5.30.2016

XU HƯỚNG DIGITAL MARKETING 2016 TẠI VIỆT NAM (PHẦN 2)

Trong Phần I, chúng tôi đã đề cập tới 3 xu hướng nổi trội đầu tiên đó là: 1- Quảng cáo video và video content sẽ phát triển mạnh. 2- Mobile trở thành xu hướng chính. 3- Social Influencer Marketing là cách hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu các xu hướng tiếp theo để có thêm những định hướng cho hoạt động Digital Marketing trong năm tới.
4. Đầu tư vào Content chất lượng
Hiện nay, các mạng xã hội (Social Platform) giúp bạn “trò chuyện” thoả sức với khách hàng, tất nhiên là bạn phải đóng vai người nói chuyện, chứ không phải trong vai nhà quảng cáo, còn nội dung là cái quyết định liệu bạn có lôi kéo được bạn bè/khách hàng hay không. Việc thương hiệu của bạn được yêu quý đến đâu, độ phủ như thế nào, lòng trung thành của khách hàng của bạn nông sâu ra sao, phần lớn phụ thuộc vào chất lượng nội dung của bạn. Bạn không chỉ đơn giản cung cấp thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm của mình đến khách hàng, mà bạn cần có một chiến lược đầu tư sâu vào nội dung để xây dựng hình ảnh thương hiệu, thiện cảm của công chúng, khiến bạn được coi như là người dẫn đầu, là chuyên gia trong lĩnh vực. Để làm được điều đó, cần phải có những nội dung hướng tới/dành cho khách hàng, những nội dung thực sự có ích cho họ.
Thời của những Facebook Page với các nội dung nhàn nhạt, vô thưởng vô phạt, những nội dung “ăn, uống, ngủ, nghỉ” chỉ thuần tuý giải trí đã qua, thật ra đã qua từ rất lâu, nhưng dường như ít doanh nghiệp thực sự để ý hoặc thực sự nhận ra. Chừng nào bạn còn nghĩ rằng Facebook User thích bạn chỉ vì những thông tin như “chào buổi sáng”, những câu châm ngôn …, thì còn rất xa thương hiệu của bạn mới được nhận biết, và thương hiệu của bạn thật sự “có ích” cho người dùng. Hãy tự đặt câu hỏi: Thương hiệu/sản phẩm của bạn có mặt trên đời là để làm gì? Nếu bạn không truyền đạt được điều đó đến người dùng, một cách khéo léo, tinh tế, gây được thiện cảm thì bạn chưa hề đặt chân lên con thuyền Content Marketing. “Làm nội dung tốt không phải là biết cách bịa chuyện hay, mà là kể được một câu chuyện có thật một cách hấp dẫn”. Đó chính là đầu tư vào content có chất lượng. Có thể là Facebook Page, Youtube Channel, Blog, Microsite, Website hay một campaign chạy đa kênh…, dù là gì thì cũng là lúc bạn phải “làm” một cách nghiêm túc, chứ không chỉ “nghĩ” một cách nghiêm túc.
Hãy tổng kết xu hướng này bằng 1 số con số thống kế ấn tượng tôi mới tìm thấy từ một chuyên gia trên LinkedIn:
• 80% việc ra quyết định trong kinh doanh đến từ việc tìm hiểu hàng loạt bài viết chứ không phải qua quảng cáo.
• 71% người tiêu dùng cho biết họ có ấn tượng tốt với những công ty đầu tư vào video content.
• 58% người tiêu dùng cho rằng những công ty đầu tư vào video content đáng tin cậy hơn.
• Content Marketing ít tốn chi phí hơn so với Outbound Marketing truyền thống tới 62% (tính trên đầu khách hàng tiềm năng).
5. Quảng cáo trả tiền vẫn chiếm ngân sách lớn với sự đa dạng của Display Ads và hỗ trợ đắc lực của Programmatic
Với sự xuất hiện của Programmatic Ads – nền tảng công nghệ mới của quảng cáo trực tuyến, và phát triển phong phú của Display Ads cho thấy quảng cáo trả tiền vẫn sẽ chiếm một phần lớn ngân sách marketing trong năm tới. Tuy nhiên, việc mua quảng cáo ngày càng được “hệ thống hóa” và “tự động hóa” hơn trước đây. Đặc biệt Programmatic Ads cho phép người mua quảng cáo tiếp cận với người dùng theo những cách trước đây không thể làm được. Trước khi tìm hiểu về hình thức mới – Programmatic Ads, cần phải nhấn mạnh rằng Display Ads vẫn và sẽ phát triển mạnh chứ không “chết yểu” như nhiều người lầm tưởng. Nếu đánh đồng Display Ads với Banner Ads thì có thể nhận định đó là đúng. Nhưng Display Ads với rất nhiều biến thể, mà gần đây là xu hướng Sponsored Content xuất hiện trên feed của người dùng (phổ biến ở Facebook và Instagram), đang chứng tỏ nó hết sức hiệu quả. Nếu như Banner Ads chật vật với CTR thì Sponsored Content lại dễ dàng trong việc tạo ra traffic và nâng cao tỷ lệ này. Xu hướng Video Ads phát triển mạnh cộng với Sponsored Content sẽ là cú nhảy vọt cho Display Ads trong năm tới.
70% tổng doanh thu từ hoạt động quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam thuộc về Google và Facebook (Theo Báo cáo toàn cảnh Digital Marketing Việt Nam 2015 – Moore Corporation)

Và, Programmatic sẽ giúp tối ưu hoá hiệu quả của Display Ads. Nếu như Automation Marketing là tự động hoá việc làm marketing thì Programmatic là tự động hoá việc đấu giá và lựa chọn không gian hiển thị quảng cáo. Đây là một thay đổi lớn trong ngành quảng cáo online trên thế giới và trong năm vừa qua thị trường quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể nhờ việc sử dụng hình thức này.
Programmatic là cách bạn sử dụng phần mềm để tối ưu hoá việc mua quảng cáo, đó có thể là đấu giá, có thể là chọn chỗ, khai thác các tài nguyên quảng cáo…
Nếu bạn từng biết đến Real-time Bidding (đấu giá quảng cáo tức thời), thì đây là một trong những nền tảng quan trọng nhất của Programmatic. Programmatic là cách bạn sử dụng phần mềm để tối ưu hoá việc mua quảng cáo, đó có thể là đấu giá, có thể là chọn chỗ, khai thác các tài nguyên quảng cáo… mà không phải trực tiếp liên hệ tới các Publisher, các AdNetwork hay các AdExchange. Một nền tảng đang được sử dụng rộng rãi của Programmatic tại Việt Nam là thông qua các Demand Site Platform (DSP). DSP cho phép bạn (doanh nghiệp/nhà quảng cáo hoặc agency) mua quảng cáo như… ngồi 1 chỗ gọi điện đến các siêu thị để mua nguyên vật liệu chuẩn bị cho một bữa tiệc lớn. Bạn vào đó để tìm kiếm không gian quảng cáo, đấu giá, tối ưu hoá quảng cáo mà không phải liên hệ trực tiếp với bất kỳ bên nào. Tất cả chỉ cần qua 1 hệ thống duy nhất.
Nguồn: Chiến Lược Marketing (Theo Time Universal)

