Content Marketing là một phương pháp marketing chú trọng vào việc phát triển và lan truyền nội dung thông qua những phương tiện truyền thông (TVC, báo chí, mạng xã hội,…) nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng và xã hội. Các tác động của content marketing được có thể được đánh giá dựa trên số lượng khách hàng tiềm năng bị thu hút, hoặc tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành người mua hàng.
Một chiến lược content marketing tốt, có kế hoạch và có khả năng đạt hiệu quả cao cần được xây dựng dựa trên những điều điều cơ bản sau:Cũng như mọi qui trình, phương pháp và chiến lược marketing khác, có một số qui tắc bạn buộc phải ghi nhớ để đảm bảo chiến lược được xây dựng hoàn hảo và không có sai sót đáng kể.
- Tích cực thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng
- Nâng cao nhận thức thương hiệu
- Tăng lưu lượng truy cập
- Xây dựng uy tín thương hiệu
Chiến lược về tư duy
Nghe có vẻ nghiêm trọng và phức tạp, nhưng nếu xem chiến lược nội dung của bạn là một thứ gì đó được tạo thành từ những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn. Bạn sẽ làm việc hiệu quả nhất nếu tách các kế hoạch marketing nội dung thành hai loại – kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn.
Những hoạt động như viết blog, hay thậm chí là tạo podcast đều được xem là một phần của kế hoạch ngắn hạn. Sẽ có bạn tỏ ra ngạc nhiên khi tôi xếp việc viết blog vào dạng “ngắn hạn”. Đó là vì blog post có rất nhiều loại, nếu một blog post chứa nội dung B2B, nó sẽ phát huy tác dụng thực sự khi thời cơ đến, nhưng với một blog post B2C, nó sẽ trở nên lỗi thời theo thời gian.
Trong khi đó, white paper, infographics và ebook được xem là một phần của kế hoạch dài hạn. Về ebook – nó có thể là nền tảng cho chiến lược marketing nội dung của bạn. Một ebook nếu được biên tập tốt có thể giải quyết được những vấn đề thiết yếu cho khách hàng của bạn. Bạn có thể bán sách, hay cung cấp miễn phí, nhưng trong cả hai trường hợp, bạn đều có thể lấy được thông tin liên lạc từ khách hàng như tên hoặc bất cứ thông tin nào bạn cần biết. Trong trường hợp này…khách hàng tương lai của bạn đã chuyển thành khách hàng tiềm năng.
Khi lên chiến lược cho nội dung, bạn cần chú ý đến hai vấn đề, đó chính là Mục Đích của nội dung và Đánh Giá Thành Công của chiến lược.
Nói đơn giản, lối tư duy về chiến lược sẽ giúp bạn tạo ra một qui trình mà trong đó bạn có thể đánh giá được các mục tiêu của Content marketing
Hiểu rõ đối tượng mục tiêu marketing
Bạn cần biết đối tượng của mình là ai, và sau khi xác định xong, bạn cần phải liên hệ với họ. Điều này rất quan trọng vì nếu xác định sai đối tượng, chiến dịch marketing của bạn có thể sẽ thất bại. Vì thế, hãy xác định đúng đối tượng, không chỉ đơn thuần thu thập các số liệu nhân khẩu học của họ, bạn cần tìm hiểu sâu hơn nữa. Xác định lĩnh vực mà họ làm việc, vai trò của họ, trình độ chuyên môn về tên miền, mục tiêu, và các thử thách họ gặp phải.
Điều cần thiết bạn cần làm là tập trung tìm hiểu ‘tính cách’ của đối tượng, vì nếu bạn biết được sở thích của họ là gì thì từ đó bạn sẽ chọn lọc phương pháp tiếp cận tốt nhất. Bạn sẽ xác định và tạo ra những nội dung có thể nhanh chóng kết nối với họ. Mọi người thường chỉ đọc những gì đề cập đúng mối quan tâm và sở thích của họ mà thôi. Bạn sẽ thành công nếu hiểu rõ đối tượng của mình.
Tập trung vào phương tiện truyền thông
Bạn sẽ truyền đạt nội dung cho các đối tượng của mình bằng cách nào? Hãy lựa chọn đúng phương tiện để truyền đạt! Loại nội dung sẽ quyết định loại phương tiện cần sử dụng, vì vậy nếu bạn định dùng blog post cho chiến lược nội dung, khi đó các trang blog chính là phương tiện truyền thông bạn cần sử dụng. Mặt khác, nếu đó là nội dung video thì các website như YouTube có thể trở thành kênh truyền tải thông tin rất hiệu quả.
Khi xem xét phương tiện sử dụng để truyền đạt, cần đảm bảo lựa chọn của bạn phải phù hợp với mục tiêu của nội dung và khả năng tiếp cận phương tiện của đối tượng. Bạn không thể dùng phương tiện hội thảo trên web làm chiến lược quảng bá nội dung mà không hề bận tâm xem liệu người xem có hiểu hay có sử dụng những công cụ cần thiết để tham gia lớp học chuyên đề trực tuyến hay không. Vì vậy, hãy cẩn trọng khi lựa chọn phương tiện truyền đạt.
Đảm bảo nội dung có khả năng lan truyền
Các nỗ lực “Content marketing” sẽ thành công nếu nội dung của bạn có thể sử dụng lại tương đối dễ dàng, tức là nó phải có khả năng lan truyền nhanh chóng. Đó là lí do vì sao tính lan tỏa của nội dung lại đóng vai trò quan trọng đến vậy. Khi sáng tạo nội dung, hãy nghĩ xem nó có thể được chia sẻ dễ dàng hay không; nội dung có đủ chất lượng để người xem chia sẻ hay không – đặc biệt là trên các mạng xã hội, và nó có đủ linh động để có thể được sử dụng trên nhiều kênh truyền thông khác nhau hay không.
Phải đảm bảo nội dung của bạn không bị giới hạn trong những tiêu chí mà bạn đã định ra. Nội dung phải được sáng tạo theo một phương pháp nào đó để có thể sử dụng và tái sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, cũng như hiển thị dưới những định dạng khác nhau.
Sử dụng nội dung như chất xúc tác
Nếu chỉ xem nội dung là một phương tiện marketing, không xem nó là chất xúc tác để tạo thay đổi thì hiệu quả mang lại sẽ rất thấp. Cần phải đảm bảo nội dung của bạn không bị xem là một công cụ marketing. Các video, podcast, newsletter, infographics, tài liệu hướng dẫn tham khảo của chiến lược nội dung, tất thảy đều không nênlà những phương tiện quảng bá – vì người xem luôn tự biết điều đó.
