nghĩa hơn.Đối với các Marketer nói chung, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp không có tính ổn định như công nghệ và thời trang, Google Trends có thể giúp bạn tìm ra xu hướng tìm kiếm từ khóa của người dùng để biết khách hàng của bạn đang quan tâm đến vấn đề gì. Nếu bạn có thể kiểm soát được việc phân tích xu hướng thị trường online đồng thời có được một bước tiến mới trước các đối thủ cạnh tranh thì có thể đem đến cho bạn những lợi nhuận rất lớn. Còn đối với những nhà tiếp thị tìm kiếm, hoàn toàn khôn ngoan nếu dùng Google Trends để phân tích những thay đổi trong hành vi truy vấn tìm kiếm. Ngay cả các nhà văn thường ngày có thể cải thiện phong cách viết của họ bằng cách hiểu được những xu hướng mà người dùng hay đọc.Tóm lại, Google Trends là một cánh tay phải cực kỳ mạnh mẽ, hỗ trợ đắc lực cho chúng ta nhưng thường bị bỏ qua.
8. Keywordtool.ioNhập một từ khóa bạn muốn vào công cụ miễn phí cơ bản này và nó sẽ nhanh chóng đưa ra cho bạn một tấn những từ khóa tuyệt vời dựa trên tính năng đề xuất tự động của Google, Bing, Youtube, hay App Store Search.
keyword tool
Keywordtool.io khá tuyệt khi tạo ra hàng ngàn ý tưởng từ khóa có liên quan đến chuỗi từ khóa của bạn, đặc biệt là các longtail keywords sẽ không hiển thị trong các công cụ kiểm tra từ khóa Adwwords do khối lượng rất thấp. Tôi thường sử dụng Keywordtool.io khi đang xây dựng một danh sách các từ khóa tiềm năng, đặc biệt là khi tôi cần các từ khóa đuôi dài. Keywordtool.ie mới lọt vào danh sách này do một độc giả chia sẻ, tìm hiểu ra thì công cụ ban đầu của loại này là Ubersuggest.
7. Bing Webmaster ToolsBing Webmaster Tools (BWT) cũng là một công cụ vẫn thường hay bị xem nhẹ. Hiện tại ở Việt Nam thì Công cụ tìm kiếm Bing & Bing Webmaster Tools không được cộng đồng SEO sử dụng rộng rãi. Việc làm SEO, phân tích các thông số SEO hay làm dịch vụ SEO đều phụ thuộc vào Google Webmaster Tools. Đây là điều dễ hiểu vì so với Google, công cụ tìm kiếm Bing tìm kiếm không thể nào so sánh được.
BWTKhi sử dụng và để ý bạn sẽ thấy cách mà Bing xử lý trang web của bạn và cho phép bạn kiếm soát nó thật tuyệt vời. Tương tự như chức năng với Google Webmaster Tools như kiểm soát số lượng truy cập, phân tích trùng lặp thẻ tiêu đề, kiểm tra dà soát những lôi trên web, Bing cung cấp một bộ công cụ nghiên cứu thú vị và nguồn lực cho các webmaster.
6. Google (and Bing)Có một điều rất rõ ràng là tôi đã quên mất trong một năm qua đó là chính bản thân bộ máy tìm kiếm Google và Bing là những công cụ SEO rất hữu ích. Ưu thế của các chức năng trong bộ máy tìm kiếm là một phần của SEO tổng thể. Với Google-fu (hoặc Bing-fu), bạn có thể kiểm tra các chỉ số hóa và nội dung trùng lặp, kiểm tra thứ hạng từ khóa, phân tích danh sách SERP, theo dõi outreach và liên kết tiềm năng.
5. Screaming Froghttps://www.youtube.com/watch?v=qXrrvtMzW-c
Sreaming Frog
 là một công cụ thu thập dữ liệu website được thiết kế đặc biệt cho SEO. Chỉ trong vòng vài phút, bạn sẽ nhận được những dữ liệu quan trọng trên mọi URL. Tôi thường sử dụng nó cho một số nhiệm vụ quan trọng liên quan đến web về các vẫn đề thu thập dữ liệu, kiểm tra sitemap XML, đánh dấu lỗi thu nhập dữ liệu, kiểm tra sự tối ưu hóa on-page với số lượng lớn… Cách tốt nhất là hãy download nó về thử sử dụng nó.
4. Google Keyword PlannerGoole Keyword Planner là công cụ nghiên cứu từ khóa được coi là phổ biến và hiệu quả nhất cho đến thời điểm hiện tại. Dù cho Google Keyword Planner đã được thay thế bằng Google Keyword Research Tool, vẫn có rất nhiều nhà quản trị website dùng Google Keyword Planner để nghiên cứu từ khóa cho content marketing và chiến lược SEO.
Keyword Planner
Công cụ Google Keyword Planner, trước đây còn được biết đến như là Google Keyword Tool, cho phép bạn ước tính khối lượng tìm kiếm Google hàng tháng cho hàng chục từ khóa trong vài giây. Qua công cụ Google Keyword Planner này bạn cũng đánh giá được phần nào nhu cầu của thị trường cũng như sơ bộ về độ khó của từ khóa.
3. Moz
moz
Moz là một bộ công cụ Inbound Marketing (phương pháp truyền thông 2 chiều, tận dụng các mối quan hệ và tương tác trên các mạng xã hội, các kênh giao tiếp qua lại như email, điện thoại, Inbound Marketing lấy Khách hàng làm trung tâm). Dưới đây là những công cụ của Moz 
– Open Site Explorer là một công cụ phân tích backlink với những chỉ số (metrics) gần giống với mạng lưới liên kết (link equity).
 Followerwonk hiển thị dữ liệu lên Twitter.
– Moz Local (trước đây là Get Listed) cho phép bạn xem vị trí địa lý một doanh nghiệp địa phương và đề xuất vị trí đầu tiên bạn nên tìm đến khi bạn bắt đầu SEO địa phương (Local SEO) cho một website. Dù là mở văn phòng hay kinh doanh thì chắc chắn những người quan tâm đến vị trí của bạn hầu hết là những khách hàng lân cận đó. Chính vì vậy, việc tập trung tối ưu hóa cho SEO ở từng vị trí địa phương là điều khá quan trọng.
– Mozbar là một tiện ích được nhiều người yêu thích trên trình duyệt Chrome cho phép bạn nhanh chóng nhận được các chỉ số PA (Page Authority), DA (Domain Authority), MozRank hay Social (Like/Tiwtter/G+) của trang mà bạn đang truy cập.
– SERP Overlay (xem bên phải) là một phần của Mozbar, nó thể hiện các số liệu OSE trên các dạng kết quả tìm kiếm cá nhân.
2. Google Search ConsoleTương tự như Bing Webmaster Tools, Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tools) cung cấp dữ liệu và điều khiển cấu hình cho trang web của bạn trong Google.
GWT_screenshot
Cái tên chỉ là thay đổi lại cho phù hợp với thời thế, còn các chức năng bên trong vẫn đang được phát triển và đổi mới hàng ngày, đây là công cụ không thể thiếu nếu như bạn vẫn còn muốn trang web của bạn hiển thị đẹp trên kết quả tìm kiếm của Google.
1. Google Analytics
Nếu bạn đang đọc blog này, rất có thể bạn đã sử dụng Google Analytics. Tôi nhớ là mình đã viết về nó 1 đến 2 lần gì đó.Dữ liệu SEO có giá trị nhất là giúp bạn hiểu khách truy cập và cách họ tương tác với trang web của bạn. Không có công cụ nào tôi từng sử dụng mà cung cấp dữ liệu giống như Google Analytics, và không một công cụ nào mà tôi đã đề cập thực hiện tốt việc cung cấp dữ liệu giúp bạn hiểu được những con số đó bằng Google Analytic. Cho nên, đây là lý do vì sao Google Analytics đứng ở vị trí số 1 và cũng là công cụ tôi tin tưởng nhất.

