1. Dựa vào kinh nghiệm cá nhân của chính mình
Bài quảng cáo tôi viết đã được bắt nguồn từ một kinh nghiệm từ thời thơ ấu như thế này. Mẹ tôi là một người yêu văn học. Khi có bạn của mẹ tôi đến chơi, câu chuyện thường hướng về các cuốn sách. Tôi đã nhận thấy rằng những người ít đọc sách thường im lặng trong những buổi gặp gỡ này. Rõ ràng là họ cảm thấy bối rối bởi vì họ không thể nói chuyện về sách được. Chính vì vậy mà tôi đã viết dòng tít của bài quảng cáo là:
BẠN CÓ NÓI ĐƯỢC CHUYỆN VỀ SÁCH KHÔNG?
Mẹ tôi dạy một khoá văn họ Anh. Bà chuẩn bị cho học sinh một danh mục hàng trăm cuốn sách nổi tiếng nhất. Mẹ tôi nói: "Những cuốn sách này đã trải qua nhiều thế kỷ, đánh bại tất cả các cuốn sách khác".
Nhớ tới nhận xét này nên trong năm đầu tiên làm việc ở công ty quảng cáo BBDO, khi được giao viết một bài quảng cáo cho bộ sách "Những cuốn sách kinh điển của Harvard", tôi đã viết dòng tít như sau:
NHƯ MỘT ĐỘI QUÂN CHINH PHẠT, NHỮNG CUỐN SÁCH NÀY ĐÃ HÀNH QUÂN XUYÊN NHIỀU THẾ KỶ
Các hoạ sĩ đã minh hoạ bài quảng cáo này bằng một hàng các cuốn sách nổi tiếng được sắp xếp như một hàng binh sĩ.
2. Hệ thống lại các kinh nghiệm của bạn
Bước 1: Thử nghiệm nhiều bài quảng cáo khác nhau
Bước 2: Phân loại các bài quảng cáo theo kết quả mà nó đạt được và tìm nhân tốt chung quyết định thành công trong các bài quảng cáo thành công.
Bước 2: Phân loại các bài quảng cáo theo kết quả mà nó đạt được và tìm nhân tốt chung quyết định thành công trong các bài quảng cáo thành công.
3. Viết bài bằng cả tâm huyết
Minh hoạ:
Bức tranh một người đàn ông đang đứng bên giường bệnh của một phụ nữ bị ung thư. Người đàn ông đang trầm tư mỉm cười với người phụ nữ.
Dòng tít:
"CẦU CHÚA BẠN CHO CON SỨC KHOẺ ĐỂ MỈM CƯỜI"
Bài quảng cáo: Hãy mỉm cười và ngăn dòng lệ lại. Cô ấy không được trông thấy nó. Hãy giữ kín những tiếng nức nở trong lòng. Cô ấy không được nghe thấy nó. Hãy mỉm cười.... để may ra cô ấy không cảm giác được tiếng vọng của giọng nói bạn nghe được sáng nay - gionhj nói của bác sĩ phẫu thuật, nhẹ nhàng và tuyệt vọng: "Tôi rất lấy làm tiếc: Tôi e rằng chúng ta đã quá muộn".
Khẩu hiệu ở cuối quảng cáo: Phải chống trả! Phải chế ngự bệnh ưng thư!
Nhưng bài viết hay nhất là những bài viết đi từ trái tim đến trái tim - từ trái tim tác giả đến trái tim người đọc.
4. Học tập kinh nghiệm của người khác
Hãy hỏi những người thân quen, bạn bè hay bất cứ ai về sản phẩm của mình như:
Họ đã nghe nói về sản phẩm đó chưa?
Họ nghe nói về nó ở đâu?
Họ biết gì về sản phẩm đó?
Họ nghĩ thế nào về nó?
Họ từng mua sản phẩm đó bao giờ chưa?
Nếu đã từng mua thì sao họ lại mua sản phẩm đó?
Nếu chưa từng mua thì tại sao họ lại không mua nó?