Tuy nhiên, người xem luôn tạo cho bạn cơ hội, và bạn nhất thiết phải nắm thật chặt cơ hội đó. Đó là lí do tại sao nội dung và chiến lược marketing luôn phải hướng đến sự thay đổi. Chúng phải có khả năng thay đổi suy nghĩ của độc giả; phải đem lại lợi ích cho người xem bằng những cách có thể.
Chiến lược marketing chỉ hoạt động hiệu quả khi nó không có vẻ gì là đang làm marketing.
Theo dõi tính hiệu quả chiến lược content marketing
Phần nội dung được phân phối trên phương tiện truyền thông đã được bạn chọn lựa cẩn thận có được tiếp cận người xem một cách hiệu quả không? Đây chính là câu hỏi mà bạn cần phải trả lời nhiều lần. Bạn cần đánh giá tính hiệu quả của nội dung, vì nếu không, làm sao bạn có thể xác định chiến lược nội dung của bạn thành công hay thất bại?
Theo tôi, không nhất thiết bạn phải suy nghĩ nhiều về vấn đề này, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ đánh giá tiêu chí như HubSpot, Intense Debate, Google Analytics, và những thứ tương tự. Chúng là những hệ thống toàn diện có thể giúp bạn đếm số khách truy cập đã tiếp cận website, lượt xem trang, lưu lượng truy cập tự nhiên, tỉ lệ thoát trang, tỉ lệ chuyển đổi của website và chất lượng của cấu trúc liên kết. Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian nếu phương pháp này.
Thay đổi quan điểm – liên tục cải tiến chiến lược
Một chiến lược content marketing hiệu quả phải có khả năng chăm sóc khách hàng tương lai liên tục, luôn khiến khách hàng mục tiêu cảm thấy thú vị. Điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn luôn làm mới vị thế, hình ảnh và mục đích của chiến lược trong những khoảng thời gian nào đó. Không được cho phép chiến lược dậm chân tại chỗ. Vì vậy, nếu bạn sử dụng blog post, Newsletter, và White paper là những loại nội dung chủ đạo để thúc đẩy chiến lược marketing nội dung, bạn có thể tạo thay đổi bằng cách bổ sung các yếu tố lôi cuốn sự tham gia của khách hàng, như sử dụng thêm video, webinar, v.v.
Bạn cũng cần cân nhắc lại các kênh truyền thông nội dung của mình. Nếu bạn chỉ đang sử dụng các kênh miễn phí, bạn có thể bắt đầu sử dụng các kênh có tính phí giàu tiềm năng. Bạn có thể sắp xếp và đánh giá lại các kênh phân phối để phù hợp với những kì vọng của những khách hàng luôn yêu thích sự mới mẻ.
Không đốt tiền
Thật khó để tạo ra những nội dung chất lượng khi kinh phí không cho phép, vì thế, đối với chuyện tiền bạc, qui tắc trọng yếu là “không đốt tiền”. Bạn sẽ có trong tay một chiến lược marketing nội dung đồng bộ và sinh lợi nhuận cao. Tất cả những gì bạn cần làm là cố tránh những sai lầm không đáng có. Với chiến lược marketing, bạn không thể nôn nóng và cứ thế mà tiến, mà phải lên kế hoạch từ đầu, sau đó từ từ mà tiến. Không ít các chiến lược đã thất bại nặng nề, chỉ vì thiếu kế hoạch.
Một sai lầm khác là xác định sai mục đích cho nội dung và không nhìn vấn đề một cách tổng quát. Đôi khi, các nhà làm marketing thường đi sai đường vì họ muốn kết quả nhanh chóng, và không thực sự bận tâm đến việc cung cấp giá trị cho khách hàng mục tiêu. Điều này khiến họ nhanh chóng thất bại và chúng ta không hề mong muốn chuyện đó, đúng không?
Đó là tất cả những gì tôi muốn nói. Nhưng nên nhớ, các qui tắc không mang tính cố định và có thể biến đổi để phù hợp với mục đích và mục tiêu của bạn. Bài viết này chỉ mang tính hướng dẫn nhằm giúp bạn xác định loại nội dung phù hợp để dễ dàng tiếp cận khách hàng, vì thế, hãy sử dụng và biến đổi chúng theo ý của bạn – nhưng không đánh mất mục tiêu cuối cùng. Chiến lược content marketing phải được thực thi dựa trên các mục tiêu, vì điều này sẽ đảm bảo sự thành công cho chiến dịch.
7.31.2015
7.29.2015
Kỹ thuật đặt tiêu đề hấp dẫn cho dân copywriter
Tiêu đề được phân làm nhiều loại, và mỗi loại cách viết được xem như 1 kỹ thuật về viết tiêu đề. Mỗi kỹ thuật cần được học hỏi, cải thiện và thực hành thường xuyên để có thể phát huy hết công dụng.
Nếu như bạn chỉ dự định xem qua cho biết, bạn đừng tốn thời gian của bạn làm gì, bạn hãy lướt qua các bài viết khác đi.
Còn nếu bạn muốn học hỏi các kỹ thuật viết tiêu đề này vào bài viết của bạn để thu hút người đọc từ cái nhìn đầu tiên, thì chúc mừng bạn, bạn nhất định sẽ thành công.
Như đã nói ở bài viết trước, bài viết Viết Tiêu Đề: Những Kỹ Thuật Biến Chuyện Khó Thành Dễ đã liệt kê ra 8 kỹ thuật hướng dẫn viết tiêu đề và mình khuyến khích bạn nên đọc 8 kỹ thuật này trước. Đơn giản là do chúng cơ bản, và dễ áp dụng.
Ngoài 8 kỹ thuật đó, chúng ta còn có thể áp dụng các kỹ thuật bên dưới.
Lưu ý:
Dạng này nói về sự thành công của những người khác và kết quả mà bạn muốn được trải nghiệm.
Tiêu đề như, “Hàng nghìn bà mẹ không thể sai được. Hãy xem vì sao bạn cũng cần một đĩa nhạc ngủ ngon”, nói cho Khách hàng biết rằng những người khác đã mua và thích sản phẩm này, họ đã sử dụng và hạnh phúc hơn, họ khuyến khích sử dụng – và sự chứng thực xã hội giúp họ xóa bỏ những nỗi sợ hay định kiến về sản phẩm, dịch vụ, chương trình.