Dưới đây là danh sách của năm 2014


Một vài vị trí bị thay đổi hoặc được thay thế, bởi vì những công cụ đó không còn quan trọng bằng, hay có thêm những công cụ mới tiềm năng hơn.15. GTmetrix14. SEO-browserSEO-browser trông giống như một bộ máy tìm kiếm. Đây là một công cụ SEO nội dung (content) web miễn phí giúp bạn tối ưu hóa nội dung website của mình. Chức năng chính của công cụ này là tìm ra các thông tin nội dung trên website của bạn như:– Dữ liệu thẻ meta– Robot.txt– Javascript– Internal and external links– Text ratioHiểu được những gì một bộ máy tìm kiếm có thể thấy là điều cần thiết để SEO. Browseo cũng giống như là SEO-browser nhưng nó bao gồm cả hình ảnh và một chút thông tin SEO của bạn. Tôi đã đưa SEO-browser ra khỏi danh sách sau khi được biết rằng nó và Browseo không hoàn toàn up-to-date (cập nhật) với khả năng thu thập dữ liệu của Google.13. Wayback Machine12. Xenu Link SleuthXenu Link Sleuth là một trong những phần mềm rất mạnh có thể kiểm tra được tất cả những liên kết có mặt trên website của bạn và báo cáo về số liệu URL như mã trạng thái http, loại nội dung, kích thước trang và nhiều cái khác nữa. Về bản chất, Xenu là một phần mềm được sử dụng để dò tìm toàn bộ liên kết trên một website và bất kể là loại liên kết nào, từ link ảnh, internal link cho đến các loại liên kết external link trên trang. Cách thức hoạt động của phần mềm này giống hệt như các công cụ crawler của bộ máy tìm kiếm: lần lượt dò tìm và thống kê từng liên kết trên một trang. Ngoài ra, Xenu là một công cụ khá mạnh trong việc tìm kiếm liên kết hỏng (404). Tôi loại Xenu ra khỏi danh sách là bởi vì gần đây bản miễn phí Sreaming Frog trở nên khá tuyệt, làm cho Xenu không còn hấp dẫn nữa.11. Web Developer Toolbar10. Majestic SEOMajestic SEO là một hệ thống phân tích backlink cực mạnh, nó tự hào khi public hệ thống cơ sở dữ liệu liên kết có sẵn mới nhất, hiện đại nhất cho cộng đồng. Tuy nhiên, tôi đã bỏ nó ra khỏi danh sách bởi vì khả năng hoạt động của nó bị xuống cấp nghiêm trọng so với những gì mà những phiên bản miễn phí có thể thực hiện. Qua đó có thể nói được rằng, những bản miễn phí vẫn còn rất giá trị theo thời gian, đặc biệt là khi nhìn vào lịch sử phát triển của các số liệu liên kết.9. SEO Book SEO ToolbarTôi ngừng sử dụng thanh công cụ này và thay thế bằng SEO Quake, bởi vì chức năng của SEO Quake cũng tương tự như vậy. Hơn nữa, SEO Book SEO Toolbar chỉ có sẵn trong trình duyệt FireFox, một trình duyệt mà tôi cũng như đã số người tiêu dùng bây giờ hiếm khi sử dụng nữa.8. SEO Quake Toolbar7. Google Trends6. Screaming FrogSreaming Frog vẫn đang dần phát triển tốt hơn, và bản miễn phí này sẽ còn mạnh mẽ hơn bao giờ hết.5. Google Keyword Planner4. Bing Webmaster Tools 
Bing Webmaster Tools vẫn còn cần thiết để nghiên cứu dữ liệu từ Bing, mặc dù có vẻ như là chưa có bất kỳ cải tiến nào trong vòng hơn một năm qua.
3. Moz
2. Google Webmaster Tools
1. Google Analytics


