8.31.2012

Bài học kinh doanh từ những điển tích: Vịt phải biết bơi

Câu chuyện về chú vịt Bông
Ở xóm Chài có một đàn vịt đàn vịt rất đông, ngày ngày bơi lội tung tăng dưới ao, rất vui vẻ. Chú vịt con Út Bông mới ra đời rất nhút nhát và sợ nước nên không biết bơi, ngày ngày chỉ đứng trên bờ nhìn anh chị mình nô đùa dưới ao mà thèm thuồng. Bố mẹ vịt Bông lo lắng thấy con mình ngày càng tách khỏi đàn nên bàn bạc tìm cách giúp vịt Bông tin vào khả năng bơi lội vốn có của loài vịt. Một buổi sáng, thấy con đứng trên bờ nhìn anh chị vui chơi ngoài hồ, vịt mẹ dỗ dành: Út Bông yêu quý, con trèo lên lưng mẹ để mẹ cõng ra chơi với các anh chị nhé, vui lắm. Nghe lời, Bông chèo lên lưng mẹ và bám chặt. Hai mẹ con đi vòng quanh hồ, bao nhiêu là cảnh đẹp mà Bông chưa thấy bao giờ. Bông cũng nô đùa cùng các anh chị và nghịch nước, rất thích thú. Rồi bỗng nhiên Bông giật mình thấy mình quờ quạng dưới nước. Hóa ra nhân lúc Bông không để ý, vịt mẹ đã lặn xuống sâu và bơi ra chỗ khác. Bông hốt hoảng thấy mình chơi vơi giữa nước, xung quanh chỉ có tiếng cổ vũ của bố mẹ cùng các anh chị, nó quẫy đạp la hét. Bỗng nó chợt nhận thấy mình vẫn đang nổi trên mặt nước mà chẳng hề hấn gì. Bình tĩnh hơn một chút, nó chỉ quờ nhẹ chân đã thấy mình di chuyển được một đoạn khá dài, một lúc sau đã đến bên bố mẹ và hòa vào đàn vịt cùng nhau bơi lội tung tăng. Vậy là vịt Bông nhút nhát đã biết bơi.
Từ câu chuyện ta thường được nghe kể từ khi còn bé bỏng, ta ngẫm ra được nhiều điều. Khả năng bơi của loài vịt vốn là năng lực tự thân có tính quy luật, nhưng vịt Bông đã nhút nhát không nhận ra, không tin vào khả năng vốn có của mình nên đành chịu bó chân trên bờ. Vịt mẹ biết điều đó nên đã giúp con mình phát hiện khả năng vốn có của bản thân.
Trong cuộc sống, con người có vô số khả năng cũng như nhu cầu có tính quy luật đang tiềm ẩn và liên tục phát triển. Nếu chúng ta biết phát hiện và đánh thức những khả năng, những nhu cầu tốt đẹp của con người, của cuộc sống thì chắc chắn sẽ tìm thấy những thành công bất ngờ.
Trong kinh doanh, người kinh doanh phải biết phát hiện những nhu cầu tiềm ẩn có tính quy luật của con người và đáp ứng những nhu cầu đó để khai thác những cơ hội kinh doanh đích thực. Người thành công là người nắm bắt được xu thế tất yếu của thị trường, quyết đoán đầu tư chuẩn bị cho sự ra đời của các sản phẩm mới.
Trong quản lý, sử dụng nguồn lực con người, người quản trị phải biết phát hiện những năng lực tiềm tàng của cán bộ, nhân viên trong tổ chức của mình nhằm khơi dậy và tạo dựng niềm tin cho họ, hướng những năng lực đó của họ vào hòa chung nỗ lực của tổ chức.
Câu chuyện về dao cạo Gasmen
Công ty dao cạo Gasmen được thành lập sau Gillet tới 20 năm. Khi đó Gillet đã rất nổi tiếng trên thị trường, Vậy Gasmen làm thế nào để xâm nhập thị trường một cách an toàn trước đối thủ quá mạnh như vậy? Các nhà nghiên cứu thị trường của Gasmen phát hiện, Gillet có một nhược điểm mọi người chưa ai để ý tới, nhất là những người quen dùng dao cạo Gillet. Đó là lưỡi dao của Gillet chỉ sử dụng được với bàn cạo Gillet mà thôi. Như vậy, vô hình chung đã giới hạn khả năng tiêu thụ của Gillet. Trong khi đó, ngoài nước Mỹ, theo Gasmen nhận định, xã hội luôn xuất hiện các tầng lớp tiêu dùng mới nên nhu cầu chắc chắn sẽ ngày càng biến đổi đa dạng,  hơn nữa tính tiện dụng chắn chắn sẽ được người tiêu dùng tín nhiệm. Sau một thời gian nghiên cứu, đầu tư trang thiết bị, nhân lực, cuối cùng Gasmen đã chế tạo được lưỡi dao đồng thời dùng được với bàn cạo của Gasmen, Gillet và bàn cạo an toàn của nhiều nước khác. Điều này khiến tình hình tiêu thụ của Gillet tụt dốc nghiêm trọng. Gasmen nhờ đó vươn lên, chiếm được chỗ đứng trong thị trường.
Như vậy để thành công, người kinh doanh không chỉ cần phải biết cách thỏa mãn nhu cầu của thị trường mà còn phải liên tục tạo ra những nhu cầu mới, dựa trên những đặc điểm tiềm ẩn mang tính quy luật của khách hàng, có như vậy mới không ngừng mở rộng cơ hội kinh doanh.