Tiêu đề dạng này có tác dụng đặc biệt với những người có khả năng gây ảnh hưởng, kiểu như “Katy Perry có 1 chiếc trong ví của cô ấy, sao bạn lại không có?” hoặc “Hôm nay bạn đã uống Fristies chưa?”
2. Tiêu đề dạng cảnh báo
Tiêu đề dạng này mang tới nguy hiểm, cảnh báo hay các rủi ro với người đọc, và bởi vì họ (và những người thân yêu của họ) có thể phải đối mặt với rủi ro, Tiêu đề của bạn sẽ nhanh chóng thu hút sự chú ý của họ.
Một tiêu đề dạng này như, “Cảnh báo! Những sự thật mà cô trợ lý của bạn không bao giờ muốn bạn biết được.” ẩn ý với người đọc về việc bị lừa dối bởi người mà họ tin tưởng – và họ cần phải biết ngay về điều đó. Tiêu đề của bạn hứa hẹn sẽ đưa vấn đề đó ra ánh sáng, và hứa hẹn rằng bạn có giải pháp.
Viết tiêu đề theo cách này đánh vào nhu cầu bảo vệ bản thân và người thân của con người – con người sẽ làm nhiều việc để tránh gặp các vấn đề hơn là tìm kiếm niềm vui.
3. Tiêu đề dạng đảm bảo
Nhấn mạnh lợi ích và đảm bảo kết quả. VD: “Phần mềm thiết kế 100 mẫu nhà trong 45 ngày, hoặc tặng bạn miễn phí”
4. Tiêu đề dạng danh sách / checklist / liệt kê
Con người thích các dữ liệu cụ thể. Họ yêu thích các con số, danh sách, và số lượng chính xác của thứ gì đó bởi vì họ biết chính xác những gì họ nhận được và những gì họ mong đợi – và khi bắt gặp các nội dung này, họ nhanh chóng đánh giá xem nội dung dài bao nhiêu và giá trị như thế nào.
Có thể tiêu đề kiểu như “Làm cách nào để tăng năng suất làm việc” có thể có tác dụng, nhưng hãy thêm con số vào đó, dạng như “7 thủ thuật tăng GẤP ĐÔI năng suất công việc” sẽ có hiệu quả hơn vì bạn làm chúng trở nên cụ thể hơn và lợi ích rõ ràng hơn. Thêm vào đó, nhiều chuyên gia cho rằng tiêu đề dạng danh sách sẽ dễ nhớ hơn.
5. Tiêu đề dạng giải pháp
Tiêu đề về giải pháp nói về những thứ chưa từng có, gây shock, ngỡ ngàng, không thể tin nổi.
Một headlines kiểu như, “6 cách không ngờ tới được những doanh nhân sử dụng để kiếm hàng tỷ đô trong vòng chưa đầy một năm”, ngay lập tức cho người đọc thấy họ sẽ không phải đọc các giải pháp hay lời khuyên nhàm nhán, mệt mỏi, cũ kĩ, lặp đi lặp lại đến buồn nôn nữa.
Lưu ý: không nên sử dụng tiêu đề dạng này nếu bạn không chia sẻ thứ gì đó thực sự nổi trội hay ít nhất ở 1 góc nhìn thực sự khác biệt.
6. Tiêu đề 2 nghĩa ( 1 nghĩa trực tiếp, 1 nghĩa gián tiếp / ẩn dụ)
Sử dụng sự tò mò để đặt câu hỏi trong tâm trí của người đọc. Sử dụng dạng tiêu đề này cần cần thận và lưu ý, nếu không sẽ không thu hút và làm người đọc thất vọng. Có thể sử dụng từ đồng nghĩa, từ láy để tạo sự phong phú
Ví dụ “Đôi bạn trẻ cùng nhau xếp hình tạo ảnh trong đêm Noel”
7. Tiêu đề hài hước / giải trí
Giải trí là một trong ba lý do hàng đầu khiến con người tiêu thụ các nội dung, bên cạnh tìm hiểu thông tin và tham gia cộng đồng.
Một tiêu đề hài hước, dạng như “6 cách khó tin mà những huấn luyện viên kinh doanh giống như bánh mỳ kẹp giăm bông” khơi gợi sự hài hước, tiếng cười, sự tò mò và gây shock, sẽ thu được những phản hồi – kiểu như “Ôi trời ơi, cô ấy đã viết như thế thật à? Phải đọc xem mới được” – chiến thắng bởi vì nó chạm được vào mong muốn được giải trí của người đọc.
8. Tiêu đề dạng lí do / nguyên nhân
Đưa ra lí do, nguyên nhân tại sao độc giả nên đọc bài viết của bạn. VD: “25 lí do nên ăn gà tây” hoặc ” 7 nguyên nhân gây quầng thâm mắt”
9. Tiêu đề dạng lợi ích
Đưa ra lợi ích cho độc giả / khách hàng. VD: “Dung lương truy cập nhanh chóng với giá thấp nhất” hoặc “An tâm tương lai cho con cái chỉ với 100,000 mỗi ngày”
10. Tiêu đề dạng mệnh lệnh
VD: “Hãy kiếm tiền ngay bây giờ!” hoặc “Hãy thu hút thêm traffic vào website”, dạng tiêu đề này tập trung vào lợi ích mà độc giả nhận được nếu họ đọc nội dung của bạn. Dạng tiêu đề này thường bắt đầu với một động từ, và đòi hỏi một kết quả.
11. Tiêu đề thần kì / miễn cưỡng
Tiêu đề dạng này tập trung vào đặc tính mong muốn đạt được điều gì đó mà không phải mất công sức hay thực sự dễ dàng. Nó cũng đánh trúng tim đen những người cần sự trợ giúp nhưng lại lảng tránh, trì hoãn vấn đề.
Ví dụ, “Làm cách nào để nổi tiếng như ngôi sao nhạc Rock ngay cả khi bạn không phải người giỏi quảng giao?” nói trúng tim đen những doanh nhân muốn mở rộng quan hệ nhưng lại lảng tránh việc đó chỉ vì họ không biết cách nói chuyện về công việc kinh doanh của mình một cách tự tin.
Hoặc tiêu đề như, “Gấp đôi thu nhập mà không phải làm việc vất vả” đánh vào nhu cầu của người muốn kiếm nhiều tiền hơn, nhưng họ không thể làm việc chăm chỉ hơn được nữa. Tiêu đề dạng này thường bắt đầu với những lợi ích hay giải pháp lớn, và kết thúc bởi những lý do hay những khó khăn phổ biến.
