1.31.2016

Sử dụng Facebook Demographics để Research Marketing

Bài chia sẻ này mình đã định viết từ khá lâu rồi, nhưng vì nhiều lý do mà chưa thể viết được, cho đến hôm nay. Đây là một bài chia sẻ có tính chuyên sâu và đòi hỏi người đọc cần có nhận thức hoặc đã từng làm về Facebook Ads, Custom Audiences, Graph Search. Nếu bạn chưa nắm rõ những phần trên, mời bạn đọc 2 phần này trước tiên:
Điều này có thể giúp chúng ta biết được rằng mạng xã hội Facebook không chỉ tiềm năng trong kinh doanh bán hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ, mà còn có thể được ứng dụng để nghiên cứu (research) đối tượng, đối thủ, sản phẩm. Ở bài viết này mình sẽ chia sẻ với bạn việc sử dụng Facebook Demographics (một công cụ trong phần setup chiến dịch quảng cáo của Facebook) để thực hiện Research Marketing nói chung, hoặc Research Facebook Marketing nói riêng.

1. Giới thiệu về sản phẩm

Một sản phẩm dành cho những người thích Chiêm tinh học, ngành khoa học Huyền bí phương Tây, những người đang tìm kiếm và tin tưởng vào giá trị của chính bản thân mình, thời gian đầu sẽ ngắm đến thị trường ở VN.
Ở đây chúng ta mặc định là sản phẩm tốt nhé 😀

2. Tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng

Chính xác là mình sẽ tìm kiếm cộng đồng có chứa những người thích Chiêm Tinh Học, khoa học Huyền Bí… càng nhiều càng tốt. Và mình tìm 4 Fanpage lớn nhất về Chiêm tinh học (Horoscope):
  • Username/UserID: Địa chỉ của fanpage.
  • Likes: Tổng lượt like (lượng fans) tính đến thời điểm hiện tại.
  • Active Users: Tổng người dùng có tương tác trên Fanpage.
  • Potential Reach: Tổng người dùng tiềm năng có thể quảng cáo đến họ, và có thể phân tích dữ liệu từ họ.

3. Tạo đối tượng tùy chỉnh

Sau khi đã có 1 lượng lớn đối tượng tiềm năng (đủ để phân tích, research thị trường), ta hãy get toàn bộ UID của người dùng (Bạn có thể sử dụng tools iTarget hoặc bất cứ một tools gì cũng được, miễn là get được UID), và thêm vào Custom Audiences.
Vậy là mình đã có 110,000 khách hàng tiềm năng, trước tiên là phục vụ cho mục đích nghiên cứu thị trường của mình rồi.

4. Tạo quảng cáo Facebook Ads

Ở mục Audience, bạn hãy thêm tập đối tượng tùy chỉnh:
Nhìn sang bên phía bên phải màn hình, bạn sẽ thấy một cột nhỏ là Audience Definition, nó chính là những gì chúng ta cần quan tâm. 110,000 người chúng ta có thể reach tới.
Hãy thật chú ý cái cột nhỏ này, nó sẽ rất rất hữu dụng với người làm Facebook Marketing, nhờ có nó bạn sẽ biết nên target đến đối tượng nào là hợp lý, target đến đối tượng nào là không hợp lý.

5. Demographics Target Audience

Hãy cùng xem cái cụm từ này làm được những gì nhé…
5.1. Giới tính
Hãy xem ở mục Gender, thay vì để All, hãy thử click vào Men hoặc Women đi nào. Bạn sẽ biết được nam hay nữ quan tâm đến sản phẩm của bạn nhiều hơn, và chính xác là bao nhiêu %.iểu đồ đư tạo nhín

Biểu đồ được tạo nên từ chính những số liệu mà Facebook Audience Definition cung cấp.
Nữ hiển nhiên là quan tâm đến cái Horoscope nhiều hơn nam rồi!

5.2.  Độ tuổi
Các tùy chỉnh bạn đã thiết lập từ trước đó như giới tính, sở thích, hãy để về mặc định. Lúc nào cột Audience Definition thông báo đủ đối tượng tiềm năng như ban đầu thì mới nên tiếp tục công việc nghiên cứu của mình (để đảm bảo sự chính xác).
Giờ hãy click vào mục độ tuổi. Có một số quy tắc mà mình đã xác định rõ trước khi làm Research, đó là xác định nhóm tuổi, dưới đây là các nhóm tuổi mình thường đưa vào nghiên cứu, vì những nhóm này có sự khác biệt về sự trưởng thành cũng như nhận thức rõ rệt.
  • 13-17
  • 18-24
  • 25-34
  • 35-44
  • 45-54
  • 55+
Và mình cũng khuyên bạn khi làm Research nên chia nhóm độ tuổi như thế này, rất nhiều báo cáo uy tín trên thế giới có áp dụng các nhóm độ tuổi này, kể cả Google
Độ tuổi quan tâm đến Chiêm tinh học, 18-24 là nhiều nhất, cả nam và nữ.24 là nhiều nhất, cả nam và nữ.
Vẫn chưa đủ, mình cần chi tiết hơn nữa về độ tuổi, mình cần tỷ lệ chính xác. Bạn hãy chọn giới tính là nam/nữ và chọn nhóm tuổi. Các chỉ số hấp dẫn khác sẽ hiện ra.
Vẫn nhờ những số liệu đó, mình biết được rằng 61% nữ giới từ 18-24 tuổi thích Chiêm tinh học.