8.21.2012

Khởi nghiệp một mình hay với nhóm tốt hơn ?

Lúc bắt đầu khởi nghiệp, nhiều người băn khoăn trước câu hỏi. Làm một mình tốt hơn hay làm với một nhóm người tốt hơn.Bài viết này xin gửi đến các bạn một số điều lợi và bất lợi khi bạn khởi nhiệp một mình và khởi nghiệp với nhóm bạn cùng chí hướng

Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu khởi nghiệp càng tăng cao vì lợi nhuận đem lại cao hơn thuegg.jpg nhập kỳ vọng, mặt khác nền kinh tế phát triển cũng phát sinh thêm các nhu cầu mới cần được đáp ứng. Hai quan điểm này sẽ thúc đẩy một bộ phận người không đi làm thuê mà tự đứng ra kinh doanh để tạo ra lợi nhuận trên vốn đầu tư.

Kinh doanh có trăm loại kinh doanh từ sản xuất, thương mại, dịch vụ ,từ những việc lớn như đóng tàu, xây nhà đến những việc nhỏ như quét dọn,trông trẻ. Mọi doanh nhân khi tham gia vào nền kinh tế đều mong muốn một mức lợi nhuận lớn hơn việc họ phải bỏ công sức đi làm thuê cho người khác, đây là xét theo khía cạnh tài chính ngoài ra còn có các khía cạnh khác như tâm lý, sức khỏe, học thức cũng là những động lực thúc đẩy việc khởi nghiệp. Hôm nay bạn đang chỉ là nhân viên nhưng ngày mai bạn đã làm ông chủ, người quản lý cơ ngơi, sự nghiệp của mình, không ai không muốn điều đó.

Như Dr. Vương đã đề cập trong trích đoạn cuốn sách sắp phát hành,  và một số các phương tiện truyền thông khác. Khởi nghiệp đang là mốt ở Việt Nam và đặc biệt là trong giới trẻ. Có người thành công, có những thất bại cay đắng. Nhưng quan trọng chúng ta có thể rút ra những bài học cho bản thân và cho những con người đam mê trở thành doanh nhân trong tương lai. Bài viết hôm nay tôi sẽ tập trung vào một chủ đề đang làm đau đầu không ít các bạn trẻ khi khởi nghiệp, đó là nhân sự cho khởi nghiệp , bên cạnh bài viết về vốn cùng chủ đề hi vọng chúng ta sẽ cùng nhau nhìn nhận những trở ngại, khó khăn khi khởi nghiệp hơn là ảo tưởng  về vầng hào quang lấp lánh khi thành công.

Một cá nhân đứng ra khởi nghiệp là gì ?

Khi một cá nhân đứng ra khởi nghiệp là việc anh ta sử dụng vốn và trí não để kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho bản thân. Bản thân những người tự mình đứng ra khởi nghiệp luôn là những người có đam mê và nhiệt huyết. Không chỉ riêng cá nhân tôi và xã hội luôn phải trân trọng những con người này, bao năm bao cấp chúng ta đã có những suy nghĩ sai lầm về kinh doanh và điều đó đã đẩy nước nhà vào khủng hoảng vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Sau đổi mới, có rất nhiều doanh nghiệp ra đời và đã cho ra đời một thế hệ doanh nhân đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam. Họ là những con người có tầm nhìn, có những khát vọng và dám đứng ra để đương đầu với những thử thách để xây dựng cho bản thân và đất nước những doanh nghiệp mà ngày nay chúng ta đã nhìn thấy họ dám đương đầu với những thách thức bên ngoài như Trung Nguyên, Kinh Đô, Thái Tuấn , Mai Linh, LiOA, Prime Group…

Chúng ta đáng tự hào và kính trọng họ về những cố gắng, công sức của họ đưa Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Những doanh nhân trên có những thành công có thể xuất phát từ bản thân, có thể xuất phát từ một tập thể. Nhưng liệu đã bao giờ bạn đặt câu hỏi :

“Tự mình kinh doanh tốt hơn hay kinh doanh với một nhóm người tốt hơn”

Để giúp những doanh nhân thể hệ trẻ có thể chuẩn bị hành trang khi khởi nghiệp chúng ta phải biết chúng ta sẽ làm gì? làm như thế nào? liệu có thể làm được không?

val.jpgCá nhân kinh doanhChúng ta sẽ bắt đầu nói về việc tự bản thân đứng ra kinh doanh. Một cá nhân khi đứng ra kinh doanh có thể lựa chọn một trong các hình thức đầu tư sau :
  • Kinh doanh cá thể (Hộ gia đình)
  • Doanh nghiệp tư nhân
Đây là sự phân chia mà khi ngồi trên giảng đường ai cũng đã biết khi học về các thành phần kinh tế. Kinh doanh cá thể có thể đem lại cho ông chủ toàn bộ lợi nhuận trên vốn bỏ ra, người làm chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định vận mệnh của doanh nghiệp mình. Cá nhân kinh doanh sẽ giúp cho bản thân họ không phải đi làm thuê cho người khác mà đi làm thuê cho chính mình. Tự họ bỏ tiền, tự họ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp thuộc dạng này phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ,cửa hàng kinh doanh tự phát, số vốn cũng không lớn vì khó có thể huy động các nguồn tài trợ từ bên ngoài.