12. Tiêu đề liên quan đến thời gian
Tiêu đề dạng này thúc đẩy độc giả hành động VD: “Mua khóa huấn luyện trị giá $10.000 với giá chỉ $4.000, duy nhất trong 3 ngày tới” thúc đẩy hành động Nhanh vì khuyến mãi chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian ngắn và độc giả có thể bỏ lỡ nếu họ không hành động ngay bây giờ.
Một hình thức khác của loại tiêu đề này như sau: “Thúc đẩy doanh số trong vòng 60 ngày hoặc ít hơn nữa” sử dụng thời gian như là một lợi ích thay vì sự khẩn cấp. Cách tiếp cận này có tác dụng tốt vì khách hàng thích được biết việc gì đó diễn ra trong bao lâu – ví dụ như họ phải chờ đợi bao lâu để nhận được các lợi ích
13. Tiêu đề dạng tin tức
Như “Chuyên gia của công ty ABC chia sẻ bí quyết xây dựng website bán hàng hiệu quả tới 1.500 doanh nhân tại Hôi nghị 2013” có tác dụng tích cực khi và chỉ khi bạn thực sự có tin tức để báo cáo.
Không có gì tệ hơn việc lừa dối độc giả của bạn trong khi bạn đang quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Không ai muốn bị lừa cả.
14. Tiêu đề dạng trực tiếp
Nói trực tiếp vào vấn đề / chủ đề bài viết. VD: “Học cách viết bài báo chuẩn SEO như những chuyên gia”
Nếu như bạn chỉ dự định xem qua cho biết, bạn đừng tốn thời gian của bạn làm gì, bạn hãy lướt qua các bài viết khác đi.
Còn nếu bạn muốn học hỏi các kỹ thuật viết tiêu đề này vào bài viết của bạn để thu hút người đọc từ cái nhìn đầu tiên, thì chúc mừng bạn, bạn nhất định sẽ thành công.
Như đã nói ở bài viết trước, bài viết Viết Tiêu Đề: Những Kỹ Thuật Biến Chuyện Khó Thành Dễ đã liệt kê ra 8 kỹ thuật hướng dẫn viết tiêu đề và mình khuyến khích bạn nên đọc 8 kỹ thuật này trước. Đơn giản là do chúng cơ bản, và dễ áp dụng.
Ngoài 8 kỹ thuật đó, chúng ta còn có thể áp dụng các kỹ thuật bên dưới.
Lưu ý:
- Các kỹ thuật viết tiêu đề bên dưới được tổng hợp từ nhiều nguồn, và từ kinh nghiệm viết lách
- Đây không phải là giới hạn của tất cả các loại tiêu đề. Tiêu đề không có giới hạn về định dạng, giới hạn duy nhất là sự sáng tạo của bạn
Dạng này nói về sự thành công của những người khác và kết quả mà bạn muốn được trải nghiệm.
Tiêu đề như, “Hàng nghìn bà mẹ không thể sai được. Hãy xem vì sao bạn cũng cần một đĩa nhạc ngủ ngon”, nói cho Khách hàng biết rằng những người khác đã mua và thích sản phẩm này, họ đã sử dụng và hạnh phúc hơn, họ khuyến khích sử dụng – và sự chứng thực xã hội giúp họ xóa bỏ những nỗi sợ hay định kiến về sản phẩm, dịch vụ, chương trình.
Tiêu đề dạng này có tác dụng đặc biệt với những người có khả năng gây ảnh hưởng, kiểu như “Katy Perry có 1 chiếc trong ví của cô ấy, sao bạn lại không có?” hoặc “Hôm nay bạn đã uống Fristies chưa?”
2. Tiêu đề dạng cảnh báo
Tiêu đề dạng này mang tới nguy hiểm, cảnh báo hay các rủi ro với người đọc, và bởi vì họ (và những người thân yêu của họ) có thể phải đối mặt với rủi ro, Tiêu đề của bạn sẽ nhanh chóng thu hút sự chú ý của họ.
Một tiêu đề dạng này như, “Cảnh báo! Những sự thật mà cô trợ lý của bạn không bao giờ muốn bạn biết được.” ẩn ý với người đọc về việc bị lừa dối bởi người mà họ tin tưởng – và họ cần phải biết ngay về điều đó. Tiêu đề của bạn hứa hẹn sẽ đưa vấn đề đó ra ánh sáng, và hứa hẹn rằng bạn có giải pháp.
Viết tiêu đề theo cách này đánh vào nhu cầu bảo vệ bản thân và người thân của con người – con người sẽ làm nhiều việc để tránh gặp các vấn đề hơn là tìm kiếm niềm vui.
3. Tiêu đề dạng đảm bảo
Nhấn mạnh lợi ích và đảm bảo kết quả. VD: “Phần mềm thiết kế 100 mẫu nhà trong 45 ngày, hoặc tặng bạn miễn phí”
4. Tiêu đề dạng danh sách / checklist / liệt kê
Con người thích các dữ liệu cụ thể. Họ yêu thích các con số, danh sách, và số lượng chính xác của thứ gì đó bởi vì họ biết chính xác những gì họ nhận được và những gì họ mong đợi – và khi bắt gặp các nội dung này, họ nhanh chóng đánh giá xem nội dung dài bao nhiêu và giá trị như thế nào.
Có thể tiêu đề kiểu như “Làm cách nào để tăng năng suất làm việc” có thể có tác dụng, nhưng hãy thêm con số vào đó, dạng như “7 thủ thuật tăng GẤP ĐÔI năng suất công việc” sẽ có hiệu quả hơn vì bạn làm chúng trở nên cụ thể hơn và lợi ích rõ ràng hơn. Thêm vào đó, nhiều chuyên gia cho rằng tiêu đề dạng danh sách sẽ dễ nhớ hơn.
5. Tiêu đề dạng giải pháp
Tiêu đề về giải pháp nói về những thứ chưa từng có, gây shock, ngỡ ngàng, không thể tin nổi.
Một headlines kiểu như, “6 cách không ngờ tới được những doanh nhân sử dụng để kiếm hàng tỷ đô trong vòng chưa đầy một năm”, ngay lập tức cho người đọc thấy họ sẽ không phải đọc các giải pháp hay lời khuyên nhàm nhán, mệt mỏi, cũ kĩ, lặp đi lặp lại đến buồn nôn nữa.