5.27.2016

6 ĐIỀU NÊN LÀM KHI NHÀ TIẾP THỊ “ĐỨNG NGỒI KHÔNG YÊN”

Khi các nhà tiếp thị phải đứng ngồi không yên, nghĩa là bạn đang gặp phải những vấn đề rất khó khăn không thể giải quyết, nếu những khúc mắc ấy không được giải quyết triệt để hoặc giải tỏa, bạn rất dễ có những quyết định sai lầm. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn nói chung và những nhà tiếp thị truyền thông nói riêng, những cách để bạn lấy lại cân bằng, nhằm đưa ra những ý kiến đúng đắn nhất trong thời điểm khó khăn.
1. Giữ bình tĩnh
Nhiều marketer thường lo lắng vì họ cho rằng người tiêu dùng sẽ cắt giảm chi tiêu khi nền kinh tế bất ổn. Nhưng thật ra, tổng chi tiêu của người tiêu dùng chỉ tăng chậm hơn và không theo kịp mức lạm phát, chứ không giảm. Một số ngành như hàng tiêu dùng nhanh còn có xu hướng phát triển tốt trong cơn suy thoái. Vì thế, đừng vội lo lắng vì doanh số của bạn có thể vẫn ổn định hơn bạn nghĩ.

2. Cắt giảm ngân sách hợp lý
Một nghiên cứu về việc cắt giảm ngân sách ở hơn 1.000 công ty cho thấy giảm chi ở lĩnh vực hành chính sẽ hữu hiệu hơn khi giảm ngân sách marketing, hoặc chất lượng sản phẩm. Dù có thể khiến lợi nhuận tăng trong ngắn hạn, nhưng việc cắt giảm chi phí tiếp thị sẽ để lại những hậu quả lâu dài. Doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ tụt dốc từ 20-30% trong vòng ít nhất hai năm kế tiếp, và đặc biệt, những công ty này sẽ mất nhiều thời gian hồi phục hơn khi nền kinh tế khởi sắc trở lại. Ngoài ra, khi sự hậu thuẫn của truyền thông tiếp thị giảm đi, việc phân phối hàng hoá sẽ gặp nhiều khó khăn và áp lực hạ giá thành càng tăng lên, từ đó, lợi nhuận cũng giảm theo.
3. Khuyến mãi chỉ là giải pháp tình thế
Trong bối cảnh khó khăn, khách hàng thường muốn mua hàng với giá hời, vì thế khuyến mãi có vẻ là giải pháp hiển nhiên. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vội quên rằng khuyến mãi thật ra cũng là một cách hạ giá. Một số thương hiệu đã nhận ra điều này quá trễ, họ vinh vào khuyến mãi để làm hài lòng nhà bán lẻ, nhưng phần doanh số bán hàng tăng mà họ nhận được chỉ là ngắn hạn và lợi nhuận chẳng tăng bao nhiêu, thậm chí còn âm. Lạm dụng khuyến mãi có thể phá hỏng giá trị thương hiệu bạn đã dày công tạo dựng và triệt tiêu biên lợi nhuận.
4. Sức mạnh ở tình cảm của khách hàng
Chìa khoá để có được một thương hiệu có giá trị cao không phải nằm ở những chiêu khuyến mãi mua một tặng một, mà chính ở khả năng thiết lập và gìn giữ mối liên kết tình cảm với khách hàng. Khi phân tích 880 trường hợp, Trung tâm Nghiên cứu Quảng cáo Thế giới chỉ ra rằng ngay cả khi tình hình khó khăn, những chiến dịch quảng cáo tập trung vào yếu tố tình cảm sẽ mang lại kết quả tốt hơn những chiến dịch chỉ chuyển tải thông điệp lý trí như giá rẻ hay ưu đãi đặc biệt.

5. Tạo dựng danh tiếng
Nghiên cứu nói trên cũng cho thấy những chiến dịch quảng cáo thành công nhất là những chiến dịch có thể khiến khách hàng nói về thương hiệu và cách marketing của họ. Những lời truyền miệng vẫn là các khuyếch trương danh tiếng hữu hiệu. Nhưng để khách hàng rỉ tai nhau về mình, bạn cần một ý tưởng hay và kênh truyền thông đủ mạnh. Dù có vẻ lỗi thời, nhưng Tivi vẫn là phương tiện hữu hiệu nhất và là một trong những đề tài bàn luận sôi nổi nhất giữa mọi người, bên cạnh những câu chuyện về bạn bè và người thân.
6. Kết hợp nhiều phương thức tiếp thị
Bên cạnh việc khởi động tiếp thị truyền miệng, những chiến dịch quảng cáo hiệu quả thường kết hợp thông minh những phương tiện truyền thông cả online lẫn offline. Việc chọn đúng phối thức truyền thông sẽ giúp nhân đôi hiệu quả sử dụng ngân sách.
THeo blog.sapo.vn                                                                                           Website: Onlinebusinessforum.vn

5.25.2016

5 QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ DIGITAL MARKETING

Kỹ Thuật Số đến từ những hình thức đơn giản như lưu trữ (nhạc số, ảnh số, phim số) đến những phương tiện truyền thông phức tạp như internet, điện thoại di động.
Khi các phương tiện này đi vào cuộc sống con người như một phần không thể thiếu, Digital Marketing ra đời. Ban đầu, ngành này được mang tên Electronic Marketing với những cụm từ quen thuộc như E-commerce, E-marketing vào những năm 2004 - 2006.
Infographic phía dưới là 5 quan niệm sai lầm phổ biến về Digital Marketing, nhất là với những người đang làm marketing online.

5-quan-niem-sai-lam-ve-digital-marketing

Theo: Mix Digital

14 CÔNG CỤ GIÚP TĂNG HIỆU QUẢ DIGITAL MARKETING ( PHẦN V )

PHẦN V: Các công cụ khác
SurveyMonkey

Khảo sát là một cách rất hữu ích để khiến khách hàng tương tác nhiều hơn với các chiến dịch Marketing của bạn, và chắc chắn công cụ này sẽ giúp bạn làm việc đó dễ dàng hơn. Công cụ miễn phí này cho phép bạn thiết kế, sưu tập, và phân tích kết quả các khảo sát để bạn biết rõ bạn đang làm tốt cái gì, và bạn cần thay đổi cái gì. Đây là công cụ tuyệt vời để thu thập phản hồi của khách hàng, và nâng cao hiệu quả các chiến dịch Khuyến mại & Quảng cáo để tạo sự chú ý với khách hàng mục tiêu.
 