Khởi nghiệp theo hình thức kinh doanh một mình có những điểm lợi và cũng có những điểm hại  do tỉ lệ  rủi ro cao vì tập trung toàn bộ vốn vào kinh doanh, mặt khác vì tự kinh doanh nên quyền quyết định sẽ nằm ở người chủ, khi đó sẽ nảy sinh sự độc đoán, bảo thủ… Các cụ xưa đã có câu “ Đơn thương độc mã” để ám chỉ những hình ảnh cô đơn lang thang trên một con đường mà không có ai là bầu bạn. Con đường có thể dài có thể ngắn, chàng hiệp sỹ có thể giỏi có thể không, lấy gì đảm bảo cho chàng sẽ an toàn đi được đến đích.

Kinh doanh theo nhóm

advise.jpgKinh doanh theo nhóm được hiểu là việc hai hoặc nhiều thành viên cùng nhau góp vốn để kinh doanh. Các loại hình mà chúng ta có thể tìm thấy là các loại hình sau: Công ty TNHH và Công ty Cổ Phần

Chúng ta khoan hãy bàn về vấn đề góp vốn như thế nào, ai quản lý doanh nghiệp mà hãy tập trung quan tâm tới việc công ty như thế khởi nghiệp có gì thuận lợi và khó khăn. “Buôn có bạn, bán có phường”, việc đứng ra một mình kinh doanh một mình là việc rất mạo hiểm và mang tính rủi ro cao. Thường khi khởi nghiệp người ta thích tìm những bạn bè cùng chí hướng. Những bạn bè này không chỉ là những người góp vốn mà sẽ là những người cùng điều hành công ty. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao” một người làm việc sẽ vấp phải nhiều vấn đề khó khăn, nhưng nhiều người cùng làm việc sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. 

Khởi nghiệp theo nhóm giúp bạn có thể phân tán rủi ro vì có nhiều người tham gia cùng bạn góp vốn, cùng bạn điều hành công ty, mặt khác bạn cũng có thể đầu tư vào nhiều doanh nghiệp và đảm nhận nhiều vị trí khác nhau. Khởi nghiệp cùng nhóm còn có thể đảm bảo các nguyên tắc quản trị khi các quyết định kinh doanh, quản trị doanh nghiệp sẽ dựa trên quyết định của tập thể. Ngoài ra làm việc nhóm sẽ đem lại sự sáng tạo trong sản xuất,kinh doanh vì có sự tham gia brainstorming-một phương pháp tư duy theo nhóm -của nhiều người.

Khởi nghiệp luôn là hành trình gian nan, vất vả đầy cam go, nếu có những người bạn đồng hành ở bên cạnh trợ giúp thì con thuyền sẽ đi đúng hướng và mau tới đích hơn là loay hoay một mình giữa biển cả mênh mông. Mặc dù vậy con thuyền nào cũng đòi hỏi thuyền trưởng cũng như doanh nghiệp cần có lãnh đạo. Lúc này chúng ta phải quyết đinh xem ai là người sẽ lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Người lãnh đạo giỏi sẽ là người đi đầu và xây dựng lên nhóm làm việc của mình. Họ có nhiều xu hướng, phong cách khác nhau nhưng họ phải có một điểm chung là điều hành tốt nhóm của mình.

Khởi nghiệp với nhóm có điểm tốt nhưng cũng tồn tại những mặt hạn chế mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra như xung đột về lợi ích khi góp vốn, quản lý doanh nghiệp, chia lợi nhuận, rút vốn… và những xung đột khác trong quyết định của doanh nghiệp.

power_of_teamwork.gifBản thân tôi và các bạn của tôi cũng rất đam mê mở một doanh nghiệp khi ra trường kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Chúng tôi ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã phân chia nhau nghiên cứu một số phần trong doanh nghiệp để tập sự làm các dự án kinh doanh. Tôi là trưởng nhóm nên nghiên cứu bao quát toàn bộ doanh nghiệp và bộ phận marketing. Sau quá trình làm việc với nhau với dự án Café Doanh Nhân, chúng tôi đã thu được cả thành công và thất bại. Thành công lớn nhất mà chúng tôi nhận được là tinh thần làm việc nhóm, sự chia sẻ, sự sáng tạo của tập thể, chỉ với vài tháng hè chúng tôi đã cho ra đời một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Trong thời gian làm việc nhóm tôi đã rút được nhiều kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc,lãnh đạo… và vấn đề tôi thấy khó khăn nhất là sự nhất trí các quyết định của nhóm. Không chỉ bản thân nhóm của tôi mà các doanh nghiệp có hai thành viên trở lên luôn luôn mắc phải sự xung đột này, nhiều doanh nghiệp chỉ vì không giải quyết được các xung đột này đã thất bại ngay từ nội bộ. Cho dù sau này chúng tôi có mở hay không mở doanh nghiệp mà mình mong muốn nhưng câu hỏi lớn nhất mà chúng tôi đặt ra là "Chúng ta chơi với nhau tốt nhưng làm việc với nhau có thật sự hiệu quả?"

8.18.2012

Người giàu không làm việc vì tiền

Xin mượn một câu nói nổi tiếng của người cha giàu trong cuốn sách Rich Dad, Poor Dad của tác giả Robert T. Kiyosaki để làm tựa đề cho bài viết của mình.