Vẫn nhờ những số liệu đó, mình biết được rằng 61% nữ giới từ 18-24 tuổi thích Chiêm tinh học.

64% nam giới từ 18-24 tuổi thích Chiêm tinh học (thực ra là Horoscope, mấy ai biết rõ chiêm tinh học nó là cái gì. Hehe).

5.3. Sở thích
Bạn hãy click vào More Demographics, và chọn Interest In

Bạn sẽ biết thêm những đối tượng mục tiêu của mình họ thích gì, và tỷ lệ chính xác là bao nhiêu…
Đối tượng tiềm năng của mình thích nhất là Entertainment Hobbies and activities
Hẳn là họ thích những thứ này rồi…

Hãy thử từng mục một (hơi mất thời gian nhưng bạn nên làm thế), và nhớ là mỗi lần thử tùy chọn mới thì hãy xóa tùy chọn cũ đi.
5.4. Tình trạng quan hệ
Một vài trường hợp bạn sẽ rất cần đến thông tin về tình trạng quan hệ của đối tượng mục tiêu, ví dụ như khi bạn bán đồ dành cho người lớn, nội thất gia đình,…
Ở mục More Demographics, bạn chọn Relationship Status. Mình cần lấy 3 nhóm tình trạng quan hệ:
  • Độc thân
  • Đang trong một mối quan hệ
  • Đã cưới
Nhóm tuổi 18-24 thì tỷ lệ độc thân là rất cao rồi.

5.5. Trình độ học vấn
Việc tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu của mình họ có học thức như thế nào rất quan trọng, bạn sẽ phải quyết định viết một vấn đề thật mạch lạc dễ hiểu, hay mang đầy tính học thức khi biết rõ phần đông đối tượng tiềm năng của mình có trình độ học vấn ra sao.
Ở mục More Demographics, bạn chọn Education Level.
Là những người có học thức…

6. Đối tượng mục tiêu

Cái này chốt, sau khi đã xác định chính xác số liệu cũng như tỷ lệ phần trăm về các nhóm, chúng ta nên hiểu rõ giữa việc chính xác theo tỷ lệ và lựa chọn theo cảm tính (kinh nghiệm). Sau một số bước tổng hợp dữ liệu, mình xác định được đối tượng mục tiêu của dự án này, một mảng mà mình không chuyên.


  • Giới tính: Nữ
  • Tuổi:
  • 13-17: Có nhu cầu
  • 18-24: Tỷ lệ hiệu quả cao
  • 24-34: Có nhu cầu
  • Còn độc thân
  • Đã tốt nghiệp đại học
  • Sở thích: Tiền,  Makeup, Shopping, Chocolate, Dancing,…
  • Quan tâm: Giải trí, sở thích và hoạt động,…


  • Lời kết

    Đây là một bài chia sẻ, và có thể chưa đáp ứng được kỳ vọng của bạn, nhưng bạn yên tâm là khi bạn hiểu nó, bạn sẽ làm tốt hơn thế này rất nhiều. Dành thời gian và quyết tâm để đọc & học là rất tốt, những sẽ còn tốt hơn nữa nếu bạn dành thời gian thực hành & làm về nó.
    Quy trình này mình thường gọi là Research ngược, hoặc là Research Facebook Marketing. Việc áp dụng quy trình này sẽ giúp bạn target và research được đối tượng cũng như thị trường mục tiêu một cách chuẩn xác nhất.
    Nếu bạn muốn bắt đầu 1 sản phẩm mới cho công việc kinh doanh của mình hãy liên hệ và thăm khảo tại đây để order dòng hàng bạn muốn khởi nghiệp nhé


    1.30.2016

    Hướng dẫn sử dụng Quảng cáo Facebook Leads hiệu quả

    *Trong bài viết này, thuật ngữ Quảng cáo Facebook Lead là một loại quảng cáo của Facebook, mà khi người dùng click vào Call-To-Action thì một biểu mẫu (hay còn gọi là Form, có chức năng tương tự Google Biểu mẫu – Google Form) sẽ hiện ra để người dùng điền thông tin vào mà KHÔNG PHẢI chuyển sang một trang trung gian khác.
    Bạn đã bao giờ chạy một chiến dịch để tìm kiếm khách hàng tiềm năng? Bạn đã quen với Quảng cáo Facebook Lead chưa?
    Bằng cách tự động điền những thông tin của khách hàng tiềm năng (những thông tin mà họ sử dụng để đăng ký tài khoản Facebook) vào biểu mẫu trên quảng cáo, Quảng cáo Facebook Lead sẽ giúp khách hàng tiềm năng DỄ DÀNG ĐĂNG KÝ thông tin và nhận các ưu đãi từ doanh nghiệp hơn bao giờ hết.
    Trong bài viết này, MediaZ sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Quảng cáo Lead trên Facebook

    1. Tại sao lại chọn quảng cáo Lead?

    Facebook đã đơn giản hoá quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp. Với một MỤC TIÊU mới là bạn có thể yêu cầu khách hàng tiềm năng mà họ không cần phải rời Facebook.