Canva
 
Canva là công cụ thiết kế online rất hữu ích để hỗ trợ marketer xây dựng nội dung trên blog và chia sẻ thông qua MXH. Memes, infographics, và các hình ảnh tự thiết kế là những yếu tố rất quan trọng để tăng độ phủ thương hiệu, tăng lượt truy cập website, khiến khách hàng chú ý… Đồng thời, công cụ này cũng giúp bạn dễ dàng thiết kế các hình ảnh mà bạn muốn mà không cần sử dụng các phần mềm quá "cao cấp”.
 
 
Google Analytics
 
Không có chương trình Marketing nào được toàn vẹn mà không dựa vào cơ sở phân tích dữ liệu của các chương trình trước. Đây là công cụ MIỄN PHÍ để thu thập dữ liệu khách hàng – những người đã ghé thăm website của bạn. Kết quả của việc phân tích sẽ giúp bạn có định hình phân bổ ngân sách, chuyển hướng chiến lược SEO, thay đổi giao diện website và "định nghĩa lại” công chúng mục tiêu của bạn.
 
Sau khi đọc bài này, hãy "nhấc mông lên”, sử dụng những công cụ trên và từng bước nâng cao năng suất làm việc của bạn nhé. Tất nhiên là còn rất nhiều công cụ hay khác, chúng tôi không thể tổng hợp toàn bộ trong bài viết này được. Nếu bạn đã từng dùng công cụ nào, hãy viết Cảm nhận của bạn ở phía dưới để cùng chia sẻ với các bạn khác nữa nhé 
 
Nguồn: trungduc.net

5.23.2016

THỜI KỲ LƯỚT WEB TRẢ TIỀN SẮP ĐẾN

1
Xem miễn phí nội dung trên Internet đã trở nên quá quen thuộc, và thật khó tưởng tượng một ngày nào đó bạn phải trả tiền để lướt web. Liệu người dùng có phải từ bỏ những sở thích trên Internet như đọc tin tức, xem phim? Điều này đang dần trở thành hiện thực bởi mô hình kinh doanh trực tuyến đang bị đe dọa trầm trọng từ những phần mềm chặn quảng cáo đang ngày một phổ biến.
Các thương hiệu sẽ phải tìm cách để sống chung với việc chặn quảng cáo.
Hiện tại, quảng cáo chiếm khoảng 90% doanh thu của tất cả các nhà làm nội dung online. Đây là phương thức “làm ăn” cơ bản của thế giới Internet .
Tuy nhiên, quyết định mới đây của Apple cho phép trình duyệt Safari trên iPhone và iPad có thể chặn quảng cáo thông qua việc sử dụng các phần mềm mở rộng của bên thứ ba đã giáng một đòn mạnh vào mô hình kinh doanh này.
David Frew, chuyên viên quản lý cho Cục quảng cáo Internet IAB, Anh chia sẻ: “Chặn quảng cáo là mối đe dọa đối với toàn bộ ngành công nghiệp này. Nó có thể báo hiệu sự kết thúc của hình thức quảng cáo trực tuyến hiện nay. Điều này cũng nói với mọi người rằng nội dung trực tuyến sẽ không còn miễn phí như trước”.
Quyết định của Apple có thể thay đổi cách thức tạo ra thu nhập trên Internet.
Trong nhiều năm, các trình duyệt web đã tích hợp tính năng chặn cửa sổ quảng cáo pop-up, và có một số chương trình chuyên biệt như AdBlock, Adblock Plus, uBlock hay Adguard đã được sử dụng bởi hàng chục triệu người trên khắp thế giới.
Nhưng mãi đến khi một thương hiệu toàn cầu như Apple cân nhắc tới việc chặn quảng cáo thì mọi việc trở nên đáng lo ngại hơn. Hiện tại, người dùng iPhone và iPad là những đối tượng giúp các công ty trực tuyến kiếm bộn tiền.
AdBlock là một trong những chương trình chặn quảng cáo phổ biến.
“Rất nhiều rác”
Brian O'Kelley, giám đốc điều hành AppNexus, một công ty công nghệ quảng cáo kỹ thuật số, kết luận rằng các nhà quản trị web chỉ nên trách chính mình. Ông nói: “Rất nhiều trang web đã quá tham lam. Trên trang chủ của họ, diện tích quảng cáo chiếm khoảng 50%, thậm chí là hơn thế nữa. Rất nhiều rác được ném vào đó. Quảng cáo cần đứng ở vị trí dễ thu hút sự chú ý, nhưng không nên lạm dụng và gây phiền nhiễu”.
Daniel Knapp, Giám đốc cấp cao mảng nghiên cứu quảng cáo tại công ty tư vấn IHS, đồng ý với ý kiến trên: “Người dùng đang cảm thấy chán nản vì những phiền toái, đặc biệt quảng cáo ảnh hưởng tới trải nghiệm lướt web, ngốn nhiều dữ liệu băng thông và làm giảm tuổi thọ pin điện thoại”.
Liệu quảng cáo trực tuyến sẽ tồn tại bao lâu nữa?
Người dùng đang có ác cảm với quảng cáo trên mạng và ngay khi có “cơ hội” tiếp cận các công cụ “dọn dẹp”, họ sẽ dùng tới.
“Cuộc đối thoại khó khăn”
Khi người dùng chặn quảng cáo, nguồn thu của các nhà xuất bản nội dung số sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy nhiên không hẳn là biến mất hoàn toàn. Miếng bánh nhỏ dần cho tất cả mọi người. Theo O'Kelley, các công ty trực tuyến cần một “cuộc đối thoại” để thuyết phục người dùng ngưng sử dụng tính năng chặn quảng cáo, nhưng rõ ràng sẽ rất khó khăn.
Màn hình quảng cáo dày đặc tại quảng trường Times, New York.
Ông nói: “Khách hàng cần có quyền lựa chọn loại quảng cáo họ nhìn, tốc độ load trang đủ nhanh và bao nhiêu thông tin họ muốn chia sẻ. Nếu một người truy cập vào website với công cụ chặn quảng cáo, họ không nên nhận được các nội dung miễn phí”.
Rắc rối lớn
Nhưng liệu có cách tiếp cận hợp lý nào trong thế giới internet nơi mà nội dung số được chia sẻ miễn phí đã trở nên quá đỗi quen thuộc? Chặn quảng cáo là rắc rối lớn đối với môi trường kinh doanh từ từ trước tới nay và xu hướng này đang không ngừng tăng lên.
Các thương hiệu sẽ phải lồng ghép nội dung quảng cáo vào bài báo.
Vì thế, cần nhìn lại cách thức tạo ra quảng cáo, thay vì dạng cửa sổ hay banner trên web. Các nhà quảng cáo nên học tập cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nhằm thu hút sự chú ý của người dùng thay vì trả tiền cho các trang web.
Ví dụ như khi ra mắt chiếc xe hơi mới, nhà sản xuất có thể ghi hình một cảnh biểu diễn độc đáo nào đó và “mớm mồi” lên mạng. Sau đó, tự các hãng truyền thông sẽ săn lùng video đó, thương hiệu sẽ ngày càng lan tỏa.
Ranh giới mờ nhạt
Trong khi các nhà sản xuất tự xuất bản nội dung quảng cáo cho mình nhằm quảng bá thương hiệu để bù đắp lượng quảng cáo trực tuyến bị mất, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới các đơn vị báo chí độc lập.
Cơ hội nào cho Facebook và Google?
Ngay khi ranh giới giữa báo chí và nội dung quảng cáo từ các thương hiệu dần mờ nhạt, nó sẽ rất nguy hiểm. Người tiêu dùng sẽ không biết đâu là quảng cáo, đâu là nội dung chính thống.
Và tới lúc người dùng nhận ra các công cụ chặn quảng cáo là nguyên nhân chính khiến các nội dung trên mạng tính phí khi xem, họ có thể sẽ ngưng sử dụng tính năng này.
Nhưng một số nhà quan sát tin rằng, sự nổi lên của các công cụ chặn quảng cáo mang tới cơ hội để thấy rõ hơn về các hợp đồng giữa nhà xuất bản và nhà quảng cáo. Có thể sẽ xuất hiện mô hình mới, nơi người dùng toàn quyền kiểm soát dữ liệu trên Internet của mình và biết rõ ai đã trả tiền quảng cáo để họ xem nội dung này miễn phí.
Số khác lại dự đoán, sự thay đổi trong kinh tế học trên mạng Internet sẽ chỉ đặt thêm quyền lực vào tay những cái tên như Facebook, Google và Amazon. Ước tính đến 2020, 70% thị trường quảng cáo trực tuyến tại châu Âu sẽ được kiểm soát bởi Facebook và Google.
Theo Zing                                                                                                      Website: Onlinebusinessforum.vn