Những công cụ danh giá khác nữa:



Tôi không thể nào đếm cho xuể, nhưng dưới đây là một vài công cụ miễn phí khác nữa tôi sử dụng cho SEO:– BuiltWith là một công cụ hạng nhẹ, tiện ích Chrome dễ sử dụng sẽ cho các bạn biết những ứng dụng kỹ thuật nào mà một website sử dụng (như cms, server, hosting, analytics và nhiều thứ khác nữa).
– CopyScape cho phép bạn nhập URL và tìm hiểu nếu có nội dung trùng lặp ở chỗ nào đó khác trên website của bạn.
– Feedthebot là một tập hợp của hàng chục công cụ để phân tích tốc độ và hiệu suất trang.
– Firebug là một phần mở rộng của Firefox dành cho phát triển website (Web Developer) và SEO kỹ thuật (Technical SEO) giúp bạn kiểm tra các yếu tố như là code, mã mockups hoạt động trên trình duyệt và nhiều thứ khác nữa.
– Google Alerts và Talkwalker giúp bạn theo dõi các trang web đề cập đến thương hiệu của bạn, hay thông báo cho bạn những từ khóa liên quan đến bạn được sử dụng trực tuyến. Ngoài ra Talkwalker giúp bạn theo dõi đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn muốn làm nghiên cứu về một trong những đối thủ cạnh tranh, bạn có thể nhập từ khóa liên quan đến họ và nhìn thấy nơi họ xuất hiện trên trang web.
 SEMrush là công cụ nghiên cứu từ khóa, cho phép bạn phân tích khả năng thực hiện của từ khóa và xem qua đối thủ cạnh tranh của mình, đồng thời cho phép người dùng biết được từ khóa nào có thể sử dụng trong chiến dịch marketing. Ngoài ra, nó còn xem cả lưu lượng truy cập tự nhiên và cả lưu lượng truy cập mất phí. SEMrush có thể truy cập thông qua các thanh công cụ như SEObook và SEOQuake.
– sg.SerpStat.com là một bộ máy tạo từ khóa tương tự như Uber Suggest và Keywordtool.io. Nó không toàn diện như 2 công cụ kia nhưng nhanh và thuận tiện trong việc phân chia các nhóm từ khóa.
– SpyFu, thực hiện chức năng giống như SEMrush.
Còn đây không phải là những công cụ “SEO” theo như đã nói, nhưng tôi cũng thích chúng như thế:
– Jing là một công cụ khá hữu ích bởi nó không chỉ cho phép bạn dễ dàng chụp màn hình và chia sẻ chúng mà còn giúp bạn tô điểm chúng bằng những hình giải thích với màu sắc : các mũi tên, các viền khung, bài viết…
– Notepad++ là một trình soạn thảo mã nguồn mở. Đây là một công cụ hỗ trợ lập trình cho nhiều ngôn ngữ như Php, C#, Java,… và nó chỉ chạy trên Window.
– Boomerang for Gmail giúp tôi quản lý email, tạo nhắc nhở, theo dõi khách hàng và lập kế hoạch tiếp cận email (Đọc thêm tại: http://goo.gl/jecWFv).
 Dropbox giúp lưu trữ và sao backup tất cả Gigabyte mà tôi có và có thể dễ dàng chia sẻ chúng.
– Google Drive (bao gồm cả Docs và Sheets) là một cỗ máy hỗ trợ công việc cực kì hiệu quả. Không giống như nhiều người vẫn nghĩ Google Drive chỉ là một ổ đĩa lưu trữ trực tuyến tương tự như Dropbox, đây thực chất là một gói công cụ văn phòng trực tuyến và là thứ kết nối hàng loạt các dịch vụ quan trọng khác của Google. Thực tế cho thấy, Google Drive là một công cụ rất tiềm năng.
– Exel rất quen thuộc với mọi người. Những hàm mà bạn tiếp xúc trong Excel cũng là những hàm số mà bạn thường xuyên gặp trong các ứng dụng khác như Access, SQL,… và trong kỹ thuật lập trình PASCAL, C++, C#, VB.NET,…. Sử dụng và hiểu các hàm Excel sẽ giúp bạn có nền tảng cơ bản khi làm việc với các phần mềm tính toán khác, tiến xa hơn trong kỹ thuật lập trình, …
Nếu còn những công cụ SEO miễn phí hay ho nào khác hoặc những công cụ hữu ích hơn thay thế những công cụ trong danh sách này hãy chia sẻ với chúng tôi, chúng tôi sẽ cập nhật.

GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG VÀ KÍCH THÍCH MUA HIỆU QUẢ THÔNG QUA LANDING PAGE CHUYÊN NGHIỆP

Landing pages còn được biết đến với tên gọi “ Lead capturing Pages” hay còn gọi là trang đích, nơi nắm giữ một chỉ thị nào đó mà chủ website muốn visitor thực hiện. Nó là một trong những công cụ web mạnh mẽ nhất để gửi đi một thông điệp.
Không giống như những full website có khuynh hướng có nhiều phần xê dịch như: ( trang về chúng tôi, trang sản phẩm, thanh toán, liên hệ…) Thì landing page với định dạng một page có thể là nền tảng hoàn hảo để truyền tải một thông điệp rõ ràng.

Và dĩ nhiên, chúng nhắm mục tiêu để đạt được một thứ gì đó cụ thể như là: Khiến người đọc click. Những gì sau khi visitor click qua có thể khác nhau nhưng thường là: đăng ký dịch vụ, bắt đầu mua sắm, tìm hiểu thêm về những gì bạn cung cấp hoặc truy cập vào website chính của bạn.

GIỮ THIẾT KẾ GÓI GỌN TRÊN MỘT TRANG.

Một landing page chỉ nên vừa vặn trên 1 trang. Điều này không nên nhầm lẫn với một mini site, có thêm những page và thành phần thêm vào sẽ làm cho landing page rối rắm hơn và ít đi khả năng chuyển đổi.



Bên cạnh sự đầu tư đúng đắn về nội dung, chăm chút sản phẩm thì định hướng làm SEO tốt sẽ đem lại thành công về mặt doanh thu bán hàng cho bạn.

VIẾT CTA RÕ RÀNG.

Để nhận được những click phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng có một call to action trọng tâm và hấp dẫn chính là chìa khóa của vấn đề. 


THÊM NHỮNG NÚT BẤM MỜI GỌI KHÔNG THỂ CHỐI TỪ.

Trong khi CTA cung cấp văn bản, thì nút nhấn của nó cung cấp sức hút trực quan. Có được nhiều ánh mắt tập trung vào lời kêu gọi hành động với nút bấm sẽ giống như thỏi nam châm thu hút con trỏ chuột của người dùng. Bạn cần loại bỏ đi suy nghĩ chủ quan rằng nút bấm của bạn chắc chắn là có 100% được click và những người click đã tới trang kế tiếp.
Hãy sử dụng hiệu ứng khi rê chuột lên nút bấm của bạn như là một giải pháp kết hợp nhằm tăng khả năng click.


SỬ DỤNG FONT CHỮ PHÙ HỢP

Hãy tuân theo một sự thiết lập cố định trong việc sử dụng font chữ trên một website, chỉ nên dùng 2, tối đa là 3 font khi thiết kế. Những font chữ vui mắt có quá nhiều cám dỗ, người thiết kế dễ dàng bị kích thích ham muốn thử tất cả các font. Đó là một sai lầm nghiêm trọng mà bất cứ chuyên gia thương hiệu nào cũng khuyên bạn nên tránh.
Đơn giản là chỉ chọn một vài font kết hợp tốt với nhau giúp truyền đạt thông điệp của bạn và thương hiệu một cách rõ ràng.


Những font chữ bóng bẩy mà bạn chọn sẽ không giá trị nhiều nếu không một ai trông thấy chúng. Đừng khiến cho vistor đến với website bạn phải căng mắt ra. Hãy đảm bảo tất cả nội dung trên landing page dễ dàng đọc được.

SỬ DỤNG NHỮNG YẾU TỐ KÍCH THÍCH THỊ GIÁC

Nếu bạn muốn truyền tải một thông điệp, sẽ có nhiều phương án để làm điều đó hiệu quả hơn là từ ngữ. Truyền đạt thông điệp chỉ với duy nhất văn bản sẽ rất khó tạo nên đột phá trong thị trường hiện nay. Mọi người muốn nhận được ít nhất nửa câu chuyện thông qua hình ảnh.

Vì thế hãy sáng tạo để kết hợp ngôn từ và hình ảnh sống động trong thiết kế landing page.


THÊM LIÊN KẾT

Một xu hướng tuyệt vời được sử dụng trong thiết kế lading page hiện nay là thiết kế trang có nội dung dài và người dùng phải sử dụng chuột để kéo xuống phía dưới để xem. Tuy nhiên nếu không sử dụng liên kết bạn sẽ có thể gây thất vọng nhiều hơn cho một vài vistor trên page, và cảm giác thất vọng dẫn đến việc không chuyển đổi tốt.

Đừng ngần ngại, hãy thêm liên kết vào landing page của bạn.

NHÂN BẢN LANDING PAGE

Điều này không chỉ đóng vai trò như tấm lưới an toàn cho thiết kế của bạn ( luôn luôn tốt để có một bản sao lưu) nó cho phép bạn thử nghiệm những yếu tốt khác nhau để xem cái nào làm việc tốt hơn. Bằng cách này bạn có thể tinh chỉnh lại landing page của mình để kiểm tra việc bố trí hình ảnh, văn bản khác nhau cái nào đem lại chuyển đổi tố nhất.

Nhân bản thiết kế đơn giản là giúp bạn hạn chế những rắc rối của việc bắt đầu thiết kế lại từ đầu.


CỐ ĐỊNH TIÊU ĐỀ

Đây có thể là một cách tuyệt vời để giữ sự nhất quan trên một landing page phải cuộn dài. Không quan trọng người dùng đang ở đâu trên landing page, mắt họ sẽ luôn có một tiêu đề cố định ở phía trước họ. Điều này có nghĩa là bạn nên tận dung không gian quan trọng này để đưa những thông tin và thông điệp quan trọng nhất.