Nhưng  thật sự  thì mình đang muốn nói về một cuốn sách khác, mà mình đang đọc trong thời gian gần đây: "Văn minh làm giàu và nguồn gốc của cải".

reading.jpgMình  là người  may mắn khi được sở hữu cuốn sách rất sớm nhờ một anh bạn nhường lại với lời quảng cáo: Cậu sẽ đọc hết nó ngay trong một đêm cho mà xem! Vì nhiều lí do mà đã mấy đêm trôi qua mình mới chỉ nhấm nháp được phần đầu của cuốn sách, nhưng chỉ trong 17 trang đầu tiên, tinh thần khởi nghiệp được tác giả thể hiện trong cuốn sách khiến mình rất thích thú

Tác giả đã mô tả hiện tượng MBA với cái nhìn nghiêm khắc của một nhà làm giáo dục và một nhà quản lí kinh tế. Câu hỏi đặt ra về sự khác nhau giữa việc có được một chứng nhận về trình độ với việc sở hữu các kĩ năng, kiến thức tương ứng với trình độ ấy một lần nữa xoáy sâu vào hiện thực vẫn đang tiếp diễn tại Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra được điểm thiếu sót lớn nhất trong việc đào tạo về kinh doanh ở Việt Nam, đó là chưa đào tạo cho người học có được tinh thần kinh doanh, được bắt nguồn từ tinh thần khởi nghiệp. Hoàn toàn đúng khi khẳng định rằng, nếu một người được xác nhận (certificate) đã tốt nghiệp khóa học về quản trị kinh doanh (đại học hoặc sau đại học) chưa thể đứng ra làm kinh doanh được. Cái được chứng nhận sau khóa học là người học đã đạt đến một trình độ nhất định trong việc rèn luyện các kĩ năng, còn việc vận dụng chúng vào thực tế lại là một câu chuyện khác. Chắc chắn rằng không phải ai học quản trị kinh doanh sau đó cũng mở công ty riêng và làm giám đốc, ngược lại không phải giám đốc nào cũng được học qua một khóa học về quản trị kinh doanh. Điểm khác biệt giữa thực tế và lí thuyết  chính là lòng dũng cảm, tinh thần dám vận dụng cái đã học  vào thực tế muôn màu và không kém phần khắc nghiệt. Theo tác giả, cốt lõi trong các chương trình đào tạo về kinh doanh là việc truyền lửa hay chính xác hơn là gây dựng cho người học một tinh thần kinh doanh, các kĩ năng khác chỉ là hỗ trợ cho tinh thần này. Tinh thần dám kinh doanh, dám khởi nghiệp là điều kiện cần thiết nhất, tiên quyết nhất, các kĩ năng bổ trợ là điều kiện đủ chúng ta có thể đứng ra kinh doanh. Nếu bạn chưa được học về quản trị, không sao cả, khi bắt đầu xây dựng công việc kinh doanh thực tế, các kĩ năng của bạn tự khắc sẽ phát triển miễn là bạn có tinh thần cầu thị, học hỏi.

Tiếp tục vài dòng bình luận về chủ đề khởi nghiệp kinh doanh, mình nhớ lại cách đây tròn một năm đã tham gia cuộc thi Sinh viên Khởi nghiệp cùng với nhóm bạn. Ý tưởng chính là tạo dựng một không gian cho  có thể thoải mái làm việc, trao đổi, kết bạn, tìm kiếm cơ hội...thông qua mô hình quán cafe. Kingeric-chủ nhân của ý tưởng đã rủ mình cùng bốn người bạn khác tham gia viết dự án để tham gia cuộc thi. Trong hơn một tháng, cả nhóm đã tiến hành hầu như tất cả các công việc cần thiết để chuẩn bị cho việc đưa quán cafe vào hoạt động. Từ những công việc mang tính chiến lược như nghiên cứu khách hàng tiềm năng, xây dựng chiến lược marketing cho đến những việc cụ thể, chi tiết như tìm kiếm địa điểm mở quán cafe, tìm kiếm nhân sự, xây dựng báo cáo tài chính, luồng tiền...Tất cả những công việc đó dù vẫn còn những thiếu sót nhưng đều được cả nhóm thực hiện rất hăng say. Tuy rằng dự án không đạt giải nhưng mình đã phát triển được rất nhiều kĩ năng cần thiết như phân tích, tổng hợp, xây dựng các kế hoạch tác nghiệp trong kinh doanh...Mình cũng nhận ra một điều kinh doanh không dễ (không giống như thông điệp của chương trình Làm giàu không khó) khi có cực kì nhiều công việc phải ra quyết định, phải thực hiện để có thể xây dựng thành công một hệ thống kinh doanh. Nhưng điều lớn nhất là mình đã học được là  tinh thần dám nghĩ dám làm, dare to win & dare to fail hay chính là biểu hiện của một tinh thần khởi nghiệp nóng bỏng và đầy nhiệt huyết.

Những dòng tâm sự của tác giả về tinh thần khởi nghiệp cùng hình ảnh người thương nhân một mình rong ruổi trên chú lạc đà đi tìm kiếm giá trị như một luồng gió mát tiếp tục thổi bùng lên ngọn lửa đam mê kinh doanh của mỗi bạn trẻ. Thế giới kinh doanh rất sôi động và còn rất nhiều việc phải làm, và nên nghiền ngẫm hết anh bạn sách này đã...