    Quảng cáo Lead sẽ điền trước các thông tin của người dùng.Việc này giúp quá trình điền thông tin trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết

    Đây là cách là quảng cáo Lead vận hành. Đầu tiên, khách hàng sẽ nhìn thấy quảng cáo, và nếu họ cảm thấy hứng thú, họ sẽ click vào Call-To-Action và một Biểu mẫu sẽ hiện ra với những thông tin có sẵn là thông tin cá nhân trên Facebook của họ (những thông tin họ chia sẻ hoặc công khai trên Facebook) Họ có thể xem lại những thông tin đó, sửa lại nếu cần thiết và ấn Hoàn thành.
    Việc tự động điền các thông tin vào Biểu mẫu giúp quy trình đăng ký đơn giản hơn rất nhiều. Càng ít quy trình thực hiện, thì tỉ lệ chuyển đổi hành động càng cao. Nếu bạn cần nhiều thông tin từ người dùng hơn, bạn có thể tuỳ chỉnh lại Biểu mẫu trước khi chạy quảng cáo.
    Hãy nhớ rằng, Facebook mới chỉ thử nghiệm loại quảng cáo mới này với một số nhà quảng cáo. Nếu bạn chưa được cập nhật quảng cáo này, đừng nóng vội. Facebook sẽ sớm công khai rộng rãi.

    2. Tạo một Quảng cáo Lead

    Tại thời điểm này, bạn chỉ có thể tạo và chỉnh sửa quảng cáo Lead bằng Power Editor. Nếu bạn chưa từng sử dụng Power Editor thì hãy xem thêm Ebook hướng dẫn sử dụng Power Editor
    Sau khi bạn đã tải toàn bộ tài khoản Quảng cáo lên Power Editor, click vào nút Tạo chiến dịch ở trên cùng bên trái. Từ đó, gõ tên chiến dịch quảng cáo và click vào menu mục tiêu. Nếu bạn có thể truy cập vào mục tiêu Lead Generation, bạn sẽ nhìn thấy một danh sách các mục tiêu tương tự như ảnh sau



    Danh sách các mục tiêu Quảng cáo của Facebook. Bạn có thể thấy mục tiêu mới “Lead Generation – Tạo ra khách hàng tiềm năng” ở dòng cuối cùng

    Chọn mục tiêu Lead Generation và tiếp tục quy trình tạo quảng cáo như bạn thường làm. Khi bạn đã mở phần Tạo quảng cáo, bạn sẽ nhìn thấy một mục mới tên là Lead Form – Biểu mẫu thông tin cho Khách hàng tiềm năng.



    Ấn vào Create New Form – Tạo Biểu mẫu mới để bắt đầu

    Chọn để tạo biểu mẫu thông tin mới (có đủ các loại biểu mẫu trong này)
    Tiếp theo, đặt tên cho Biểu mẫu trong khung chữ, và chọn.
    Đặt tên cho Biểu mẫu của bạn

    Bây giờ, hãy chọn những thông tin chi tiết mà bạn muốn thu thập từ khách hàng và khách hàng tiềm năng.

    Chọn những thông tin mà bạn muốn thu thập từ khách hàng

    Bạn cũng có thể thêm các câu hỏi tuỳ chọn mà bạn muốn, ví dụ như “Bạn sống ở đô thị hay nông thôn?” Khi bạn đã hoàn thành nội dung Biểu mẫu, chọn Tiếp theo.
    Thêm một câu hỏi tuỳ chọn cho khách hàng

    Thêm một đường dẫn vào chính sách bảo mật của bạn (bạn sẽ cần đấy) và chọn Tiếp theo



    Nếu bạn đã công khai chính sách bảo mật, hãy dẫn link ở đây

    Bây giờ, hãy nhập địa chỉ website (Khách hàng sẽ có thêm một lựa chọn để vào website sau khi họ hoàn thành biểu mẫu) Rồi chọn tiếp theo
    Thêm địa chỉ website của bạn tại đây
    Kiểm tra lại Biểu mẫu của bạn, nếu mọi thứ đã như ý, thì chọn Tạ



    Đừng quên kiểm tra lại tất cả các thông tin về Biểu mẫu

    Sau khi bạn đã hoàn thành thông tin trong quảng cáo của bạn, hãy kiểm tra một lần cuối (lỗi chính tả,…) và tải tài khoản quảng cáo qua Power Editor.