Với những kỹ thuật trên, khi áp dụng vào thiết kế landing page bạn sẽ tối ưu được mục đích chuyển đổi của mình, nắm bắt được sự chú của visitor, nhằm đem lại hiệu suất cao nhất của một landing page. Chúc bạn thành công.

1 vài mẫu Landing page :
http://dhtheme.com/organicfood-demo
http://thaibinhweb.net
https://www.joomlashowroom.com/blog/47-modern-landing-pages-showcasing-inspirational-web-design/

24h lý tưởng của một Freelancer

Bài viết này mình đã ấp ủ từ lâu rồi, nhưng thú thực là không biết phải viết sao cho đủ, cho đúng với nhu cầu của mỗi người. Vậy nên thay vì chia sẻ các công cụ hay, mình quyết định viết về việc ứng dụng công nghệ trong cuộc sống của riêng mình trong một ngày. Vừa là để chia sẻ, vừa là để mong được nhận chia sẻ từ mọi người.
24h-cua-mot-freelancer
Những công cụ mình chia sẻ dưới đây là những công cụ cơ bản nhất, dễ dùng, tiện ích và miễn phí. Ngoài ra sẽ có rất nhiều công cụ có phí khác nữa, mình sẽ cung cấp ở một bài chia sẻ khác.
Ok, cùng bắt đầu khám phá hành trình “24h của một Freelancer” nào!

6h25 – Alarms

Đôi khi mình tỏ ra là một kẻ khá lười, và không có đồng hồ thì không thể dậy nổi. Trong một vài trường hợp thì ngủ quên cũng không sao, nhưng trong một số trường hợp khác thì đó thật là một thảm họa mà kể cả trong mơ mình cũng không dám nghĩ tới.
Rất may cái điện thoại của mình đã giúp mình giải quyết vấn đề này.
2014-03-13 00.09.02
Đặt 3 cái báo thức, mỗi cái cách nhau 5 phút, không dậy cũng phải dậy. Tất nhiên trong một vài buổi quan trọng mình sẽ phải dùng cách này, như là một cách tự nhắc nhở mình hơn là làm đúng chức năng báo thức.

6h30 – Interest Facebook

Check notification, inbox, newsfeed, friend,… và mục đích là để cập nhật những thông tin mới nhất trong ngày liên quan đến cuộc sống xung quanh mình. Vì thời gian không có nhiều nên để cập nhật được những luồng thông tin mong muốn mình thường tự tạo cho mình những Interest Feed riêng trên Facebook.
uWAS0Vg.png (518×281)
Truy cập vào đây để tạo list Interest.
Việc của mình đơn giản là click vào và đọc thông tin một cách có chọn lọc. Việc kéo thanh cuộn trên newsfeed quá mất thời gian và đối khi khiến mình cảm thấy ức chế, vì toàn thông tin “nhảm”.

7h00 – Check Note

1. Sticky Note – Việc đầu tiên của ngày mới là phải check list các đầu việc còn dang dở, và note vào những việc cần phải làm trong ngày. Ứng dụng Sticky Note của Windows hoàn toàn có thể giúp bạn chuyện đó.
sBzXHin.png (196×305)
2. Evernote: Ứng dụng đa nền tảng giúp bạn lưu lại các thông tin quan trọng, các nội dung mà bạn chưa có thời gian để tham khảo hoặc đọc. Mình cài Evernote trên cả Mobile và Laptop để thực hiện đồng bộ hóa nội dung.
Evernote-screen.jpg (1366×768)
Evernote làm được nhiều việc hơn thế…

7h5 – Check Mail

Ngồi vào bàn làm việc, việc đầu tiên là mở Thunder Bird lên và check mail, công cụ giúp bạn quản lý hàng chục, hàng trăm mail một lúc mà không phải thoát ra và đăng nhập từng cái một.
011Y5cb.png (965×482)
Mình thường check mail từ sáng sớm vì có khá nhiều tương tác với người (doanh nghiệp) nước ngoài. Tùy vào đối tượng bạn tương tác mà có thể chọn khung giờ phù hợp, thường mọi người sẽ check ngoài 8h sáng, vì lúc đó mọi người mới đến công ty làm việc.

7h10 – Stats & Analytics

Sau khi check mail xong, việc tiếp theo là mở trình duyệt và lượn qua một vòng các website (công cụ) đã được bookmark (yêu thích). Giai đoạn này giúp mình tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức. Mọi thứ đã được lưu sẵn và chỉ việc click.
Công việc tiếp theo của mình là xem thống kê dữ liệu website và phân tích website xem hiệu quả của ngày hôm qua so với các hôm trước đó ra sao, có đạt được mục tiêu kì vọng hay không.
bookmark-analytics
  • Histats.com – Công cụ phân tích lưu lượng truy cập vào website, nhanh và khá nhẹ.
  • Google Analytics – Công cụ phân tích và thống kê dữ liệu truy cập, báo cáo chi tiết, tương tác Social Media,… của chính Google.
  • Webmaster Tools – Công cụ của Google dành cho người quản trị Website, vào kiểm tra xem website có lỗi hay có hiện tượng gì bất thường khác.