Họ nghe nói về nó ở đâu?
Họ biết gì về sản phẩm đó?
Họ nghĩ thế nào về nó?
Họ từng mua sản phẩm đó bao giờ chưa?
Nếu đã từng mua thì sao họ lại mua sản phẩm đó?
Nếu chưa từng mua thì tại sao họ lại không mua nó?
Hãy thu thập những kinh nghiệm và quan điểm của mọi người.
Quảng cáo thành công nhất là dựa vào một bức thư của một người tiêu dùng viết: "Tôi dùng Murine (thuốc nhỏ mắt) khi mắt tôi mệt mỏi". Một bài quảng cáo với dòng tít: "Xoa dịu nhanh chóng những đôi mắt mệt mỏi" đã có hiệu quả hơn hẳn những bài quảng cáo khác đã được trắc nghiệm.
5. Nói chuyện với nhà sản xuất
Hãy nói chuyện với người đã làm ra sản phẩm đó. Họ chính là nguồn cung cấp thông tin đầu tiên giúp cho bạn tìm ra cách tiêu thụ nó. Hãy hỏi họ những câu hỏi sau:
- Ai sẽ mua sản phẩm của họ?
- Tại sao người ta mua nó?
- Những khách hàng ấy sống ở đâu?
- sản phẩm này có những tác dụng gì cho con người?
- Họ đã phát minh ra nó như thế nào?
- Nó tốt hơn các sản phẩm cùng loại như thế nào?
- Nó được sản xuất ra sao?
- Có gì để chứng minh rằng nó hoạt động tốt?
- Bao nhiêu người dùng sản phẩm đó?
- Người ta nói gì về nó?
- Sản phẩm này có giấy chứng nhận gì không?
- Sản phẩm này có đoạt giải thưởng nào không?
- Có phải lượng tiêu thụ sản phẩm này đang tăng không?
- Có bảo đảm gì cho người mua không?
- Tại sao người ta mua nó?
- Những khách hàng ấy sống ở đâu?
- sản phẩm này có những tác dụng gì cho con người?
- Họ đã phát minh ra nó như thế nào?
- Nó tốt hơn các sản phẩm cùng loại như thế nào?
- Nó được sản xuất ra sao?
- Có gì để chứng minh rằng nó hoạt động tốt?
- Bao nhiêu người dùng sản phẩm đó?
- Người ta nói gì về nó?
- Sản phẩm này có giấy chứng nhận gì không?
- Sản phẩm này có đoạt giải thưởng nào không?
- Có phải lượng tiêu thụ sản phẩm này đang tăng không?
- Có bảo đảm gì cho người mua không?
6. Nghiên cứu sản phẩm
Một trong các nguồn cung cấp quan trọng nhất của các ý tưởng quảng cáo là chính bản thân sản phẩm.
- Nếu sản phẩm là xe ô tô, hãy lái thử
- Nếu sản phẩm là xe đạp, hãy đi thử
- Nếu nó là bánh kẹo, hãy ăn thử
- Nếu nó là đồ uống, hãy uống thử
- Nếu là một cuốn sách, hãy đọc thử
- Nếu là một dịch vụ, hãy dùng thử
- Nếu sản phẩm là xe đạp, hãy đi thử
- Nếu nó là bánh kẹo, hãy ăn thử
- Nếu nó là đồ uống, hãy uống thử
- Nếu là một cuốn sách, hãy đọc thử
- Nếu là một dịch vụ, hãy dùng thử
Nếu bạn không thể lái thử xe ô tô, đi thử xe đạp hay dùng thử dịch vụ đó hãy tìm các bức ảnh của những người đang làm việc này. Các bức ảnh người ta đang sử dụng sản phẩm là những minh hoạ hiệu quả nhất bạn có thể dùng trong các quảng cáo. Hãy nhìn vào các bức ảnh và tưởng tượng ra bạn đang sử dụng sản phẩm đó hoặc đang dùng dịch vụ đó.