5.20.2016

Nội dung của bạn có kết nối với người tiêu dùng ?

Việc tạo ra nội dung để kết nối với người tiêu dùng thật sự không phải việc dễ dàng. Bạn đang thiếu phương pháp hay nói đúng hơn là những lời khuyên để giúp bạn có thể đạt được kết quả mà bạn mong muốn.

nội dung kết nối với người tiêu dùng
Có một sự thật không chỉ riêng bạn mà các nhà tiếp thị đa phần mắc phải đó là họ đã quên mất các điều lệ cung cấp nội dung thực sự kết nối với khán giả của họ. "Điều lệ đầu tiên là các nhà tiếp thị sản xuất nội dung người mua muốn, sau đó tiếp thị nội dung một cách nhanh chóng làm giảm để nói về sản phẩm, tính năng, và những gì đã cung cấp".
Tạo nội dung thực sự kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn không phải là điều dễ dàng. Mỗi doanh nghiệp là khác nhau và không có mẫu duy nhất cho việc tạo ra nội dung để hướng đối tượng của bạn vào các kênh từ nhận thức để hành động. Tuy nhiên, có rất nhiều điều mà bạn có thể làm để tăng hiệu quả của những nỗ lực tiếp thị nội dung của bạn, bạn hãy bắt đầu với ba sự kiện sau đây :
1. Khách hàng tương lai mong đợi để có được ngay lập tức một cái gì đó có giá trị từ bạn.
Những khách hàng tiềm năng đã mong đợi nhiều hơn là vẻ hào nhoáng về sản phẩm và dịch vụ của bạn xuất hiện trên màn hình của họ. Họ sẽ không duyệt web của bạn hoặc kiểm tra trên kênh xã hội của bạn nếu họ không phải là một khách hàng trung thành của bạn, và đó là một điểm mà bạn cần chú ý trong nội dung tiếp thị.
Bạn hãy tạo ra nội dung có giá trị thực sự, khách hàng tiềm năng của bạn sẽ sẵn sàng cho bạn về địa chỉ email, điện thoại, vv.. ở một mức độ đủ để bạn có thể theo dõi với họ sau đó. Cơ hội có thông tin của khách hàng sẽ đem lại cho bạn cơ hội thông báo cho họ rằng bạn đã có tất cả nội dung bổ sung có sẵn mà họ có khả năng là quan tâm đến. Nhưng bạn nhớ là đừng lạm dụng đặc quyền này đấy.
2. Cách tốt nhất để tìm hiểu nội dung có hiệu quả là thử nghiệm.
Có rất nhiều các nhà tiếp thị giả định rằng, họ biết những nội dung sẽ có hiệu lực với khán giả mục tiêu của họ, nhưng những giả định đó hoàn toàn có thể sai với nhiều người trong số đó, và cách duy nhất bạn thực sự sẽ biết là tạo ra, triển khai và kiểm tra kết quả.
Phương tiện truyền thông xã hội có thể có giá trị to lớn phục vụ như là một nhóm ảo tập trung. Tôi đã thực sự ngạc nhiên bởi phản ứng của một số loại nội dung trên Twitter, Facebook, Pinterest, và SlideShare, và phản hồi này đã có giá trị rất lớn trong việc lập kế hoạch nội dung bổ sung.
Nếu sự hiện diện phương tiện truyền thông xã hội của bạn là yếu, xem xét việc phân bổ một phần nhỏ ngân sách của bạn để trả tiền quảng cáo bài viết, bạn sẽ có khả năng phát triển danh sách của bạn của những người theo và người hâm mộ bằng cách làm như vậy.
3. Đừng sợ nếu bạn chia sẻ bí mật cho khách hàng tiềm năng.
Bạn nên biết rằng các doanh nghiệp cũng như các cá nhân họ thành công trong việc Markeiting Online trên môi trường internet, không phải vì họ nắm thật nhiều bí mật mà chỉ đơn giản là chất lượng của việc thực hiện.
Vì vậy, đừng ngại chia sẻ cách bạn tiếp cận và giải quyết một vấn đề khi bạn cảm thấy nó thực sự có ích cho mọi người, và bạn đừng sợ khi họ vào nguồn tài nguyên hữu ích và có ý sử dụng cho riêng bản thân họ. Về mặt lý thuyết có thể bạn sẽ mất đi một điều gì đó nhưng bạn sẽ đạt được sự tin tưởng bằng cách được biết đến rộng rãi và xây dựng niềm tin từ đó.
Bây giờ thì bạn đã biết là nội dung của bạn có thực sự kết nối đến mọi người rồi đúng không. Nội dung tuyệt vời sẽ thực sự kết nối mọi người, nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu nội dung đó được xếp hạng cao trên trang đầu Google. Hãy nhanh tay đăng ký Khóa Học Seo Master tại iNet.
Chúc các bạn thành công !