8.11.2012

4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ

1. Quy tắc đầu tiên: “Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp”
Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, gặp gỡ đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại. Vì vậy, hãy tôn trọng và coi trọng những người mà chúng ta gặp gỡ!

2. Quy tắc thứ hai: “Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra”
Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất.
Không có: “Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi…, thì nó hẳn đã khác đi. ”
Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta có thêm bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.
3. Quy tắc thứ ba: “Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm”
Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn.
Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.
4. Quy tắc thứ tư: “Những gì đã qua, cho qua”
Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.
Tôi nghĩ là không phải là tình cờ mà bạn đang đọc những dòng này.
Nếu bài viết này đánh động tâm hồn bạn, đó là bởi vì bạn đáp ứng được những yêu cầu và hiểu rằng không một bông tuyết nào lại tình cờ rơi xuống sai chỗ cả.
Hãy đối xử tốt với chính bản thân bạn!
Hãy yêu thương với tất cả tâm hồn bạn!
Hãy luôn hạnh phúc!

8.08.2012

Viết kế hoạch kinh doanh

Bài viết sẽ ít nhiều giúp người đọc đang có dự định khởi nghiệp bước qua ngưỡng cửa đầu tiên trong việc thuyết phục nhà đầu tư, thuyết phục ngân hàng cho vay vốn hay các đối tác chiến lược và chính bản thân mình để đạt được “giấc mơ khởi nghiệp” phía trước.

Tại sao phải viết kế hoạch kinh doanh?

Khi bắt đầu khởi nghiệp người ta thường chỉ nghĩ đến các ý tưởng kinh doanh mới mà không suy nghĩ một cách đầy đủ, nghiên cứu và đánh giá tiềm năng cũng như những khó khăn của dự án. Những nhà kinh doanh mới là những người muốn đưa ý tưởng kinh doanh vào thị trường một cách nhanh chóng vì cho rằng cánh cửa cơ hội sẽ chỉ có trong một thời gian rất ngắn. Do đó, họ thường bỏ qua giai đoạn nghiên cứu và lập một kế hoạch chiến lược cho ý tưởng, dự đoán khó khăn để đối phó với những rào cản có thể gặp phải. Một nhà kinh doanh khôn ngoan hiểu rõ tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh. Những kế hoạch sẽ cho biết dự án có đi đến thành công hay không. Thiếu những kế hoạch và nghiên cứu là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất làm những nhà kinh doanh bị thất bại trong những năm đầu của quá trình hoạt động. Và nếu bạn dành thời gian để viết kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu, thì những thất bại sẽ khó xảy ra.

Bắt đầu như thế nào?
Nhiều người cảm thấy khó khi bắt đầu viết, họ thường đặt ra nhiều câu hỏi như: Khi nào nên bắt đầu? Nên chi tiết như thế nào? Dài bao nhiêu?… Trước khi viết, bạn hãy liệt kê những câu hỏi tập trung vào mọi khía cạnh của việc bắt đầu kinh doanh và trả lời những câu hỏi này một cách rõ ràng. Những câu trả lời này có thể sẽ dẫn đến những thông tin khác và những câu hỏi khác. Độ dài cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Bản kế hoạch chỉ nên bao gồm những gì thật sự cần thiết để cung cấp đầy đủ thông tin. Có nhiều yếu tố quyết định đến độ dài của bản kế hoạch, phụ thuộc vào sự phức tạp của ý tưởng và đòi hỏi những nguồn tài chính tiềm năng, một bản kế hoạch có thể dài 30 trang không bao gồm phụ lục. Bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều về cách viết, hãy sử dụng ngôn ngữ đơn giản và trực tiếp, câu nên rõ ràng và chính xác. Quan trọng nhất, người viết nên sử dụng kiểu viết dễ hiểu nhất cho người thực hiện. Nên tránh những trạng từ diễn tả cảm xúc và khoa trương.

Cấu trúc của một kế hoạch kinh doanhkehoachkinhdoanh.jpg
Kế hoạch kinh doanh nên được viết một cách logic để người đọc có thể theo dõi và biết được những gì họ có thể đọc tiếp theo. Dưới đây sẽ trình bày cấu trúc nên có của một bản kế hoạch kinh doanh.
  • Trang bìa
Hãy tạo một trang bìa thật đơn giản, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax với mã vùng và địa chỉ email của công ty bạn. Tốt nhất là để hình ảnh sản phẩm hoặc nếu doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ hãy để logo của bạn lên trang bìa.

  • Mục lục
Mục lục rất quan trọng để giúp tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Thông thường người ta không chú ý đến phần này, hoặc nếu có làm thì cũng làm sơ sài và hay quên đánh số trang.

  • Tóm tắt dự án
Phần tóm tắt dự án là một trong những phần quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh. Đây cũng là một bản kế hoạch kinh doanh nhỏ được nói một cách thuyết phục trong hai trang giấy. Hầu hết những nhà kinh doanh thành công đều có những bản tóm tắt rõ ràng và súc tích về những nội dung kinh doanh cơ bản của họ. Nếu một người cảm thấy khó để nói chính xác những dự định mà họ sẽ làm, đó là dấu hiệu cho thấy họ chưa xác định một cách chính xác mục tiêu cũng như chưa sẵn sàng tham gia vào công việc.