Lưu ý: không nên sử dụng tiêu đề dạng này nếu bạn không chia sẻ thứ gì đó thực sự nổi trội hay ít nhất ở 1 góc nhìn thực sự khác biệt.
6. Tiêu đề 2 nghĩa ( 1 nghĩa trực tiếp, 1 nghĩa gián tiếp / ẩn dụ)
Sử dụng sự tò mò để đặt câu hỏi trong tâm trí của người đọc. Sử dụng dạng tiêu đề này cần cần thận và lưu ý, nếu không sẽ không thu hút và làm người đọc thất vọng. Có thể sử dụng từ đồng nghĩa, từ láy để tạo sự phong phú
Ví dụ “Đôi bạn trẻ cùng nhau xếp hình tạo ảnh trong đêm Noel”
7. Tiêu đề hài hước / giải trí
Giải trí là một trong ba lý do hàng đầu khiến con người tiêu thụ các nội dung, bên cạnh tìm hiểu thông tin và tham gia cộng đồng.
Một tiêu đề hài hước, dạng như “6 cách khó tin mà những huấn luyện viên kinh doanh giống như bánh mỳ kẹp giăm bông” khơi gợi sự hài hước, tiếng cười, sự tò mò và gây shock, sẽ thu được những phản hồi – kiểu như “Ôi trời ơi, cô ấy đã viết như thế thật à? Phải đọc xem mới được” – chiến thắng bởi vì nó chạm được vào mong muốn được giải trí của người đọc.
8. Tiêu đề dạng lí do / nguyên nhân
Đưa ra lí do, nguyên nhân tại sao độc giả nên đọc bài viết của bạn. VD: “25 lí do nên ăn gà tây” hoặc ” 7 nguyên nhân gây quầng thâm mắt”
9. Tiêu đề dạng lợi ích
Đưa ra lợi ích cho độc giả / khách hàng. VD: “Dung lương truy cập nhanh chóng với giá thấp nhất” hoặc “An tâm tương lai cho con cái chỉ với 100,000 mỗi ngày”
10. Tiêu đề dạng mệnh lệnh
VD: “Hãy kiếm tiền ngay bây giờ!” hoặc “Hãy thu hút thêm traffic vào website”, dạng tiêu đề này tập trung vào lợi ích mà độc giả nhận được nếu họ đọc nội dung của bạn. Dạng tiêu đề này thường bắt đầu với một động từ, và đòi hỏi một kết quả.
11. Tiêu đề thần kì / miễn cưỡng
Tiêu đề dạng này tập trung vào đặc tính mong muốn đạt được điều gì đó mà không phải mất công sức hay thực sự dễ dàng. Nó cũng đánh trúng tim đen những người cần sự trợ giúp nhưng lại lảng tránh, trì hoãn vấn đề.
Ví dụ, “Làm cách nào để nổi tiếng như ngôi sao nhạc Rock ngay cả khi bạn không phải người giỏi quảng giao?” nói trúng tim đen những doanh nhân muốn mở rộng quan hệ nhưng lại lảng tránh việc đó chỉ vì họ không biết cách nói chuyện về công việc kinh doanh của mình một cách tự tin.
Hoặc tiêu đề như, “Gấp đôi thu nhập mà không phải làm việc vất vả” đánh vào nhu cầu của người muốn kiếm nhiều tiền hơn, nhưng họ không thể làm việc chăm chỉ hơn được nữa. Tiêu đề dạng này thường bắt đầu với những lợi ích hay giải pháp lớn, và kết thúc bởi những lý do hay những khó khăn phổ biến.
12. Tiêu đề liên quan đến thời gian
Tiêu đề dạng này thúc đẩy độc giả hành động VD: “Mua khóa huấn luyện trị giá $10.000 với giá chỉ $4.000, duy nhất trong 3 ngày tới” thúc đẩy hành động Nhanh vì khuyến mãi chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian ngắn và độc giả có thể bỏ lỡ nếu họ không hành động ngay bây giờ.
Một hình thức khác của loại tiêu đề này như sau: “Thúc đẩy doanh số trong vòng 60 ngày hoặc ít hơn nữa” sử dụng thời gian như là một lợi ích thay vì sự khẩn cấp. Cách tiếp cận này có tác dụng tốt vì khách hàng thích được biết việc gì đó diễn ra trong bao lâu – ví dụ như họ phải chờ đợi bao lâu để nhận được các lợi ích
13. Tiêu đề dạng tin tức
Như “Chuyên gia của công ty ABC chia sẻ bí quyết xây dựng website bán hàng hiệu quả tới 1.500 doanh nhân tại Hôi nghị 2013” có tác dụng tích cực khi và chỉ khi bạn thực sự có tin tức để báo cáo.
Không có gì tệ hơn việc lừa dối độc giả của bạn trong khi bạn đang quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Không ai muốn bị lừa cả.
14. Tiêu đề dạng trực tiếp
Nói trực tiếp vào vấn đề / chủ đề bài viết. VD: “Học cách viết bài báo chuẩn SEO như những chuyên gia”
7.27.2015
TÍT XEN VÀ TẠI SAO LẠI CẦN TÍT XEN
Tít xen là những tít nhỏ nằm xen trong bài viết, giữa hai đoạn.
1. Chức năng của tít xen
* Tít xen cho phép người đọc nghỉ lấy hơi khi đọc bài viết, nó tạo không gian thông thoáng mắt.
* Giãn mắt.
* Tít xen là một lối vào bài viết
* Trợ giúp bài viết. Với một người độc đang mất dần hứng thú, tít xen có thể tạo ra hứng thú mới
* Giúp tổ chức bài viết.
Xem thêm: Kỹ Thuật Viết Bài: Sapô
2. Đặt tít xen ở đâu? khi nào?
Tít xen nhất thiết phải có khi bài viết vượt quá 1500 ký tự. KHông bao giờ đặt tít xen ở ngay đầu bài viết, dưới sapô, hoặc dưới tít phụ, cũng như ở ngay đầu một cột. Cứ sau khoảng một khổ báo, giữa hai đoạn có thể đặt một tít xen. Cần tránh làm cho bài viết về hình thức có hình bậc thang hay nằm ngang, bằng cách tránh dùng tít xen với các phỏng vấn dạng hỏi/trả lời, vì như thế sẽ khó đọc.