DIGITAL MARKETING: ĐỪNG NGỘ NHẬN VÀ ẢO TƯỞNG (PHẦN 1)

0
Hồi mới bước chân vào ngành, được tiếp xúc với đủ kiến thức công cụ mới mẻ, chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của Digital cộng với bản tính háo thắng, tôi cũng đã từng nghĩ rằng Digital marketing mạnh mẽ, ghê gớm và sớm muộn gì cũng thống trị. Theo thời gian được tiếp xúc với những anh chị đi trước, được học những kiến thức bài bản và tiếp cận với các quy trình chuẩn mực, tôi dần dần điều chỉnh quan điểm của mình. Tiếc là gần đây lại gặp được khá nhiều những ngộ nhận đến từ các bạn trẻ mới vào ngành cùng với sự chém gió quá đáng của các “chuyên gia Digital” thiếu trách nhiệm, tôi cảm thấy khá dị ứng. Bài viết này chia sẻ những quan điểm, có thể không hoàn toàn đúng, nhưng mong các bạn có cái nhìn chính xác hơn về vai trò của Digital marketing.
1. Digital marketing có thay thế Traditional marketing?
Hoàn toàn không có sự “thay thế” hay “soán ngôi” nào cả. Không có Digital marketing, mà là “Marketing in Digital age”. Nghĩa là Marketing từ bao đời nay vẫn thế, chúng ta chỉ có thêm môi trường (Digital) và công cụ (Display ads, Social media, SEM…) để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và sâu sát hơn. Hot topic bây giờ là “Intergrated marketing”, nghĩa là mọi công cụ marketing cần được phối hợp nhuần nhuyễn với nhau theo 1 ý tưởng xuyên suốt để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Do vậy Digital hay Traditional luôn bổ trợ cho nhau và tuỳ từng hoàn cảnh mà công cụ nào được ưu tiên sử dụng.
Thực tế Traditional vẫn chiếm ưu thế và điều đó còn lâu mới thay đổi. Budget dành cho Traditional vẫn chiếm đến 80%, Digital vẫn loanh quanh ở mức 10% – 20% (dù đã vượt qua báo giấy). Thực tế thì viral clip không thay thế được TVC. Thực tế thì Nestle, P&G mới chỉ triển khai Digital cách đây 2 năm. Thực tế thì các nhãn hàng dược phẩm vẫn đang chay TVC, báo giấy và Store là nhiều nhất.
Cho nên các bác hô hào về sự ưu việt của Digital marketing thì hoặc là: 1) chém gió 2)không nhìn hết mọi vấn đề 3)lèo lái dư luận để kiếm tiền 4)thiếu sự trải nghiệm trong môi trường Marketing chuyên nghiệp.
 
2. Digital marketing giúp tăng gấp đôi Doanh thu?
 
Tôi chẳng thấy ai dám cam kết điều này trừ những thiên tài, kẻ ảo tưởng hoặc những người đang bán khoá học. Thiên tài marketing ở VN thì hầu hết đều xuất thân từ Traditional marketing, Digital không phải là mối quan tâm quá lớn của họ. Kẻ ảo tưởng thì miễn bàn. Còn người bán khoá học thì nhan nhản. Và nhiều nhà “giảng dạy” đã tăng gấp đôi Doanh thu nhờ nhồi nhét vào đầu bạn những ý nghĩ như thế đấy.
Thực tế? Digital marketing có thể là sự lựa chọn rất tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với ngân sách hạn chế, cần đánh “du kích” hoặc tiếp cận 1 nhóm khách hàng nhất định. Ví dụ một cửa hàng bán ĐTDD không thể bỏ qua Tinhte, Facebook, Search engine marketing, quán cafe hay nhà hàng nào cũng nên sử dụng Social media, influencer….Nó sẽ đem lại hiệu quả tốt nếu bạn làm đúng. Nhưng cái gốc vẫn phải ở sản phẩm/ phân phối/ giá cả – những thứ mà Digial marketing không chạm tới được.
Có nhiều bạn mở business và nhờ tôi tư vấn làm digital marketing với kì vọng nó sẽ đem lại doanh số đột phá. Nhưng sau một thời gian hầu hết đều phải loay hoay quay trở về với cái gốc là sản phẩm. Hoặc họ đạt được kì vọng đó mà chẳng cần đến sự giúp sức của Digital. Ở đây các bạn có thể hiểu theo 2 ý. Hoặc là tôi bất tài không tư vấn nổi. Hoặc là Digital không phải là chiếc đũa thần, hãy nhường lại vị trí cho sản phẩm .
Digital marketing sẽ phát huy được hiệu quả trong 1 chiến dịch marketing lớn nếu nó được đặt đúng vai trò và có sự phối hợp với các công cụ khác. Để 1 mình rất khó tạo được sức mạnh tổng hợp.
Việc tăng gấp đôi doanh thu phải đến từ nỗ lực tổng thể của Marketing mix 4P (Price, Product, Place, Promotion), trong đó Digital là 1 phần nhỏ trong chữ P thứ 4 (Promotion). Cho nên đừng bao trùm nó lên tất cả như thế.
 
3. Social đua Fan, SEO đua Top
 
Có 1 dạo số fan là thước đo cho thành công của Social media, Top là thước đo thành công của SEO. Sau đó bổ sung thêm Reach, talking about this, traffic ….Và hầu hết người làm Social media, SEO tìm đủ chiêu trò để đạt được những con số máy móc ấy.
Fan, Top để làm gì ? Vấn đề của kinh doanh phải là doanh số và lợi nhuận. Và đầu tư cho Fan hay Top thì đều phải tính được ROI. Nếu không thì không có ý nghĩa.
Thực tế: các Admin fan page hàng trăm ngàn fan đang bán status (1tr/ stt) để kiếm tiền trong khi họ biết là bán điện thoại hay quần áo có lời hơn.
Thực tế: Nestle chưa có fan page và search các từ khoá liên quan đến dinh dưỡng, mẹ & bé thì ra Webtretho – thực tế thì Webtretho dù mở ra một số mô hình kinh doanh online vẫn chưa thành công.
Cần đặt đúng vai trò.
Social media giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua việc chia sẻ, chăm sóc, kết nối, từ đó tạo lòng tin và tình cảm. Nó có thể hỗ trợ tạo nhận biết hoặc bán hàng, nhưng đừng lạm dụng bằng cách spam, tag vô tội vạ.
SEO giúp bạn gia tăng lượng khách hàng từ Search engine thông qua việc xuất hiện những kết quả phù hợp với nhu cầu của họ. Nhưng đừng lạm dụng bằng cách đua top với những từ khoá chung chung hoặc những website luộm thuộm – dù họ đến thì bạn cũng sẽ chẳng tạo được thiện cảm gì.
Còn rất nhiều những hiểu lầm khác mà tôi sẽ post từ từ lên để chúng ta cùng nhìn nhận. Đừng nghe những lời người khác nói về Digital, hãy thực sự tìm hiểu và làm việc, bạn sẽ thấy được vai trò đúng đắn của nó. Hãy làm người đọc thông minh trong kỉ nguyên Digital đầy ắp thông tin này.
 