Một trong những việc quan trọng nhất là tổ chức: Ai sẽ làm tốt những công việc được mô tả trong bản kế hoạch, ai sẽ là người quản lý đội, nhóm? Thành công của dự án phần lớn là từ người khởi đầu. Nhưng họ sẽ không làm một mình mà cần nhiều người tham gia vào dự án. Và họ phải tự tin rằng người quản lý được chọn có thể làm được những điều mà người kinh doanh dự định. Bạn cũng cần phải suy nghĩ đến vấn đề này trước khi bắt tay vào khởi nghiệp bằng việc phác thảo rõ ràng trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.

  • Kế hoạch sản phẩm/dịch vụ
Sản phẩm/dịch vụ sẽ kinh doanh cũng phải được đề cập đến trong bản kế hoạch. Nên giải thích những chi tiết của sản phẩm, tuy nhiên nên tránh sa đà vào những thông tin chi tiết về kỹ thuật. Những thông tin này có thể cung cấp trong phần phụ lục của kế hoạch kinh doanh. Trong phần này bạn cũng cần phải khẳng định được sản phẩm hay dịch vụ của mình khả thi và sẵn sàng để kinh doanh.

  • Kế hoạch marketing
Trong kế hoạch kinh doanh nên viết một cách chi tiết và chính xác những gì mà công ty sẽ làm để bán sản phẩm của mình. Kế hoạch marketing nên bao gồm: Mục tiêu marketing là gì? Kế hoạch tổng quát để đưa sản phẩm ra thị trường; Ai là khách hàng mục tiêu? Phân khúc thị trường nào công ty sẽ phục vụ? Công ty sẽ sử dụng kênh phân phối nào? Đây là phần rất quan trọng bởi vì phân phối là trở ngại chính để sản phẩm đi đến thị trường. Ai sẽ là người cung cấp hàng hóa ra ngoài? Kế hoạch xúc tiến cho hoạt động kinh doanh là gì? Quảng cáo, quan hệ công chúng, hội chợ thương mại và những hoạt động khác cũng phải được lên kế hoạch. Ai sẽ là đối thủ cạnh tranh? Đây là điều quan trọng để nhận biết một cách chính xác những công ty mới sẽ cạnh tranh với mỗi đối thủ như thế nào. Thị trường sẽ trả bao nhiêu cho sản phẩm hay dịch vụ của công ty? Giá trị gia tăng gì công ty dành cho khách hàng?

Không thể có được kế hoạch tài chính khi tất cả những kế hoạch khác chưa được trình bày rõ ràng vì tổng số tiền phải dựa trên những kế hoạch mà bạn dự định làm. Trong bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải dự đoán được bao nhiêu tiền sẽ cần để đầu tư. Bạn cần phải hoạch định tài chính cho từng giai đoạn phát triển của công ty từ ý tưởng, bắt đầu, phát triển đến bão hòa và giai đoạn cuối là sáng kiến mới hay suy thoái.

  • Kế hoạch hệ thống quản lý và điều hành
Những nhà kinh doanh mới phải hiểu rõ tầm quan trọng của hệ thống quản lý và điều hành để chắc chắn rằng mọi việc phải được diễn ra như dự tính. Khi một công ty nhận đơn đặt hàng, nó cần sự vận động của tất cả các hoạt động. Trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên trình bày mình sẽ thiết kế và thực hiện hệ thống quản lý và điều hành nên như thế nào.

  • Kế hoạch phát triển
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, công ty bạn nên tiếp tục mở rộng kế hoạch kinh doanh. Vì thế cần phải dự đoán và hoạch định những sản phẩm/dịch vụ nào có khả năng mở rộng? Những thị trường nào khác sẽ phục vụ? Hoặc bạn định mở thêm văn phòng, chi nhánh ở đâu?

  • Phụ lục
Tất cả những tài liệu hỗ trợ nên để ở phần phụ lục để kế hoạch kinh doanh trở nên gọn gàng. Phụ lục có chiều dài dựa trên tổng số thông tin chi tiết cần có để hỗ trợ cho kế hoạch kinh doanh. Nếu phần phụ lục quá dài, có thể chia ra thành một tài liệu riêng. Nên có bản mục lục của phụ lục để có thể dễ dàng tìm những thông tin đặc biệt.

8.03.2012

Kinh doanh nhỏ- xu hướng của giới trẻ (Phần 1)

Từ một lời khuyên "Plz Start Small"  cho các bạn trẻ khi khởi nghiệp tôi đã lấy làm chủ đề chính cho loạt bài viết về quá trình khởi nghiệp của giới trẻ.
Chủ đề gồm 3 bài:
1. Thương mại điện tử- xu hướng của giới trẻ thời @
2. Kinh doanh thương mại với các cửa hàng hand made
3. Công ty sinh viên, những ý tưởng táo bạo