    3. Tải danh sách khách hàng tiềm năng

    Sau khi khách hàng tiềm năng đã điền thông tin trên quảng cáo, bạn cũng cần xem thông tin đó. Cho tới thời điểm này thì bước “xem thông tin” vẫn rất thủ công vì Facebook vẫn chưa cho phép chức năng tự động xuất thông tin khách hàng tiềm năng sang các công cụ như MailChimp hay Aweber hay các công cụ khác (hi vọng rằng chức năng này sẽ sớm được đưa vào)
    Để tải thông tin khách hàng tiềm năng, đi tới trang Facebook kết nối với Quảng cáo đó, và chọn thanh Công cụ đăng ở trên cùng.
    Sau đó, chọn vào Thư viện biểu mẫu (Forms Library) ở góc bên trái trên màn hình. Hãy nhớ là bạn cần quyền Admin để xem những Biểu mẫu này.

    Ở phía bên phải, bạn sẽ nhìn thấy tất cả các Biểu mẫu mà bạn đã tạo. Chọn Tải về ở bên cạnh từng biểu mẫu để tải thông tin khách hàng tiềm năng dưới dạng CSV.



    Chọn vào chữ Download ở bên phải để tải về thông tin của biểu mẫu

    Ý nghĩa của từng cột thì các bạn có thể tự hiểu. Từ cột A – cột F là thông tin chi tiết về chiến dịch quảng cáo. Sau đó, bạn sẽ nhìn thấy thông tin của khách hàng – những thông tin mà bạn yêu cầu họ cung cấp.
    Bạn có thể tải những dữ liệu này lên công cụ quản lý của client hoặc chuyển cho đội Sales để liên hệ với khách hàng tiềm năng.

    4. Một số lưu ý cho quảng cáo Lead

    Đây là một vài lưu ý nhỏ khi tạo quảng cáo Lead
    Nói rõ bạn muốn họ làm gì
    Khi quảng cáo công khai, đôi khi bạn sẽ cần nói rõ bạn cần khách hàng làm gì. Bằng cách sử dụng các Call-to-Action như “Đi tới đây” “Click vào” “Quyên góp tiền tại đây” Không có nhiều khác biệt với một quảng cáo Lead, đặc biệt khi mà chưa có nhiều người dùng Facebook nhìn thấy loại quảng cáo này. Ví dụ, có thể dùng 1 dòng Call-to-Action như sau “Click vào đường dẫn bên dưới và xác nhận thông tin của bạn” (và Facebook sẽ tự động điền những thông tin có sẵn của người dùng)




    Hãy nói rõ trong Call-To-Action rằng BẠN MUỐN HỌ LÀM GÌ

    Thông điệp này có 2 ý nghĩa. Một là chúng bảo người dùng rằng họ cần làm gì, và diễn giải quy trình thực hiện một cách dễ dàng bởi vì Facebook đã tự động điền sẵn các thông tin của họ rồi. Đảm bảo quy trình này rõ ràng với người dùng sẽ giúp tăng đáng kể tỉ lệ chuyển đổi.
    Chạy quảng cáo vào tối hoặc đêm
    Rất nhiều Marketers sẽ khuyên bạn để quảng cáo chạy cả ngày. Trong tình huống mà thời điểm nào trong ngày cũng có thể tạo ra một cái gì đó, thì bạn thường lo sợ sẽ “bỏ quên” một vài khách hàng tiềm năng trong thời điểm không chạy quảng cáo. Tuy nhiên, với khách hàng tiềm năng, có vẻ như sẽ có lợi hơn nếu như “bắt” được họ vào buổi tối và đêm. Một lượng lớn khách hàng tiềm năng (dựa trên các chiến dịch quảng cáo thử nghiệm) xảy ra vào buổi tối.
    Có lẽ mọi người thường thoải mái cung cấp thông tin của họ vào buổi tối muộn hơn? Không chắc lắm, nhưng bạn hoàn toàn có thể tự kiểm nghiệm được.
    Thử nghiệm các Call-To-Action
    Facebook hiện chỉ có một vài Call-To-Action như “Tải về” “Nhận ưu đãi” “Xem thêm” “Đăng ký” “Theo dõi” Hãy thử Call-To-Action mà bạn cảm thấy phù hợp với mục tiêu của mình nahats, và xem xem chúng hoạt động ra sao. Xem thêm cách sử dụng Call-To-Action hiệu quả tại ĐÂY

    Kết luận

    Dù sao đi nữa, những thử nghiệm ban đầu về Quảng cáo Lead trên Facebook cũng đã có một vài kết quả nhất định. Đúng như tên gọi của loại quảng cáo này (Lead Generation – Tạo ra khách hàng tiềm năng) thì bạn sẽ tiếp cận với khách hàng tiềm năng một cách gần gũi và tự nhiên hơn. Thậm chí khi nhắm vào những dịch vụ cao cấp, thì kết quả cũng rất hứa hẹn. Công cụ mới này chắc chắn sẽ hiệu quả nếu bạn đang muốn tìm kiếm thêm khách hàng của mình. Hãy cùng MediaZ chờ và đón xem những kết quả hay ho trong những tháng tới nhé.
    Nếu bạn muốn bắt đầu 1 sản phẩm mới cho công việc kinh doanh của mình hãy liên hệ và thăm khảo tại đây để order dòng hàng bạn muốn khởi nghiệp nhé