 
Nguồn: BrandsVietnam
 

5.18.2016

Ý TƯỞNG MOBILE MARKETING CHO NGÀNH BÁN LẺ

Nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng nhiều chương trình quảng cáo lớn nhằm thúc đẩy doanh số, khuyến kích lòng trung thành của khách hàng. Đồng thời người tiêu dùng có xu hướng thiện cảm hơn với các phương thức truyền thông tiếp cận trực tiếp và cá nhân hóa như email hay tin nhắn.
Một doanh nghiệp bán lẻ triển khai một chương trình SMS Marketing đơn giản có thể mang lại hiệu quả hơn nhiều so với một chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên TV.
Đối với ngành công nghiệp bán lẻ khách hàng thích nhận SMS hơn so với email, cuộc gọi, tờ rơi…Ngoài ra SMS Marketing là cách kết nối khách hàng hiệu quả, nhanh chóng. Bới số lượng lớn người mua hàng sẽ là các bà nội trợ. Ai cũng có một chiếc điện thoại nhưng không phải ai cũng có một địa chỉ email hay sẵn sàng nhận tờ rơi mà nhân viên của bạn đang phát ngoài kia.
Với sự hỗ trợ của các phần mềm gửi tin nhắn hàng loạt bạn có thể gửi tin nhắn kèm theo tên chính xác của từng khách hàng, tạo ra sự thân thiện hữu ích khuyến khích lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Sau đây là những chiến dịch cơ bản mà nhiều đơn vị bản lẻ trên toàn thế giới đã thực hiện thành công:

1. Gửi những mã giảm giá bí mật:

Những mã giảm giá bí mật được gửi cho khách hàng bằng SMS Marketing và chỉ áp dụng cho những khách hàng nhận được tin nhắn. Bạn có thể áp dụng những mã giảm giá này cho các khách hàng gần đây đã mua hàng của bạn hoặc những khách hàng tiềm năng có xu hướng mua sắm số lượng lớn trong thời gian tới.
Những mã giảm giá có giá trị sẽ khiến khách hàng quan tâm đến những SMS hơn và khiến những khách hàng khác muốn tham gia đăng ký nhận tin nhắn cũng như mua sắm nhiều hơn để nhận được những mã giảm giá đặc biệt.

2. Tặng thưởng:

Những tin nhắn tặng thưởng cho khách hàng như một phần quà trong cửa hàng, một buổi ăn tối dành cho khách hàng VIP hay những phần thưởng hấp dẫn khác sẽ khiến những tin nhắn SMS Marketing của bạn trở nên giá trị hơn và gia tăng lòng trung thành của khách hàng.

3. Những mặt hàng đang là nhu cầu cấp bách:

Khi khách hàng có nhu cầu cấp bách, ví dụ như đợt thời tiết thay đổi, dịch bệnh…cần những sản phẩm để phòng, tránh, giảm thiểu tác hại nếu bạn triển khai SMS Marketing giới thiệu về các mặt hàng này có thể nó sẽ mang lại nguồn doanh thu khổng lồ cho cửa hàng của bạn đấy.
Khi khách hàng đang có nhu cầu mà lại có một lời giới thiệu đến điện thoại của họ, họ sẽ ưu tiên đến cửa hàng của bạn trước thay vì những cửa hàng khác.

4. Cách thức bán hàng mới:

Gỉa sử bình thường bạn chỉ bán hàng online nhưng sau đó bạn mở thêm shop hoặc ngược lại bạn chỉ bán hàng trực tuyến nhưng mở thêm phương thức bán hàng online thì SMS Marketing là phương thức tốt nhất để thông báo, quảng bá với khách hàng về sự thay đổi này.
SMS Marketing sẽ mang lại nhiều lợi thế mới cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩy doanh thu, giúp bạn kết nối và chăm sóc hiệu quả cũng như gia tăng lượng khách hàng trung thành. Hãy áp dụng SMS Marketing ngay hôm nay.
Nguồn: Chiến lược Marketing                                 