3. Viết tít xen thế nào?
Đơn giản, có nghĩa, trung thành với bài viết và ngắn gọn (chỉ một từ cũng được). Với mỗi cột, tít xen có thể chiếm từ một đến ba dòng.
Tìm tít xen trong một hay nhiều đoạn tiếp theo những từ liên quan, chứa thông tin. Đó có thể là một công thức, một hình ảnh hay câu nói. Cần phải tìm thấy trong bài viết những chữ dùng ở tít xen.
Có thể viết các tít xen của một bài viết dưới một dạng duy nhất, bằng cách hoà hợp chúng để tạo ra ấn tượng khi đọc.
Có thẻ vừa viết bài vừa viết tít xen. Tuy nhiên, phải chú ý kết quả cuối cùng sau khi dàn trang. Thường vào lúc này người ta mới viết tít xen. Tít xen phải gắn với đoạn tiếp theo chứ không phải đoạn trước đó.
Có hai lỗi cần tránh:
(1) Dùng lại từ có trong tít xen khác hay trong tít,
(2) Thay đổi chỗ của một tít xen đã viết. Có thể đẩy nó lên trên chứ không được đẩy xuống dưới, bởi nó phải gắn với đoạn tiếp theo
4. Biến thể của tít xen: Mở đầu
Chức năng của mở đầu gần với chức năng của sapô có tính gợi. Đây là một kiểu thư giãn mắt và là một lối vào bài viết. Mở đầu có thể gồm nhiều dòng, viết ở phông chữ khác và to hơn nhiều so với cỡ chữ của bài viết, đôi khi còn lớn hơn cỡ chữ của sapô. Thường đặt trong bài viết, phần không có minh hoạ, để làm giãn mắt giống như bằng một cửa sổ (philê). Dùng lại một câu có ý nghĩa, một công thức gây sốc, một trích dẫn trong bài và viết lại, thường là bằng cách giảm nhẹ đi.
Fabienne Gerault-ESJ, dịch giả: Nguyễn Thị Vân Anh
7.25.2015
VIẾT TIÊU ĐỀ: NHỮNG KỸ THUẬT BIẾN CHUYỆN KHÓ THÀNH DỄ
Tiêu đề luôn được nhiều người coi là yếu tố quan trọng nhất trong mọi dạng bài viết – công cụ không thể thiếu của content marketing. Chỉ với một vài từ ngắn gọn, bạn phải tóm tắt được chủ đề, thu hút đối tượng mục tiêu và làm bài viết của bạn nổi bật giữa “một rừng” các bài viết khác.
Bài viết sau đây sẽ phân tích tâm lý đằng sau 8 kỹ thuật viết tiêu đề thường được sử dụng nhất và giúp bạn tìm kiếm “công thức” tiêu đề phù hợp và hiệu quả với từng bài viết của mình.
Kỹ thuật #1: Gây bất ngờ
Não của chúng ta trở nên đặc biệt hưng phấn khi bị kích thích bởi những cảm giác tốt đẹp không lường trước.Bằng cách sử dụng các ý và từ ngữ độc đáo, khác thường, hoặc thay đổi một thứ gì đó thân thuộc với đối tượng mục tiêu, bạn có thể ngay lập tức thu hút được sự chú ý của họ – và sau đó có thể giữ sự chú ý đó bằng một bài viết thú vị.
Các cách cụ thể để gây bất ngờ có thể bao gồm: sử dụng từ lóng/từ tục (với mức độ và hoàn cảnh phù hợp), “biến thể” của một câu tục ngữ/ca dao…
Một ví dụ tuyệt vời cho kỹ thuật này là các tiêu đề email trong chiến dịch tranh cử tổng thống của tổng thống Mỹ đương thời Barack Obama. Nếu đăng ký ủng hộ chiến dịch, bạn sẽ được nhận một email cảm ơn với các tiêu đề rất thoải mái, gần gũi như: “Xin chào”, “Ồ” hay “Đi ăn với tôi nhé?”. Các tiêu đề này gây bất ngờ do nó khác biệt hoàn toàn với hình ảnh đạo mạo, nghiêm trang thường thấy của các cử tri cho chức tổng thống.
Kỹ thuật #2: Sử dụng câu hỏi
Các câu hỏi có tác động mạnh tới não bộ do chúng thể hiện một sự thách thức. Chỉ cần nhìn thấy dấu hỏi chấm là não chúng ta đã bắt đầu bị kích thích. Các tiêu đề câu hỏi hiệu quả nhất thường hỏi về những điều mà khách hàng hoàn toàn có thể đồng cảm với, hoặc muốn biết câu trả lời. Dưới đây là một ví dụ:
Hãy để ý việc não của bạn ngay lập tức hoạt động để tìm ra câu trả lời và mong rằng người khác cũng có câu trả lời giống bạn.
Kỹ thuật #3: Tận dụng trí tò mò
Trang web siêu sao về triển khai các chiến dịch viral mang tên Upworthy đã mang về hàng triệu lượt click bằng việc tận dụng trí tò mò.
“Lỗ hổng tò mò” được định nghĩa là khoảng cách giữa những gì chúng ta biết và những gì chúng ta muốn biết. Một khi chúng ta cảm nhận được “lỗ hổng” đó, chúng ta sẽ có một cảm giác “thèm muốn” được lấp đầy lỗ hổng. Điều này thôi thúc chúng ta đọc tiếp để tìm câu trả lời.
Tất nhiên, để khơi dậy trí tò mò, bạn cần để đối tượng biết một chút thông tin trước. Họ không thể tò mò về một thứ gì đó khi mà họ không biết chút gì về thứ đó.
Để dùng kỹ thuật này trong khi viết tiêu đề, hãy “nhử mồi” trước bằng việc đưa ra một mẩu thông tin thú vị nhưng không đầy đủ. Hãy để đối tượng mục tiêu biết đủ nhiều để thấy tò mò, và đủ ít để không bị nhàm chán bởi chủ đề của bạn. Hãy xem ví dụ dưới đây về một tiêu đề rất nổi tiếng của John Caples (“Họ cười khi thấy tôi ngồi vào chiếc đàn piano, nhưng một khi tôi bắt đầu chơi!~”)
Kỹ thuật #4: Dùng các hình ảnh tiêu cực
Các từ so sánh nhất như “tuyệt nhất”, “tốt nhất”, “uy tín nhất”…từng rất hiệu quả trong các tiêu đề. Nhưng thật ra, các từ so sánh nhất với tính tiêu cực như “tồi tệ nhất”, “kinh khủng nhất”…lại hiệu quả hơn rất nhiều.