    1.29.2016

    Facebook Marketing: Strategy & Tactics

    1. Facebook Marketing Process

    Đây là một quy trình chuẩn mực trong việc làm Marketing trên Facebook. Nó là một vòng tròn khép kín, không có điểm đầu và cũng không có điểm cuối.
    Quy trìnhNội dung thực hiện
    Research
    • Phân chia đối tượng mục tiêu.
    • Khảo sát nhu cầu của người dùng.
    • Do thám đối thủ cạnh tranh.
    StrategyTừ nghiên cứu ban đầu, đưa ra những chiến lược và chiến thuật phù hợp, thích hợp với mục tiêu ban đầu, thích hợp với định mức đầu tư, cũng như độ rộng của thị trường…
    DevelopmentChọn kênh (Fanpage, Group,…) có chứa nhiều đối tượng mục tiêu nhất. Đưa ra những nội dung hiệu quả, đúng thời điểm, đúng nhu cầu.
    EngagementBước triển khai, thực hiện các kế hoạch đã đặt ra trước đó. Nội dung, sự kiện, quảng cáo,…
    MesurementKhông thể thiếu bước kiểm tra, đánh giá, và đo lường hiệu quả mang lại từ chiến dịch, cũng như đối chiếu với chi phí đầu tư. Từ đó rút ra những vấn đề cần giải quyết, tối ưu, để bước Research tiếp theo được tốt hơn.

    2. Facebook Circle Focus

    Facebook và chiến lược “vòng tròn tập trung”, nếu khách hàng (người dùng) còn trên Facebook, thì họ sẽ không thể thoát được vòng tròn này.
    Ví dụ thực tế: Một công ty cung cấp các giải pháp mạng, họ cần thực hiện chiến lược Facebook Circle Focus, các bước thực hiện như sau:
    NhómChức năngNội dung thực hiện
    FanpageBrandFanpage thương hiệu giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cho công ty, và ở đây sẽ chỉ cập nhật các vấn đề liên quan đến công ty, cũng như thương hiệu của công ty. Tạo ấn tượng tốt với khách hàng, không cần nhiều like, nhưng nhất định không phải là like “ảo”.
    CommunityFanpage chia sẻ về các Voucher giảm giá Hosting/Domain, mỗi ngày sẽ có những voucher dành cho người dùng năng nổ, tích cực đóng góp. Hay các thông tin liên quan đến việc đưa ra các giải pháp mạng, nóng hổi và có ích với người xem, mục đích là tăng cộng đồng, tạo xu hướng và ké tí thương hiệu.
    ProfileBrandProfile mang tên thương hiệu, tương tác và đồng bộ với Fanpage. Bên cạnh đó có thể tiếp cận thêm nhiều khách hàng mục tiêu. Ngoài ra thì hiện tại việc reach các nội dung trên Fanpage có sự chênh lệch với các nội dung trên Profile cá nhân, thường thì Profile cao hơn rất nhiều.
    CareProfile Care là một tài khoản chăm sóc khách hàng, trực tiếp chăm sóc khách hàng của mình thông qua những tương tác với họ, giúp họ mọi vấn đề liên quan đến giải pháp mạng.
    AppShopTạo một ứng dụng trên Fanpage có chức năng bán hàng cũng là một cách hay để tăng lợi nhuận.
    GamesHoặc tạo một ứng dụng vui vui để cho cộng đồng của mình chơi, lan truyền, và tạo hiệu ứng cảm xúc, thúc đẩy sự tò mò, quan tâm.
    EventOnlineSự kiện trực tuyến là một trong những điều nên làm, chi phí đầu tư thấp, không tốn công tổ chức, hiệu quả tương đối ổn.
    OfflineBên cạnh đó không thể thiếu những sự kiện truyền thống, chia sẻ về một giải pháp công nghệ mới dành hàng trăm người, hay đơn giản tổ chức một buổi café chia sẻ cho chính cộng đồng của mình. Có thể tổ chức sự kiện dưới dạng talk show, workshop, seminar,…
    GroupCommunityNhóm cộng đồng, mọi người có thể tham gia vào chia sẻ, hỏi đáp các vấn đề liên quan đến công nghệ và giải pháp số. Không có các hoạt động rao bán, đơn giản là tăng thương hiệu, tạo xu hướng và quan trọng hơn cả là sở hữu cộng đồng.
    CareNhóm kín, dành cho những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của công ty, việc thêm khách hàng vào nhóm này sẽ góp phần xây dựng chất lượng của dịch vụ. Giúp khách hàng xử lý sự cố nhanh nhất, và công ty có thể quản lý cũng như chăm sóc, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả nhất.
     3. Conversion Rate
    Một nội dung tốt là như thế nào? Nếu không phải là để đạt được mục tiêu ban đầu, nếu không phải là để vượt cái ngưỡng tỷ lệ chuyển đổi đã định ra?
    Làm sao để tăng được tỷ lệ chuyển đổi?
    Khi mà bạn không đưa nội dung đến đúng đối tượng mục tiêu, những người có (thể) quan tâm? Khi mà ngay chính nội dung đó vẫn chưa hiệu quả về mặt chuyến đổi, thiếu các Call to Action (thúc đẩy người dùng mua hàng), nội dung không có gì mới mẻ, người dùng đọc xong chưa biết họ cần gì ở sản phẩm này, hay hình ảnh hiển thị không đẹp, chưa bắt mắt,… tất cả đều có ảnh hưởng, hãy trau truốt từng chút một.
    Và kể cả bạn có làm tốt 2 phần đầu, thì bạn vẫn chưa thể đạt được hiệu quả thực sự, khi mà thời điểm online của người dùng của bạn là ban ngày, mà bạn lại chạy quảng cáo vào ban đêm?  