7h15 – Advertising

1. Facebook Ads: Ngồi chạy quảng cáo cho Fanpage, Website, App,…
advertising-choosing.jpg (1350×900)
2. Viral Content: Đăng nội dung lên một số cộng đồng phù hợp, ví dụ: linkhay.com, haivl.com, brandsvietnam.com, Group FB Social Media Vietnam, Isocial…
3. Google AdWords: Chạy quảng cáo cho Website, nhằm mục đích tăng truy cập, tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu.

7h30 – News

Mình thường đọc tin tức thời sự vào đầu ngày tại một số trang tổng hợp tin:
1. Linkhay.com: LinkHay là nơi cộng đồng chia sẻ những tin có nội dung thú vị từ bất kỳ nguồn nào trên Internet. Tin có thể là 1 bài viết từ các báo điện tử nổi tiếng hay những blog cá nhân, diễn đàn; tin có thể là 1 bức ảnh hay đoạn video hài hước…
me0ofTt.png (668×445)
LinkHay không có biên tập viên, mà chính cộng đồng là người đưa tin (bằng cách gửi tin), và cùng quyết định giá trị các tin được gửi bằng cách bình chọn, bình luận. Những tin có nhiều sự quan tâm của cộng đồng sẽ được xếp vào mạch “Tin hot” hiển thị mặc định ngay trên trang chủ LinkHay, các tin mới gửi chưa có được sự quan tâm của số đông sẽ được xếp vào mạch “Tin mới”.
2. Tin Hot Haivl.com: Cũng giống như Linkhay.com, tuy nhiên thành viên của 2 cộng đồng không giống nhau nên sẽ có những bài viết khá hay ho, mà không mấy khi trùng lặp.
41dCDUN.png (679×530)
3. vozForums – New Post: Đây là trang tổng hợp tất cả các bài viết mới tính từ thời điểm cuối mình online (trang chỉ hoạt động khi đã đăng ký thành viên) trên trang vozforums. Tuy hơi nhiều tin nhảm một chút, nhưng không thể phủ nhận có khá nhiều cái hay ho và tìm kiếm 1 chút niềm vui đầu ngày cũng được.
SrwsA7W.png (1079×408)
Thay vì phải vào từng chuyên mục thì mình chỉ cần truy cập vào và đọc tin, đọc voz thì hay nhất là ở phần comment.

7h45 – Social Monitoring

Nghe thì đao to búa lớn, nhưng thực chất chỉ đơn giản là mình muốn kiểm tra xem những bài viết nào của mình được copy ra nguồn bên ngoài, mình (hay thương hiệu của mình) được nhắc tới ở đâu. Ở đây mình sẽ hướng dẫn mọi người những cách kiểm tra cơ bản nhất, còn nếu muốn chuyên nghiệp hẳn (có report, stats,…) thì cần phải đầu tư một khoản.
1. Đầu tiên mình sử dụng Google Search:
“{từ khóa}” -site:{website loại trừ khỏi kết quả}
TSsxv5U.png (733×372)
Tìm kiếm toàn bộ các nội dung có chứa chính xác cụm từ “trungduc.net“, loại trừ trang chính http://trungduc.net . Và có chọn khoảng thời gian 24 giờ trước đó. Vậy là ra 1 số trang website có lấy thông tin từ site mình rồi đó.
{tiêu đề bài viết}
uOkjTwi.png (792×603)
Tìm kiếm xem có site nào lấy nội dung của mình mà không ghi nguồn không nào… Phát hiện ra 1 site nhé!
2. Sử dụng Hootsuite để tìm kiếm cụm từ khóa liên quan đến mình trên các mạng xã hội:
UG1Madw.png (659×499)
Ngoài Twitter, bạn có thể tìm trên Facebook, Google Plus,…
3. Mention.net – ứng dụng quản lý sự hiện diện của bạn trên mạng xã hội.
p3ob.png (1324×519)
Ngoài ra thì ứng dụng này cũng tự động gửi thông báo về mail. Bạn thấy đấy, có cả các website, trên các mạng xã hội Twitter, Facebook,…

8h00 – Research & Learning

Nếu như ngày trước mình phải vào hàng chục trang website để cập nhật những bài chia sẻ từ những chuyên gia hay những trang chuyên ngành. Thì bây giờ, đơn giản là mình vào Feedly.com, công cụ tổng hợp tin bài từ rất nhiều nguồn thông qua cơ chế lấy Rss-Feed.
H6Ln9Xz.png (1160×502)
Công việc của mình chỉ đơn giản là kéo xuống và chọn phần hay rồi đọc.

8h45 – Read news on Mobile

9h mình có cuộc hẹn với đối tác, mà giờ đã ngồi đây mất rồi. Trong 15 phút ấy đành lôi điện thoại ra và vào ứng dụng BRVN (Brandsvietnam.com đọc tin tức về thương hiệu và marketing toàn diện tại VN). Khá nhiều thông tin hay ho và hữu ích, cảm thấy hài lòng.
2014-03-13 15.32.28
Còn 5 phút nữa mà chưa thấy ai đâu, lại vào VnExpress.net và đọc thêm tin tức thời sự chính thống vậy (không cần phải dùng ứng dụng, vì họ đã hỗ trợ khá tốt cho Browser Mobile rồi)

10h30 – User support

1. Comment Moderation Tool: một số website của mình có đặt khung comment của facebook, và vì các comment không được tập trung, cũng như không được thông báo đầy đủ nên mình còn một chỗ quản lý tập trung để trả lời người dùng và chắc chắn rằng không bị bỏ sót một comment nào.
851575_477301035674653_1961759952_n.png (896×328)
2. Hỗ trợ người dùng Facebook trên các Group chuyên ngành như Social Media VN, iSocial,… cũng là để phục vụ mục đích Viral Content được hiệu quả tốt nhất. Với mìnhcách học tập hiệu quả nhất là học cách chia sẻ.