Thương mại điện tử- xu hướng của giới trẻ thời @
Mạng internet tốc độ cao ADSL xuất hiện ở Việt Nam được 4-5 năm nhưng ảnh hưởng của nó tới cuộc sống và lối sống của người Việt rất rõ ràng. Internet đã thành một thứ không thể thiếu với cộng đồng từ Nhà nước tới người dân, từ người già tới giới trẻ. Internet mang tới một kênh thông tin truyền thông hiệu quả tới ngươi sử dụng.Kéo theo sự phát triển đó là thương mại điện tử. Thương mại điện tử Việt Nam hiện nay đã có sự phát triển nhất định về hạ tầng và chất lương. Thị trường  gần đây xuất hiện xu hướng mới của giới trẻ khi khởi nghiệp. Đó là kinh doanh qua mạng internet .
Giới trẻ luôn là người đi đầu và nắm bắt nhanh các công nghệ và xu hướng mới.  Thương mại điện tử của Việt Nam phát triển đi kèm với sự phát triển của lượng khách hàng. Khách hàng của các trang thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay phần lớn là giới trẻ, họ trao đổi, buôn bán với nhau các vật dụng công nghệ cao như điện thoại, máy vi tính, sách vở tạp chí .... thậm chí là quần áo, đồ dùng gia đình.
Nắm bắt nhu cầu ngày càng phát triển, các bạn trẻ đã tạo ra một làn sóng khởi nghiệp bằng việc kinh doanh qua mạng internet. Chi phí cho việc khởi nghiệp hết sức đơn giản, chỉ cần một máy tính nối mạng internet, một máy ảnh , thời gian online và một nguồn hàng ổn định. Họ bắt đầu kinh doanh qua các sàn giao dịch thương mại điện tử C2C, một trong những sàn giao dịch lớn nhất của Việt Nam hiện nay là mạng Trái Tim Việt Nam ( TTVNOL) cùng một số trang web mua bán , rao  vặt.
Đầu tiên tôi xin đi vào phân tích việc kinh doanh trên các mạng C2C, tôi muốn phân tích trước vì theo quá trình khởi nghiệp thì các bạn trẻ thường buôn bán tại đây trước khi mở rộng quy mô ra thành cửa hàng riêng ( website riêng ) hoặc mở công ty kinh doanh thương mại điện tử.
Quá trình  hết sức đơn giản, bạn chỉ cần mở một tài khoản tại các trang web  (bạn cũng có thể đăng ký thành viên VIP để nhận được các ưu đãi ). Việc đăng ký  hết sức đơn giản và bạn đã bắt đầu gia nhập thị trường.
Việc tiếp theo bạn cần làm là gì ? Mở một chủ đề như bạn mở ra ở Saga (thậm chí còn đơn giản hơn vì bạn không bị bắt kiểm duyệt). Trong chủ đề bạn trình bày các sản phẩm của mình, bạn có thể trang trí, sắp xếp chúng tùy thích làm sao để người tiêu dùng có thể nhìn thấy và tiếp cận với bạn.
Một số trang web rao vặt thường có sắp xếp theo chủ đề, tin mới nhất tin cũ nhất có ưu tiên cho thành viên VIP nên việc chủ đề của bạn bị trôi ra xa sau khi đưa lên là hiển nhiên.
Với mạng trái tim Việt Nam, chợ điện tử thì nó có cấu trúc là một diễn đàn nên các chủ đề hiện lên sẽ phụ thuộc vào bài gửi, vì thế xuất hiện một đội ngũ chuyên đi up chủ đề ( Đưa chủ đề của bạn lên trang đầu tiên )
Khách hàng sẽ thoải mái xem xét hàng của bạn, so sánh giá cả, chất lượng của bạn với các gian hàng khác, doanh nghiệp khác. Họ sẽ quyết định việc có mua hàng của bạn hay của người khác, tôi cũng đã rút ra được một số các yếu tố mà khách hàng yêu cầu:
1. Giá cả hợp lý
2. Thanh toán an toàn
3. Chất lượng, bảo hành
4. Uy tín của bạn
Các bạn trẻ cũng nhanh chóng cập nhật các yếu tố này bằng việc họ mở một cửa hàng nhỏ hoặc kinh doanh tại nhà, đảm bảo uy tín chất lượng cho người tiêu dùng. Những bạn trẻ kinh doanh theo xu hướng chộp giật,manh mún, lừa đảo thường nhanh chóng bị phát hiện và đào thải khỏi thị trường...
Các bạn trẻ khi khởi nghiệp thường lo lắng thiếu khách hàng nhưng việc kinh doanh qua mạng internet lại thu hút được rất đông khách hàng. Lượng người truy cập vào các trang web thương mại điện tử tôi đã nêu ở trên thường từ 100-1000/ người /  phút. Việc mua bán, trao đổi diễn ra rất nhanh chóng, thậm chí là chỉ sau khi bạn gửi bài lên đã có người hỏi hàng, ngã giá.
 Nếu các bạn trẻ kinh doanh có uy tín, chất lượng , cùng với việc Marketing, chăm sóc khách hàng tốt sẽ có thể tồn tại và thành công trên các thị trường mà bạn đã chọn.  Rất nhiều bạn trẻ đã thành công với hình thức kinh doanh này và phát triển thành các cửa hàng buôn bán qua mạng (lập website riêng).
Khi các bạn đã có đội ngũ khách hàng thường xuyên, đã có thương hiệu trong lòng người tiêu dùng bạn có thể tách riêng ra lập một website để trao đổi buôn bán với khách hàng. Việc thiết lập một websit hiện tại không phải là vấn đề quá khó khăn với các bạn trẻ, có rất nhiều địa chỉ tin cậy cho các bạn trẻ. Sau một thời gian ngắn bạn đã có thể tiếp tục liên kết với các khách hàng của mình, tiếp  tục mở rộng  kinh doanh.
Thật đơn giản và dễ dàng phải không các bạn trẻ?