    4. Target Audiences

    Khách hàng của bạn ở đâu?
    Những khách hàng tiềm năng… Một bài viết về một chủ đề nào đó được rất nhiều comment, dù phản hồi là tốt hay xấu, đồng ý hay không đồng ý, thì với chúng ta, những người làm Marketing, họ vẫn đang quan tâm, và là những người khách hàng tiềm năng. Rất nhiều người nhắn tin qua Inbox Fanpage hoặc Profile Care, mối quan tâm của họ thúc đẩy họ phải hành động bằng việc chủ động liên hệ với chúng ta, đây cũng là những vị khách hàng tiềm năng đấy chứ.
    Trong các tương tác với nội dung trên Facebook, hành động thể hiện mối quan tâm và chứng tỏ người dùng là những khách hàng tiềm năng, ở mức cao nhất đó là hành động “Share”, phải thực sự thích thú, có cảm xúc (yêu/ghét), hoặc ít nhất là có ích cho họ (hoặc bạn bè) thì họ mới share. Những người đã và đang quan tâm… Một Fanpage có hàng trăm ngàn like, phần lớn là họ có quan tâm, quan tâm đến Fanpag, cũng như chủ đề mà Fanpage đó đang hướng tới. Một nhóm có hàng chục ngàn người tham gia, bàn luận sôi nổi về một chủ đề nào đó, liệu có giúp ích cho bạn? Hay những bài viết được like nhiều, ít nhiều trong đó thể hiện sự quan tâm, cảm xúc?  

    5. Brand

    Giá trị thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định mua hàng của người dùng. Nếu thương hiệu của bạn có một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng, nghĩa là khi nghĩ về sản phẩm này, họ nghĩ ngay đến bạn. Thì việc bán hàng của bạn sẽ đơn giản hơn bao giờ hết. Còn nếu không, bạn cũng đừng buồn, hãy đi từng bước một.
    Đầu tiên hãy xây dựng hình tượng riêng cho công ty, sản phẩm, thương hiệu của bạn, để ít nhất, nó có một phong cách riêng, triết lý riêng, không bị đụng hàng với bất cứ một bên nào. Hãy nhớ, luôn phải đặt chất lượng sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng đi song song. Khách hàng của bạn sẽ có sự đánh giá, so sánh với các bên khác. Hãy tự hỏi, bạn có gì nổi trội và đặc biệt hơn các bên khác? Họ sẽ trực tiếp trải nghiệm bằng việc tiếp xúc với thương hiệu của bạn, tư vấn, hỗ trợ, giải đáp là những điều bạn cần làm. Sau khi biết chắc về cảm xúc trải nghiệm của mình là gì, họ mới tiến tới việc có mua hàng của bạn hay không, và họ sẽ tận hưởng cảm giác làm thượng đế như thế nào. Tin vui là nếu đó là cảm xúc tốt, họ sẽ trung thành với bạn, thương hiệu của bạn, lần sau nếu có nhu cầu, họ vẫn cứ tìm đến bạn. Còn không, tôi xin chia buồn với bạn, bạn làm chưa tốt.  

    6. Customer

    Người dùng (khách hàng) mục tiêu của bạn,
    –          Họ yêu cái gì?
    –          Họ ghét cái gì?
    –          Họ biết cái gì?
    –          Và họ không biết cái gì?
    Cũng như việc người khác nhìn vào họ và họ thể hiện nó ra sao. Hãy đặt câu hỏi, và tự trả lời. Bạn sẽ biết mình cần làm gì. Hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng, không có con đường nào ngắn hơn con đường đi từ trái tim đến trái tim.  