13h00 – Social Care

Một số mạng xã hội như Facebook.com, Vk.com, Tumblr.com,… rất hữu ích và phù hợp với định hướng của mình trong việc phát triển thương hiệu cá nhân cũng như quản trị và phát triển các mối quan hệ. Luôn có những khoảng thời gian dành cho bạn bè, người thân.
r41tSgm.png (612×492)
Sơ đồ Female Friend Network của mình. Sử dụng Wolframalpha.com để tạo mẫu báo cáo Facebook như thế này.
Một vài người ở xa quá, ví dụ như cô bạn Tây kia mình tình cờ gặp 2 năm về trước, những ngày đó khá thân. Nhưng vì mình viết trên Facebook cô ấy chẳng hiểu nên gần như không hề có tương tác nào…
Đôi khi, trong trường hợp không có nhiều thời gian, mà mình lại muốn quản lý nhiều Social một lúc (Twitter, Facebook, Linkedin,…) thì sử dụng Hootsuite.com là một sự lựa chọn hợp lý, bạn sẽ duyệt social theo các Tab hiển thị.

 13h15 – Content Writing

Đây thường là khoảng thời gian để mình viết bài chia sẻ, hay bất cứ một loại nội dung nào đó, cần đầu tư thời gian, công sức và chất lượng. Về cách viết content hiệu quả, theo một quy trình step-by-step thì mình đã có bài chia sẻ:
content marketing2   TrungDuc.Net
1. Mindmap: Hỗ trợ cho việc viết content, thì việc ứng dụng mindmap (sơ đồ tư duy là không thể thiếu). Mình thường có một quyển notebook và sẵn sàng phác thảo ra một sơ đồ nội dung hoàn chỉnh và cần có. Nếu bạn đòi hỏi sự hoàn hảo hơn, hãy thử sử dụng Mindjet MindManager.
2. LightShot: Ứng dụng giúp chụp ảnh màn hình và tự động upload lên Internet. Nhanh, gọn nhẹ. Cực kỳ hữu ích cho những người cần phải viết nhiều.
3. Photoshop: Thường là một phần mềm không thể thiếu với mình, giúp chỉnh sửa ảnh và tạo ảnh phù hợp với Content.

15h00 – Working

Giờ là lúc bắt tay vào công việc trong ngày, có thể công việc sẽ khác nhau tùy từng thời điểm, nhưng thường thì những công cụ này sẽ luôn được sử dụng:
1. Microsoft Word / Excel / PowerPoint: Bộ phần mềm hỗ trợ công việc văn phòng, lập bảng biểu, lên kế hoạch, xây dựng chiến lược, phục vụ hội thảo,… tất cả đều ở đây. Mình nghĩ đây là những phần mềm không thể thiếu.
2. Google Drive: Upload dữ liệu lên trang lưu trữ dữ liệu của Google, phục vụ mục đích chia sẻ, lưu trữ, và để đồng bộ hóa với điện thoại, điện thoại chỉ cần đăng nhập tài khoản là sẽ xem được các dạng tài liệu đó.
The Best Add-Ons for Google Drive
3. Add-on Google Drive: Mới đây Google Drive đã hỗ trợ thêm việc cài đặt add-on vào các tài liệu Văn bản/Bảng tính. Đây thực sự là một tin vui với những người hay có thói quen làm việc trực tuyến, cũng như cần phải đồng bộ hóa giữa các thiết bị tiện cho việc đi xa.

16h30 – Code or “Die”

Mình vốn là dân lập trình, nhưng chỉ một thời gian không đụng tới là quên ngay. Chính vì cái “nỗi sợ” đó, kèm theo những việc cần làm mà mình vẫn phải dành 1 tiếng mỗi ngày ngồi Code. Không nhiều những có thể đảm bảo cái đầu của mình vẫn còn minh mẫn khi nhìn vào những dòng code dài loằng ngoằng.
Thời buổi này nếu không biết lập trình sẽ là một thiệt thòi cực lớn, nếu ai không thể học lập trình, thì ít nhất hãy học thêm bộ môn cấu trúc dữ liệu và giải thuật, nó là nền tảng cho những người làm lập trình.
Vì nhu cầu Code không phải là cao siêu quá, chủ yếu là PHP, HTML/CSS/JS nên mình thường làm trên Notepad++ hoặc trên Codepen.io , một trang tiện ích trực tuyến dành cho người lập trình Website, việc code sẽ rất trực quan.
CodePen.jpg (741×242)
Pastebin.com là một trang lưu trữ nội dung khá hay ho trên mạng. Ngoài việc bạn có thể lưu trữ một vài thông tin, thì cái hay lớn nhất là có thể tìm thêm các ý tưởng mới từ kho dữ liệu khổng lồ được người dùng public.
pastebin1.jpg (584×565)
WinSCP là phần mềm quản lý FTP/SFTP cho Host/VPS/VDS/Server rất nhẹ và nhanh. Và PuTTY là phần mềm mã nguồn mở giúp bạn quản lý các VPS/VDS/Server được cài hệ điều hành Linux. Cả 2 phần mềm mình đều sử dụng thường xuyên. Thế mới nói, biết lập trình thôi cũng đã đủ đâu, từ biết lập rồi lại đến cả Network Administrator nữa chứ.
Một vài Add-on trên trình duyệt hỗ trợ mình khá nhiều trong công việc, có thể kể đến như SeoQuake (giúp kiểm tra thông số Website), Greenmonkey (giúp tích hợp, ứng dụng các đoạn code vào một Website nào đó), Firebug (tiện ích dành cho người lập trình).
Trello-Internship-Application-Process-1024x495.png (1024×495)
Trello.com – Một phần mềm quản lý dự án (và còn hơn thế nữa) khá tuyệt vời, mọi công việc, mọi tương tác, mọi thảo luận sẽ được hỗ trợ tốt khi sử dụng Trello, một vài dự án theo Team của mình cần phải sử dụng công cụ này. Và cũng có ứng dụng dành riêng cho điện thoại, 2 nền tảng hoàn toàn có thể đồng bộ dữ liệu sang cho nhau.