Công cụ marketing Outbrain đã tổ chức một cuộc nghiên cứu trên 65,000 mẫu tiêu đề để so sánh giữa các tiêu đề không chứa so sánh nhất, chứa so sánh nhất tiêu cực và chứa so sánh nhất tích cực. Kết quả là các tiêu đề có so sánh nhất tiêu cực có CTR cao hơn tới 63% so với các tiêu đề có so sánh nhất tích cực.
Một số lý do cho hiện tượng này bao gồm: các từ so sánh nhất tích cực đã trở nên quá quen thuộc và nhàm chán (đến nỗi khách hàng không còn tin tưởng chúng), so sánh nhất tiêu cực gây bất ngờ và độc đáo hơn, và các so sánh nhất tiêu cực mang ý nghĩa cảnh báo cho các đối tượng mục tiêu – vì vậy mang lại lợi ích cho họ.
Kỹ thuật #5: Tiêu đề dạng “Làm thế nào”
Các tiêu đề dạng “Làm thế nào…?”, “Các cách…”, “Mẹo…”, “Bí kíp…” nhấn mạnh vào lợi ích về mặt thông tin và vẫn luôn được sử dụng phổ biến. Chúng hứa hẹn sẽ mang đến cho đối tượng mục tiêu quyền lực, khả năng kiểm soát và khả năng xử lý tốt hơn các tình huống trong cuộc sống của họ.
Tuy nhiên, do các từ “cẩm nang”, “cách”…đã được sử dụng rất nhiều, bạn cũng nên thay đổi một chút để giúp tiêu đề nổi bật hơn. Ví dụ như thay vì viết rằng “Làm thế nào để sắp xếp một ngày của bạn?”, hãy viết rằng: “Hướng dẫn cách sắp xếp một ngày trong vòng 5 phút”.
Kỹ thuật #6: Dùng số
Các con số rất hiệu quả trong tiêu đề do con người thích sự rõ ràng và ghét sự mơ hồ.
Một thí nghiệm tâm lý đã cho thấy rằng: chúng ta cảm nhận về thời gian chờ đợi khác hẳn khi biết và không biết sẽ phải chờ đợi trong bao lâu. Một bệnh nhân có thể bắt đầu hơi khó chịu khi biết rằng bác sĩ sẽ đến muộn 30 phút, nhưng sau đó anh ta sẽ dần thoải mái với khoảng thời gian đó. Ngược lại, nếu chỉ được cho biết là “bác sĩ sẽ đến sớm thôi”, anh ta sẽ dành cả khoảng thời gian đó để lo ngại, tính toán, hồi hộp…
Quy luật tương tự được áp dụng cho việc dùng các con số. Việc có các con số cho bạn biết rõ ràng bạn sẽ phải đọc cái gì, bao nhiêu ý, mất bao nhiêu thời gian…
Kỹ thuật #7: Chỉ tên đối tượng mục tiêu
Cụ thể, bạn có thể sử dụng từ “bạn” hoặc gọi tên đối tượng ngay trong tiêu đề của mình (“Dành cho những ai…”, “Nếu bạn là…”,…)
Kỹ thuật này khiến cho đối tượng của bạn cảm thấy họ được biết đến và thấu hiểu. Khi đọc một tiêu đề như vậy, não bộ bạn sẽ thốt lên: “Là mình đó!”
Kỹ thuật #8: Thật rõ ràng
Những tiêu đề cho thấy rõ ràng đối tượng nên đọc, thông tin được bao gồm, hoặc chi tiết cụ thể luôn mang lại lượng click lớn hơn. Mọi tiêu đề chứa chi tiết cụ thể đều có hiệu quả tốt: số liệu, tên, ví dụ…
Dưới đây là một số liệu theo nghiên cứu của hãng Conductor, cho thấy rằng các kiểu tiêu đề càng rõ ràng, càng có nhiều người yêu thích chúng.
Lời kết
Việc tìm ra được một tiêu đề đặc biệt sáng tạo hoặc độc đáo hiện nay là vô cùng khó. Tuy nhiên, chúng ta luôn có thể dựa trên các quy luật về tâm lý để tạo ra các tiêu đề hiệu quả, thu hút.
Hãy liên tục thử nghiệm với các kỹ thuật viết tiêu đề thông dụng trên để tìm ra “công thức” tiêu đề phù hợp nhất với thương hiệu của bạn nhé!
– Nguồn: copyblogger.com, bufferapp.com –
Bài viết sau đây sẽ phân tích tâm lý đằng sau 8 kỹ thuật viết tiêu đề thường được sử dụng nhất và giúp bạn tìm kiếm “công thức” tiêu đề phù hợp và hiệu quả với từng bài viết của mình.
Kỹ thuật #1: Gây bất ngờ
Não của chúng ta trở nên đặc biệt hưng phấn khi bị kích thích bởi những cảm giác tốt đẹp không lường trước.Bằng cách sử dụng các ý và từ ngữ độc đáo, khác thường, hoặc thay đổi một thứ gì đó thân thuộc với đối tượng mục tiêu, bạn có thể ngay lập tức thu hút được sự chú ý của họ – và sau đó có thể giữ sự chú ý đó bằng một bài viết thú vị.
Các cách cụ thể để gây bất ngờ có thể bao gồm: sử dụng từ lóng/từ tục (với mức độ và hoàn cảnh phù hợp), “biến thể” của một câu tục ngữ/ca dao…
Một ví dụ tuyệt vời cho kỹ thuật này là các tiêu đề email trong chiến dịch tranh cử tổng thống của tổng thống Mỹ đương thời Barack Obama. Nếu đăng ký ủng hộ chiến dịch, bạn sẽ được nhận một email cảm ơn với các tiêu đề rất thoải mái, gần gũi như: “Xin chào”, “Ồ” hay “Đi ăn với tôi nhé?”. Các tiêu đề này gây bất ngờ do nó khác biệt hoàn toàn với hình ảnh đạo mạo, nghiêm trang thường thấy của các cử tri cho chức tổng thống.
Kỹ thuật #2: Sử dụng câu hỏi
Các câu hỏi có tác động mạnh tới não bộ do chúng thể hiện một sự thách thức. Chỉ cần nhìn thấy dấu hỏi chấm là não chúng ta đã bắt đầu bị kích thích. Các tiêu đề câu hỏi hiệu quả nhất thường hỏi về những điều mà khách hàng hoàn toàn có thể đồng cảm với, hoặc muốn biết câu trả lời. Dưới đây là một ví dụ:
Hãy để ý việc não của bạn ngay lập tức hoạt động để tìm ra câu trả lời và mong rằng người khác cũng có câu trả lời giống bạn.