    7. Sale


    Để đây được sự chú ý với khách hàng, sản phẩm của bạn phải độc đáo, nội dung “chào mời” phải kích thích, khêu gợi, gây sự tò mò cho khách hàng, hoặc giá phải “shock”. Khi họ đã chú ý rồi, họ sẽ chuyển sang thích thú khi biết sản phẩm này còn giúp ích cho họ rất nhiều, là nhu cầu của mà họ cần giải quyết. Họ sẽ cảm thấy khao khát mua hàng khi sản phẩm này quá HOT, mà số lượng lại có hạn, hay khuyến mãi kèm theo chỉ giới hạn, hay bất cứ một lợi ích gì đó mà họ có thể có thêm khi mua sản phẩm này.
    Và họ sẽ bị thuyết phục hoàn toàn khi có những phản hồi tốt, đánh giá tốt từ phía người dùng như mình. Từ thuyết phục đến hành động chỉ cần một bước đơn giản, đó là thái độ và cung cách “chiều chuộng khách hàng” của bạn. Hãy cho họ thấy, chúng tôi coi bạn như thượng đế (có thể là bạn nghĩ là không). Sau khi mua hàng, hãy tiếp tục chăm sóc họ, quan tâm họ, nếu bạn muốn họ trung thành với mình, muốn họ mua nhiều hơn 1 sản phẩm, muốn họ giới thiệu đến nhiều người hơn nữa.
    Hơn cả 6 bước chốt Sale!
    Xem thêm phiên bản sơ đồ tư duy:
    Nếu bạn muốn bắt đầu 1 sản phẩm mới cho công việc kinh doanh của mình hãy liên hệ và thăm khảo tại đây để order dòng hàng bạn muốn khởi nghiệp nhé




    1.28.2016

    Hướng dẫn quảng cáo ĐỘNG trên Facebook

    Nếu ai đã từng quảng cáo trên Google AdWords, chắc không còn lạ gì cụm từ QUẢNG CÁO ĐỘNG. Tuy nhiên với Facebook thì có lẽ đó sẽ là một thuật ngữ còn hơi xa lạ, kể cả với các đơn vị đang làm TMĐT.

    Mình xin lấy khái niệm quảng cáo sản phẩm động mà Facebook đã định nghĩa sẵn cho bạn dễ hiểu:
    Tự động quảng cáo sản phẩm phù hợp từ toàn bộ danh mục của bạn trên mọi thiết bị.
    Chủ động quảng cáo sản phẩm của bạn
    Quảng cáo sản phẩm động trên Facebook giúp bạn quảng cáo sản phẩm phù hợp đến những người mua hàng duyệt danh mục sản phẩm trên trang web hoặc ứng dụng di động của mình.
    • Quy môQuảng cáo tất cả các sản phẩm có nội dung khác nhau của bạn mà không phải cấu hình từng quảng cáo riêng lẻ
    • Luôn sẵn sàngThiết lập chiến dịch của bạn một lần và liên tục tiếp cận mọi người bằng sản phẩm phù hợp vào đúng thời điểm
    • Trên nhiều thiết bịTiếp cận mọi người bằng quảng cáo trên bất kỳ thiết bị nào mà họ sử dụng, bất kể điểm tiếp cận ban đầu của họ đối với doanh nghiệp của bạn ở đâu
    • Tính phù hợp caoHiển thị cho mọi người quảng cáo sản phẩm mà họ quan tâm để tăng khả năng mua hàng của họ
    Quảng cáo sản phẩm động trên Facebook hiện khả dụng trong Power Editor và từ Đối tác tiếp thị của Facebook được chọn lựa.
    Quảng cáo động phù hợp với bạn trong trường hợp nào?
    • Khi bạn có quá nhiều sản phẩm / dịch vụ cần update lên website trong một khoảng thời gian ngắn, và người quảng cáo không thể nào setup đủ hết được, hoặc công setup quá mệt.
    • Khi bạn muốn tối ưu thời gian của mình để làm việc khác.
    • Khi bạn muốn trở thành một kẻ làm quảng cáo chuyên nghiệp (cái này mình phịa ra thôi).
    Và, chúng ta cần những gì nào?
    1. Một (hoặc ít nhất một) tài khoản Facebook Business Manager, ai chưa có thì đăng ký tại đây: http://business.facebook.com, nếu không thì bạn có thể sử dụng Power Editor (tuy nhiên trong bài này mình sẽ không nói về PE)
    2. Một website mà chúng ta có quyền can thiệp vào source code.
    3. Một chút thời gian để làm quen :)
    Đọc chi tiết bài giới thiệu của Facebook: https://www.facebook.com/business/a/online-sales/dynamic-product-ads
    Sau đây là các bước triển khai quảng cáo sản phẩm động trên Facebook:

    Bước 1: Tạo danh mục sản phẩm động (Feed)

    Bạn có thể tạo các file .xlsx .csv hoặc .xml theo như mô tả chi tiết sau đây, các bạn code ngồi nghiên cứu ngon ơ: https://developers.facebook.com/docs/marketing-api/dynamic-product-ads/product-catalog
    Với các Website có mã nguồn WordPress (hoặc các mã nguồn dạng Merchart khác), chúng ta có một cách vô cùng nhanh để tự động tạo Product Feed, đó là:
    1. Cài đặt plugin Cart Product Feed (https://wordpress.org/plugins/purple-xmls-google-product-feed-for-woocommerce/) / chọn Create New Feed
    2. Ở mục Select Merchant Type nhớ chọn Facebook Catolog và đăng ký key mất 30s thôi (Danh sách nền tảng Merchart mà Plugin hỗ trợ Export Feed Product: http://www.exportfeed.com/supported-merchants/).
    3. Chúng ta bắn đầu chọn giá trị nội dung trên site cho từng trường export:
    Screenshot_2
    4. Update thông tin Feed:
    Screenshot_35. Chọn Get Feed, chúng ta sẽ nhận được một link XML theo chuẩn của Facebook yêu cầu với quảng cáo sản phẩm động.
    Link feed của mình là: http://mediaz.edu.vn/wp-content/uploads/cart_product_feeds/FacebookXML/mediaz-edu-vn-product-catalog.xml