5.15.2016

7 XU HƯỚNG TIẾP THỊ HÀNG ĐẦU 2016

Tiếp thị qua thiết bị di động, tiếp thị bằng video và các chiến thuật tiếp thị khác đã phát triển mạnh trong những năm gần đây. Theo John Hall – Tổng giám đốc kiêm nhà sáng lập của Influence & Co. (công ty cung cấp các giải pháp tiếp thị bằng nội dung), những hình thức tiếp thị này sẽ không còn là xu hướng mới trong thời gian tới nữa nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không còn quan trọng
Hall khuyên doanh nghiệp vẫn nên tiếp tục tối ưu hóa tiếp thị qua thiết bị di động, sản xuất những nội dung hình ảnh và video có chất lượng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị để vượt lên trên trong cạnh tranh bằng cách cập nhật và đi theo những xu hướng tiếp thị sau đây trong năm 2016.
1. Kỹ năng viết sẽ đóng vai trò quan trọng
Khi ngành tiếp thị và quảng cáo chuyển từ in ấn sang kỹ thuật số, nhiều sinh viên theo học ngành báo chí đã lo sợ mình sẽ thất nghiệp. Nhưng hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của tiếp thị bằng nội dung, các kỹ năng nghiên cứu, viết và biên tập đang ngày càng trở nên quan trọng, nhất là khi nội dung có chất lượng cao là một trong những yếu tố hàng đầu để nâng cao hiệu quả tiếp thị qua các trang tìm kiếm thông tin (SEO).
Tuy nhiên, trong một báo cáo có tựa đề Tiếp thị nội dung giữa các doanh nghiệp năm 2016 (2016 B2BContent Marketing), Hiệp hội Tiếp thị nội dung (Mỹ) cho biết, chỉ có 19% các nhà làm tiếp thị chú trọng phát triển kỹ năng viết trong thời gian tới.
Vì vậy, Hall khuyên doanh nghiệp nên tuyển dụng nhân viên có kỹ năng viết và biên tập để xây dựng một đội ngũ tiếp thị nội dung vững mạnh trong năm 2016.
2. Tiếp thị bằng nội dung sẽ cần thiết cho mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp quan niệm rằng nhiệm vụ chính của phòng tiếp thị là quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng bên ngoài. Tuy nhiên, Hall cho rằng đây chỉ là chức năng chính của tiếp thị chứ không phải là chức năng duy nhất.
Những sản phẩm của nhóm tiếp thị nội dung sẽ dần dần trở thành một tài sản quan trọng cho những phòng ban nội bộ khác ở những doanh nghiệp hiện đại. Chẳng hạn, phòng sản xuất và kinh doanh sẽ sử dụng một nội dung do nhóm tiếp thị xây dựng để định hướng các nỗ lực chế tạo và bán sản phẩm sao cho có thể tạo ra nhiều giá trị nhất cho khách hàng, phòng nhân sự sẽ dùng nội dung ấy để huấn luyện các nhân viên mới về các quy trình làm việc…
3. Tính cá nhân sẽ là tiêu chí hàng đầu trong tiếp thị
Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp sẽ ngày càng phải chú trọng hơn đến yếu tố này và khắc phục những hạn chế của thương mại điện tử, làm cho mỗi khách hàng được đối xử như những “VIP” (nhân vật quan trọng).
Hall đưa ra dẫn chứng trường hợp của MagicBand – các nhóm trình diễn trong các công viên chủ đề của Disney. Khách hàng sẽ được từng nhóm MagicBand khác nhau phục vụ tùy theo đặc thù của mục đích nghỉ ngơi, vui chơi của mình. Nhiều khách hàng “nhí” đã cảm thấy rất quyến luyến khi phải rời những nhóm MagicBand sau khi đến Disney vì đã được đối xử rất ưu ái.
Hall khuyên các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng nên học hỏi tinh thần này và tìm ra nhiều cách làm, từ việc gửi những bức thư điện tử hay phiếu quà tặng mang tính cá nhân cho từng khách hàng đến những sự chăm sóc hay tư vấn tận tình và phù hợp, khiến họ cảm thấy mình như những người quan trọng và đặc biệt.
4. Xây dựng uy tín trong ngành
Theo Hall, nếu không có những nhà lãnh đạo là các chuyên gia đầu ngành thường xuyên có những ý kiến đóng góp, tham gia vào các diễn đàn thì doanh nghiệp sẽ khó có thể tạo ra một hình ảnh đáng tin cậy và thuyết phục với khách hàng hơn. Khách hàng muốn có một sự kết nối với nhãn hiệu và họ sẽ cảm thấy tin tưởng hơn nếu được tương tác với các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp.
Cách tốt nhất để hình thành sự kết nối ấy với khách hàng là tạo ra những nội dung khẳng định uy tín, đẳng cấp của doanh nghiệp với sự chia sẻ, đóng góp của chính các nhà lãnh đạo cấp cao.
5. Tạo thêm giá trị cho khách hàng và ngưng “bán hàng” cho họ
Hall khuyên các doanh nghiệp nên từ bỏ việc chỉ chăm chăm vào mục đích bán được hàng, thay vào đó cần chú trọng vào việc đem đến cho khách hàng hiện tại và tiềm năng – những người có tương tác với các nhãn hiệu – những giá trị thật sự, thông qua việc cung cấp cho họ những nội dung có chất lượng hay tạo ra cho họ những trải nghiệm tích cực.
6. Nội dung có chất lượng là yếu tố hàng đầu để làm tiếp thị SEO
Trước đây, SEO sử dụng hình thức xây dựng các đường dẫn đến các trang web (links) và tối ưu hóa các từ khóa (keyword) để đưa ra các kết quả tìm kiếm. Xếp hạng của doanh nghiệp trong các kết quả tìm kiếm từ những trang web như Google sẽ phụ thuộc vào các yếu tố này.
Sau khi cập nhật liên tục các thuật toán, cơ sở cho việc đưa ra các kết quả tìm kiếm, hiện nay Google bắt đầu xếp hạng các kết quả tìm kiếm dựa trên việc đánh giá chất lượng nội dung.
7. Những công ty đa năng sẽ mất dần
Hall cho rằng, cách dễ nhất để khiến cho khách hàng cảm thấy nghi ngờ về uy tín của doanh nghiệp là nói với họ rằng “Công ty của tôi có thể đáp ứng mọi yêu cầu của quý vị”.
Với xu hướng các ngành nghề ngày càng mang tính chuyên môn hóa cao, các công ty cung cấp dịch vụ toàn diện (full-service) sẽ ngày càng ít dần.
Hall khuyên, đi theo xu hướng ấy, doanh nghiệp cũng chỉ nên tập trung vào những việc mà mình có thể làm tốt nhất, đáp ứng cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi nhất từ doanh nghiệp. Chỉ khi tập trung nỗ lực vào những việc giúp cho mình khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, thì doanh nghiệp mới có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Nguồn: Chiến Lược Marketing (Nhất Nguyên/DNSGCT)