Kỹ thuật #3: Tận dụng trí tò mò
Trang web siêu sao về triển khai các chiến dịch viral mang tên Upworthy đã mang về hàng triệu lượt click bằng việc tận dụng trí tò mò.
“Lỗ hổng tò mò” được định nghĩa là khoảng cách giữa những gì chúng ta biết và những gì chúng ta muốn biết. Một khi chúng ta cảm nhận được “lỗ hổng” đó, chúng ta sẽ có một cảm giác “thèm muốn” được lấp đầy lỗ hổng. Điều này thôi thúc chúng ta đọc tiếp để tìm câu trả lời.
Tất nhiên, để khơi dậy trí tò mò, bạn cần để đối tượng biết một chút thông tin trước. Họ không thể tò mò về một thứ gì đó khi mà họ không biết chút gì về thứ đó.
Để dùng kỹ thuật này trong khi viết tiêu đề, hãy “nhử mồi” trước bằng việc đưa ra một mẩu thông tin thú vị nhưng không đầy đủ. Hãy để đối tượng mục tiêu biết đủ nhiều để thấy tò mò, và đủ ít để không bị nhàm chán bởi chủ đề của bạn. Hãy xem ví dụ dưới đây về một tiêu đề rất nổi tiếng của John Caples (“Họ cười khi thấy tôi ngồi vào chiếc đàn piano, nhưng một khi tôi bắt đầu chơi!~”)
Kỹ thuật #4: Dùng các hình ảnh tiêu cực
Các từ so sánh nhất như “tuyệt nhất”, “tốt nhất”, “uy tín nhất”…từng rất hiệu quả trong các tiêu đề. Nhưng thật ra, các từ so sánh nhất với tính tiêu cực như “tồi tệ nhất”, “kinh khủng nhất”…lại hiệu quả hơn rất nhiều.
Công cụ marketing Outbrain đã tổ chức một cuộc nghiên cứu trên 65,000 mẫu tiêu đề để so sánh giữa các tiêu đề không chứa so sánh nhất, chứa so sánh nhất tiêu cực và chứa so sánh nhất tích cực. Kết quả là các tiêu đề có so sánh nhất tiêu cực có CTR cao hơn tới 63% so với các tiêu đề có so sánh nhất tích cực.
Một số lý do cho hiện tượng này bao gồm: các từ so sánh nhất tích cực đã trở nên quá quen thuộc và nhàm chán (đến nỗi khách hàng không còn tin tưởng chúng), so sánh nhất tiêu cực gây bất ngờ và độc đáo hơn, và các so sánh nhất tiêu cực mang ý nghĩa cảnh báo cho các đối tượng mục tiêu – vì vậy mang lại lợi ích cho họ.
Kỹ thuật #5: Tiêu đề dạng “Làm thế nào”
Các tiêu đề dạng “Làm thế nào…?”, “Các cách…”, “Mẹo…”, “Bí kíp…” nhấn mạnh vào lợi ích về mặt thông tin và vẫn luôn được sử dụng phổ biến. Chúng hứa hẹn sẽ mang đến cho đối tượng mục tiêu quyền lực, khả năng kiểm soát và khả năng xử lý tốt hơn các tình huống trong cuộc sống của họ.
Tuy nhiên, do các từ “cẩm nang”, “cách”…đã được sử dụng rất nhiều, bạn cũng nên thay đổi một chút để giúp tiêu đề nổi bật hơn. Ví dụ như thay vì viết rằng “Làm thế nào để sắp xếp một ngày của bạn?”, hãy viết rằng: “Hướng dẫn cách sắp xếp một ngày trong vòng 5 phút”.
Kỹ thuật #6: Dùng số
Các con số rất hiệu quả trong tiêu đề do con người thích sự rõ ràng và ghét sự mơ hồ.
Một thí nghiệm tâm lý đã cho thấy rằng: chúng ta cảm nhận về thời gian chờ đợi khác hẳn khi biết và không biết sẽ phải chờ đợi trong bao lâu. Một bệnh nhân có thể bắt đầu hơi khó chịu khi biết rằng bác sĩ sẽ đến muộn 30 phút, nhưng sau đó anh ta sẽ dần thoải mái với khoảng thời gian đó. Ngược lại, nếu chỉ được cho biết là “bác sĩ sẽ đến sớm thôi”, anh ta sẽ dành cả khoảng thời gian đó để lo ngại, tính toán, hồi hộp…
Quy luật tương tự được áp dụng cho việc dùng các con số. Việc có các con số cho bạn biết rõ ràng bạn sẽ phải đọc cái gì, bao nhiêu ý, mất bao nhiêu thời gian…
Kỹ thuật #7: Chỉ tên đối tượng mục tiêu
Cụ thể, bạn có thể sử dụng từ “bạn” hoặc gọi tên đối tượng ngay trong tiêu đề của mình (“Dành cho những ai…”, “Nếu bạn là…”,…)
Kỹ thuật này khiến cho đối tượng của bạn cảm thấy họ được biết đến và thấu hiểu. Khi đọc một tiêu đề như vậy, não bộ bạn sẽ thốt lên: “Là mình đó!”
Kỹ thuật #8: Thật rõ ràng
Những tiêu đề cho thấy rõ ràng đối tượng nên đọc, thông tin được bao gồm, hoặc chi tiết cụ thể luôn mang lại lượng click lớn hơn. Mọi tiêu đề chứa chi tiết cụ thể đều có hiệu quả tốt: số liệu, tên, ví dụ…
Dưới đây là một số liệu theo nghiên cứu của hãng Conductor, cho thấy rằng các kiểu tiêu đề càng rõ ràng, càng có nhiều người yêu thích chúng.
Lời kết
Việc tìm ra được một tiêu đề đặc biệt sáng tạo hoặc độc đáo hiện nay là vô cùng khó. Tuy nhiên, chúng ta luôn có thể dựa trên các quy luật về tâm lý để tạo ra các tiêu đề hiệu quả, thu hút.
Hãy liên tục thử nghiệm với các kỹ thuật viết tiêu đề thông dụng trên để tìm ra “công thức” tiêu đề phù hợp nhất với thương hiệu của bạn nhé!
– Nguồn: copyblogger.com, bufferapp.com –
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)