    Bước 2: Cập nhật Pixel Code lên Website

    Bạn vào mục Pixel trong Facebook BM, và click tạo Pixel mới.
    Sau đó lấy Code Pixel và Paste vào giữa cặp thẻ <head></head> trên Website mà bạn muốn quảng cáo sản phẩm động.

    Bước 3: Tạo Danh mục sản phẩm trong Facebook BM

    Bạn vào trong BM và Chọn Thêm danh mục sản phẩm mới.

    Screenshot_4
    Chọn tạo danh mục mới…
    Screenshot_5
    Đặt tên cho danh mục sản phẩm…
    Screenshot_6
    Và bạn nhớ gán quyền cho các thành viên trong BM cho danh mục sản phẩm cũng như Pixel.
    Gán Pixel trên website cho danh mục sản phẩm…
    Screenshot_8
    Sau khi tạo xong danh mục sản phẩm, bạn sẽ thêm nguồn cấp dữ liệu, chính là sản phẩm từ Bước 1 chúng ta đã làm:
    Screenshot_9
    Nhập liệu đầy đủ…
    Screenshot_10
    Click chuột vào ID danh mục sản phẩm…
    Screenshot_11
    Kết quả của lần update vừa mới đây…
    Screenshot_12
    Bạn click sang tab Nguồn Cấp dữ liệu sản phẩm…
    Screenshot_13
    Click chọn Nguồn cấp dữ liệu cần xem…

    Screenshot_14
    Số sản phẩm mà Nguồn cấp dữ liệu lấy được từ website của bạn… hàng ngày nó sẽ tự động quét website và lấy dữ liệu về Facebook Product Catalog.

    Screenshot_15

    Bước 4: Tạo quảng cáo sản phẩm Động bằng PE

    Chúng ta đăng nhập vào PE  và chọn tạo chiến dịch mới…
    Screenshot_16
    Đặt tên cho nhóm quảng cáo và quảng cáo…
    Screenshot_17
    Ở phần nhóm quảng cáo, Adset, chọn Click vào dấu [+] để tạo bộ sản phẩm mới…
    Screenshot_18
    Bạn có thể lọc sản phẩm (nếu danh mục nhiều), theo thương hiệu, loại sản phẩm, loại theo danh mục của FB, hay giá trị sản phẩm…
    Screenshot_25Sau khi tạo xong bộ sản phẩm, bạn chỉ việc gọi ra để quảng cáo, ở đây mình có 3 sản phẩm…
    Screenshot_20
    Bạn có 5 tùy chọn kiểu quảng cáo, với tùy chọn [1] bạn đang làm TIẾP THỊ LẠI ĐỘNG, rất nguy hiểm, công cụ sát thủ của các kênh TMĐT :3
    Screenshot_21
    Chi tiết thế nào chúng ta xem kỹ ở phần đề mục, nó đã giải thích rất rõ.
    Tiếp tục, ở phần quảng cáo chọn Fanpage đại diện cho quảng cáo, nhớ là phải là một Fanpage đã được thêm quyền sở hữu trong BM:
    Screenshot_22
    Chọn hình thức quảng cáo, dạng slide multi product hay 1 sản phẩm duy nhất…
    Screenshot_23
    Cấu hình nội dung hiển thị, mọi thứ tự động hết…
    Screenshot_24
    Sau khi cấu hình xong, bạn chỉ cần ngồi chờ đợi và xem quảng cáo của mình hoạt động như thế nào. Mỗi khi website có sản phẩm, chẳng phải làm gì, người dùng cũng có thể nhìn thấy quảng cáo trên Facebook! Tuyệt vời chưa!
    Dưới đây là một quảng cáo mẫu, nóng hổi, vừa được setup xong, sau này khi có bất cứ khóa học / sản phẩm nào mới đăng lên website, tự động quảng cáo này sẽ được update thêm mà mình không cần phải làm gì…
    Screenshot_26
    Tất nhiên mình ý thức được rằng, hướng dẫn này là chưa thực sự đầy đủ, nhưng nó phù hợp với những nhà quảng cáo chuyên sâu. Và mình nhấn mình nó thực sự phù hợp với hầu hết chúng ta, với những người cần làm quảng cáo quá nhiều 1 ngày và kết hợp với website của bạn.
    Chúc bạn cuối tuần vui vẻ và công việc thuận lợi.
    Nếu bạn muốn bắt đầu 1 sản phẩm mới cho công việc kinh doanh của mình hãy liên hệ và thăm khảo tại đây để order dòng hàng bạn muốn khởi nghiệp nhé