5.14.2016

DỮ LIỆU KHÁCH HÀNG TỐT NHẤT: NGAY TRONG TẦM TAY

0
First-party data đang trở thành nguồn dữ liệu được ưu tiên hàng đầu cho các chiến lược tiếp thị trên cơ sở người dùng (People-based Marketing).
Với áp lực buộc phải sử dụng dữ liệu để mang lại thông điệp quảng cáo phù hợp nhất cho người dùng như hiện nay, hầu hết Marketer trong ngành tiếp thị số đều sử dụng nguồn “dữ liệu độc lập” (Third-party data) để tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Nguồn dữ liệu này là cách dễ dàng để phủ sóng những phân khúc khách hàng lớn hơn mà các kênh khác không sẵn có. Nhưng trong môi trường luôn luôn biến đổi và cập nhật 24/24 như hiện nay thì Third-party data cũng không còn đủ để đáp ứng nhu cầu nữa.
Thay vào đó, dữ liệu mà các thương hiệu trực tiếp sở hữu – First party data (còn gọi là “dữ liệu chính chủ”) – đang nhanh chóng trở thành ưu tiên chiến lược với phần lớn Marketer.
Vậy điều gì khiến First-party data trở nên ‘đắt hàng’ như vậy, tại sao các Marketer lại ưu tiên nó hơn Third-party data, và làm cách nào nó có thể giúp mang lại các chiến lược tiếp thị dựa trên người dùng hiệu quả hơn?
3 nguồn cung dữ liệu của Marketer
Có 3 nguồn dữ liệu chính hiện có trên thị trường dành cho các Marketer, gồm:
First-Party Data – dữ liệu chính chủ:
Là bất kỳ dữ liệu nào được tạo bởi những tương tác trực tiếp giữa thương hiệu và khách hàng. Trong số đó, các thông tin giao dịch, dữ liệu từ các chiến dịch tiếp thị đã chạy, từ website và email là những nguồn giá trị nhất.
Nguồn dữ liệu này được xem là đáng tin cậy nhất và vì thế mang lại khả năng dự báo khá chuẩn xác. Ví dụ như khi biết những thông tin: ai đã mua hàng, họ mua những sản phẩm gì, với giá bao nhiêu,...đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể dự đoán đâu sẽ là những thông điệp hoặc sản phẩm thích hợp để cung cấp tới người dùng này.
Vượt cả khả năng dự báo, First-party data còn mang tính độc quyền và duy nhất cho doanh nghiệp. Đây chính là lợi thế lớn nhất trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt với những đối thủ có khả năng tương đương nhau.
Tuy vậy, First-party data cũng bị giới hạn nếu doanh nghiệp không có tập khách hàng lớn hoặc không có một chương trình thu thập thông tin đủ mạnh. Điều này gây cản trở trong việc mở rộng qui mô so với những loại dữ liệu khác.
Second-Party Data – dữ liệu đối tác:
Là First-party data của doanh nghiệp khác. Nguồn này có thể bổ sung vào First-party data của doanh nghiệp bằng nhiều cách mà không làm giảm tính chính xác vốn có của chúng.
Giá trị ở đây rất rõ ràng. Các thương hiệu có thể mở rộng qui mô phủ sóng đến tập khách hàng tiềm năng lớn hơn mà vẫn đảm bảo dữ liệu đạt yếu tố ‘độ tin cậy’ tương đương như First-party data của chính doanh nghiệp.
Tuy nhiên nguồn Second-Party Data khá nhạy cảm và cần được sử dụng thận trọng bởi vì qui trình chia sẻ thông tin giữa các đối tác luôn tiềm tàng rủi ro, và rõ ràng dữ liệu không phải là hàng hóa đơn giản để trao đổi. Các bên tham gia không thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và qui trình phải được kiểm soát để đảm bảo việc lồng ghép các dữ liệu đối tác này vào nguồn hiện có liền mạch nhất có thể.
Third-Party Data – dữ liệu độc lập:
Là nguồn dữ liệu tổng hợp, thông thường được mua từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp. Những công ty này sẽ kết hợp những nguồn thông tin công cộng sẵn có (như dữ liệu dân số) với lượng lớn các nguồn dữ liệu khác để xây dựng nên một tập hồ sơ tương đối đầy đủ về khách hàng.
Loại dữ liệu này có ưu điểm nổi bật về độ phủ rộng và tính sẵn có – rất thích hợp cho mục tiêu gia tăng tìm kiếm khách hàng mới.
Tuy nhiên dù được các Marketer tin tưởng sử dụng trong suốt các thập kỷ qua thì khiếm khuyết của Third-party data vẫn bị lộ rõ khi các thương hiệu chuyển sang các chiến lược tiếp thị định hướng người dùng (customer-based marketing) – cụ thể là các yếu tố ‘chất lượng’, ‘độ chính xác’ và ‘khả năng cập nhật nhanh chóng’ của dữ liệu.
Nguồn Third-party data này thường bao gồm những tập hồ sơ khách hàng đến từ rất nhiều nguồn với độ chính xác và phù hợp khác nhau. Do đó, rất khó để Marketer có thể xác định chất lượng chính xác của những thứ họ mua. Ví dụ, một khách hàng ghé đến trang bán quần áo trẻ em không có nghĩa là người này đã có con, có thể họ chỉ đơn giản muốn mua một món quà cho bạn bè hoặc người thân.
Thêm nữa, Third-party data sẵn có cho bất cứ ai có nhu cầu – đồng nghĩa đối thủ cạnh tranh cũng có thể tiếp cận và sử dụng, do đó không thể tạo nên khác biệt cạnh tranh cho các chiến dịch tiếp thị.
First-party data được ưu tiên
Mỗi nguồn dữ liệu có một vai trò quan trọng khác nhau trong hệ sinh thái hiện tại, nhưng các bằng chứng mới đây chỉ ra rằng có một sự chuyển đổi tập trung vào First-party data. Một báo cáo nghiên cứu gần đây của Signal – doanh nghiệp chuyên cung cấp công nghệ MarTech cho biết:
  • 2/3 Marketer tin rằng First-party data mang lại thành quả chiến dịch tốt nhất.
  • Hơn 80% Marketer dự kiến tăng mức độ sử dụng nguồn First-party data trong vòng 2 năm tới.
  • 92% Marketer tin rằng First-party data và Second-party data mang đến chuyển đổi tốt nhất cho chiến dịch, trong khi 95% xem hai nguồn này là cách tốt nhất để gia tăng giá trị vòng đời khách hàng (CLV- Customer Life Value).
Những kết quả trên làm nổi bật xu hướng nhiều Marketers đang theo đuổi các hoạt động thu thập, phân tích và áp dụng First-party data.
Nói ngắn gọn, First-party data mang đến cho Marketer sự tự tin khi biết chính xác nguồn gốc thông tin mình có và cách thức nó được xử lý. Kết quả là họ ngày càng gia tăng thu thập First-party data trong nỗ lực làm giàu thêm tập hồ sơ khách hàng, qua đó củng cố qui trình cá nhân hóa hoặc tạo nên những phân khúc khách hàng tiềm năng chính xác cho hoạt động định hướng chuyên sâu hơn.
Các thương hiệu sớm tiếp nhận xu hướng này và sáng tạo trong việc vận dụng lượng First-party data dồi dào đang ngày càng trở nên hiểu biết hơn về người dùng, đồng thời cũng trở thành ví dụ hùng hồn nhất cho các doanh nghiệp khác noi theo.
Ví dụ, công viên giải trí Disney đã áp dụng rất thành công nguồn First-party data cho hoạt động của mình. Cụ thể, thông tin khách hàng được thu thập từ vòng đeo tay thông minh “MagicBand” – thiết bị sử dụng chip RFID và bộ thu nhận sóng với khả năng truyền nhận dữ liệu trong vòng bán kính 12m. Mỗi khách hàng ghé đến Disneyland sẽ được phát một chiếc để tương tác với thế giới xung quanh họ. Nó có thể thay thế luôn cả vé tham gia trò chơi, phiếu đặt phòng khách sạn, và thậm chí còn có thể dùng để thanh toán cho đồ ăn và các giao dịch khác trong khuôn khổ công viên (thông tin thẻ tín dụng sẽ được tải trước vào vòng trong quá trình mua vé vào cổng, và người dùng chỉ cần quét vòng tay của mình vào các máy thánh toán trong khu vui chơi). Ngoài ra, Disney còn sở hữu website và các ứng dụng cho phép khách tham quan đặt chỗ, lên kế hoạch, quản lý các hoạt động vui chơi và kết nối mọi người trong nhóm với nhau.
MagicBand và các ứng dụng của nó không chỉ giúp người dùng tận hưởng những trải nghiệm vui chơi tốt nhất tại công viên, mà còn mang đến cho Disney khả năng tiếp cận và thu thập nguồn First-party data phong phú trong suốt hành trình khách hàng trải nghiệm, sau đó sử dụng cho mục đích cải thiện liên tục những tương tác giữa thương hiệu và khách hàng.
Một ví dụ khác về việc ứng dụng First-party data là Pandora – ứng dụng nghe nhạc miễn phí, có thể thu thập những dữ liệu khác nhau về người dùng như tuổi, vị trí và sở thích nghe nhạc để tạo nên các phân khúc khách hàng tiềm năng và cung cấp những quảng cáo được thiết kế tương ứng với từng nhóm khách hàng đặc trưng ở mức độ cao.
Những thương hiệu sở hữu nguồn First-party data dồi dào đang góp phần định hình lại hệ sinh thái dữ liệu hiện tại, trong đó First-party data trở thành vũ khí chủ lực cho chiến lược One-to-one marketing (hoạt động tiếp thị tương tác trực tiếp với từng khách hàng chuyên biệt). Kẻ chiến thắng sẽ là người có thể sử dụng loại dữ liệu này như một cơ sở để dẫn dắt những chuyển đổi và tạo ra những tương tác thông minh hơn với khách hàng của mình.
Nguồn: marketingland.com