17h30 – Check Mail

Giờ là lúc mình nhận được khá nhiều mail trong nước, vì đây là giờ tan tầm, rất nhiều mail sẽ được gửi đi trong giờ hành chính. Mà mình thì không muốn bỏ lỡ một vài mail (có thể sẽ là quan trọng).
17-outlook1.jpg (500×300)
Một vài ứng dụng có thể giúp mình push mail trên nền điện thoại như Outlook hayGmail, và mình có thể nhận được mail ngay lúc đó. Tuy nhiên mình sẽ thực sự làm việc với đống mail đó sau khi đã xong việc chính.

20h00 – Coffee Enjoy

Có khi là quán cafe, có khi là một quán trà đá vỉa hè. Nhưng quan trọng là mình có thời gian để tận hưởng.
Một vài lần ngồi ở đường Nguyễn Trãi, thấy dòng xe tấp nập đi lại cùng với ánh đèn đường, thấy đẹp quá. Nên rút điện thoại ra chụp.
coffeeenjoy.jpg (400×324)
Một vài lần khác, ngồi ở Cuối Ngõ, thấy có những lẵng hoa mới đặt cạnh mình, thấy đẹp, lại chụp hình.
Vì điện thoại có cài ứng dụng DropboxFacebook có bật chế độ Sync nên ảnh được tự động đồng bộ hóa vào kho dữ liệu, và máy tính cũng cài Dropbox nên ảnh cũng được cập nhật luôn. Quá tiện.
Một chút thời gian cập nhật thông tin của bạn bè, người thân là điều không bao giờ thừa. Facebook Interest hoàn toàn giúp mình làm việc đó.

22h30 – Relax

Mình sẽ thư giãn bằng một vài việc đơn giản như đọc Blog của những chuyên gia/người nổi tiếng/hoặc đơn giản là người mình cần quan tâm. Đã bookmark hết rồi, chỉ cần click chuột phải vào và chọn “open all bookmarks” là tha hồ mà đọc…
t7f7.png (394×366)
Tất nhiên là còn rất nhiều nữa, mình mới chụp hình 1 phần nhỏ.
Cùng với đó là thực hiện Social Care, tương tác với bạn bè trên mạng xã hội.
Vào Library Hubspot cập nhật thêm kiến thức về Marketing cũng là một điều rất cần thiết mà mình làm thường xuyên, thậm chí còn singup mail để nhận tin mỗi lúc có bài mới.
Một vài lúc chán nản, không muốn làm gì thì thường xem phim tại phim3s.net hay nghe nhạc tại nhaccuatui.com (mới có chức năng hiển thị lời như hát karaoke, hay phết).

00h00 – Before Bed

Kết thúc một ngày, việc đầu tiên trước khi tắt laptop là checklist lại những việc đã hoàn thành, và việc gì còn tồn đọng bằng Sticky Note hoặc Evernote (thường dùng evernote trong trường hợp phải đi xa, cần đồng bộ hóa với máy ở nhà).
Calendar Google –  Đây là một ứng dụng miễn phí khá hữu dụng vì nó có tính năng nhắc nhở qua SMS, qua Mail, có thể quản lý trên nhiều nền tảng, đồng thời tích hợp nhiều dịch vụ của Google. Sẽ hỗ trợ rất tốt cho làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm. Nếu như Evernote để mình ghi chú các việc quan trọng trong ngày thì Calendar Google giúp mình ghi chú các việc quan trọng trong tương lai.
nyFywkR.png (740×375)
Đây là lịch của mình, mình có tích hợp một tính năng tự động thông báo và note lại khi các website của mình bị Down, rất may chỉ là một sự cố của nhà cung cấp. Nếu bạn muốn sử dụng chức năng này, hãy vào đây.

Lời kết

Dĩ nhiên trên đây là không đủ. Nhưng đó là những công cụ mình dùng thường xuyên nhất, và dễ dàng cho bạn sử dụng và thích nghi nhất. Khung thời gian này thực tế sẽ bị sai lệch đi nhiều, do mùa đông mình rất hay ngủ nướng, tuy nhiên đây cũng là một cách để mình tự làm “nghiêm” với bản thân.
Có rất nhiều khoảng thời gian trống, đó là những khoảng thời gian mình dành cho cuộc sống ngoài kia, gia đình, anh em, bạn bè… Và lúc đó thì mình không sử dụng công nghệ.
Hy vọng những trải nghiệm của mình sẽ giúp bạn một phần nào đó, nếu có thể, mình rất muốn bạn sẽ chia sẻ cho mình về phần của bạn!