8.01.2012

Tôi muốn kinh Doanh nhỏ thì nên làm về cái gì?

1. Nói về kinh doanh, thì ko có cái gì là dễ dàng cả, phải trả giá và đánh đổi. Bạn kinh doanh, bạn có cơ hội giàu, và cũng có cơ hội phá sản, lên voi xuống chó. Do vậy, bạn phải xác định, đã kinh doanh là phải chiến đấu. Nếu có một cơ hội nào đó kinh doanh mà ko có rủi ro, bạn thấy sao?
2. Kinh doanh cái gì? Có lẽ bạn vẫn đang nghĩ bạn kinh doanh cái mà bạn thích: đồ điện tử, ô tô, xe máy... vì bạn thấy rằng, bạn thích thì bạn sẽ đam mê. Nhưng điều đó xem lại nhé, kinh doanh phải bán cái mà người khác thích, bạn phục vụ nhu cầu của ng khác, hoặc bạn phải học hỏi để có thể biết cách tạo nhu cầu cho ng khác.
3. Theo bạn, tố chất nào là cần thiết nhất để khởi nghiệp kinh doanh? Suy nghĩ tí nhé. Kinh doanh là gì, là mang sản phẩm của mình, có thể là mua sản phẩm rồi bán cho khách hàng, lấy chênh lệch. Vậy bạn là chủ doanh nghiệp, bạn phải biết làm sao để cho sản phẩm đc lưu thông, nghĩa là đc mua và đc bán, có doanh thu, có lợi nhuận, thì doanh nghiệp của bạn mới sống đựơc chứ. Đúng không nào? Vậy tố chất quan trọng nhất để bạn khởi nghiệp chính là bán hàng.
4. Nhiều ng nói rằng, phải có tiền mới kinh doanh được. Vậy bây giờ thử cho bạn 20 tỷ, xem bạn kinh doanh cái gì? Bạn sẽ chẳng biết kinh daonh cái gì, thậm chí bố mẹ phải bàn nhà bán cửa trả nợ cho bạn vì kinh doanh thua lỗ. Người kinh doanh tuyệt vời nhất, là người biết đi từ con số 0. Nếu bạn có trong tay 1triêu, bạn biết làm cho nó tăng lên 1,2triêụ, rồi 1.5triệu. rồi 2triêụ.... thì chắc chắn bạn sẽ có tiền tỷ 1 ngày nào đó. Chứ tự nhiên bạn có 1 cục tiền tỷ trong tay, bạn sẽ đau đầu vì chẳng biết làm gì. Vậy tiền ko phải là điều quan trọng nhất. bạn ko có tiền, bạn có ý tưởng, bạn làm ngươì  khác tin tưởng bạn, họ sẽ đầu tư cho bạn.
5. Vậy còn gì để bạn lo lắng nữa? Sợ thất bại? Đúng? Người làm thuê, tư duy làm thuê, luôn thích ổn định và sợ sự thất bại. Còn người kinh doanh, thì sau mỗi thất bại, họ lại đứng dậy. 

 Trước khi kinh doanh, bất kỳ ai cũng cần phải chuẩn bị cho mình những nguồn lực cần thiết như tiền vốn, kinh nghiệm, kiến thức, nhưng chính vì chỉ nghĩ có như vậy cho nên họ rất dễ thất bại. Sự chuẩn bị lớn nhất chính là đức tính của một doanh nhân, trong đó cần nhất là sự kiên trì và quyết đoán. Bạn cũng nên học cách chịu đựng những gian khó sẽ xuất hiện trong cuộc sống của một doanh nhân. Và quan trọng hơn hết, một doanh nhân thành công trong việc kinh doanh thì cũng nên thành công cả trong cuộc sống gia đình, xã hội, vậy là các kỹ năng sống càng cần hơn bao giờ hết. Để phát triển phần nào những kỹ năng sống, việc tham gia vào các hoạt động xã hội ở trường hoặc ở các tổ chức phi chính phủ (NGO) sẽ giúp ích rất nhiều. Nếu kỹ năng sống tốt, các kỹ năng kinh doanh bạn sẽ học được rất nhanh.

Vốn hiểu biết xã hội nói chung của một doanh nhân cũng quan trọng không kém. Khi bạn hiểu biết các vấn đề của xã hội, bạn sẽ có thể giải quyết các bài toán trong kinh doanh, đặc biệt là marketing dễ dàng hơn. Công việc phù hợp cho một sinh viên năm thứ nhất cũng không phải là hiếm, kể cả những công việc phục vụ cho việc học hỏi để phát triển kinh doanh riêng sau này. Các doanh nghiệp sẵn sàng tuyển dụng nếu các bạn sinh viên có những cam kết về chất lượng công việc và kế hoạch làm việc nghiêm túc tại doanh nghiệp của họ.

Có thể bạn đang suy nghĩ đến việc lập doanh nghiệp riêng của bạn, điều đó rất tốt, nhưng nên chuẩn bị tất cả những yếu tố cần thiết như đã nói ở trên đã, nếu không sẽ là lãng phí cả cho bạn và cho nhiều người khác. Chúc bạn sớm khẳng định được mình và có những đóng góp lớn cho xã hội trong một ngày gần nhất.