Bạn có thể tưởng tượng ra các bức ảnh của bạn ở trong đầu.
Một cách giải quyết khác là lấy từ nhà sản xuất các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm.
- Nó được sản xuất bằng những vật liệu gì?
- Được lắp ráp như thế nào?
- Có những đặc tính gì - chất lượng gì riêng biệt?
- Nó được trắc nghiệm độ tin cậy bằng cách nào?
- Được lắp ráp như thế nào?
- Có những đặc tính gì - chất lượng gì riêng biệt?
- Nó được trắc nghiệm độ tin cậy bằng cách nào?
Trong suốt quá trình nghiên cứu sản phẩm, bạn nên ghi lại các nhận xét. Viết ra mọi ý tưởng chợt đến trong đầu - những câu chào hàng, những từ "đắt". Viết ra cả các ý tưởng hay và các ý tưởng có vẻ hơi "lố lăng". Đừng thử thực hiện các ý tưởng khi vừa nghĩ ra. Không nên hãm dòng suy tưởng của bạn lại. Đôi khi một ý tưởng có vẻ "lố lăng" có thể được thuần hoá và sử dụng được.
7. Tham khảo các quảng cáo trước của sản phẩm đó
Sau khi nghiên cứu chính sản phẩm, bạn nên tham khảo lại các quảng cáo trước của sản phẩm đó. Các quảng cáo này bao gồm quảng cáo trên báo chí, gửi thư trực tiếp, quảng cáo trên phát thanh và truyền hình.
8. Nghiên cứu quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh
Trong khi nghiên cứu quảng cáo của các đối thủ, bạn thường phát hiện ra ba loại ý tưởng sau:
- Các ý tưởng mà bạn đã từng sử dụng
- Các ý tưởng không được áp dụng cho các sản phẩm của bạn
- Các ý tưởng bạn chưa từng nghĩ tớitới
- Các ý tưởng không được áp dụng cho các sản phẩm của bạn
- Các ý tưởng bạn chưa từng nghĩ tớitới
9. Nghiên cứu các nhận xét của khách hàng
Một cách để có được các nhận xét là tổ chức một cuộc thi có giải thưởng cho những là thư trả lời hay nhất câu hỏi "Tại sao tôi thích... (tên sản phẩm đó)?"
Hãy hoàn thành câu này bằng 25 từ hoặc ít hơn: Tôi thích (tên của sản phẩm) bởi vì: .....
10. Giải quyết vấn đề khách hàng tương lai
Đừng hỏi họ "Bạn thích gì ở sản phẩm này?" mà hãy hỏi "Bạn có vấn đề gì với sản phẩm này không?"
Ví dụ: Trước một cuộc điều tra đối với những người nuôi mèo, câu hỏi được nêu ra là: "Bạn muốn thức ăn cho mèo phải đạt tiêu chuẩn gì?". Các câu trả lời nhận được rất rõ ràng. Những người nuôi mèo muốn một sản phẩm mà mèo sẽ chịu ăn. Và một cuộc điều tra khác hỏi: "Bạn có vấn đề gì với thức ăn cho mèo không?". Câu trả lời thường gặp nhất là: "Thức ăn cho mèo có mùi khó chịu quá". Từ câu trả lời bày đã dẫn đến một chiến dịch quảng cáo rất hiệu quả cho một loại thức ăn cho mèo không có mùi.
Ý tưởng quảng cáo dựa trên các vẫn đề khách hàng gặp phải:
KEM DƯỠNG DA: "TÔI CẢM THẤY XẤU HỔ KHI MẶC ÁO CỘC TAY"
CLOROX: THUỐC TRỊ RÁM DA
CLOROX: THUỐC TRỊ RÁM DA
11. Bắt tiềm thức của bạn làm việc
Sau khi bạn đã nghiên cứu sản phẩm, tham khảo lại tất cả các quảng cáo trước và khai thác tất cả các nguồn ý tưởng quảng cáo khác, bạn nên quên tất cả đi rồi đi ngủ, đi xem phim, đọc sách, đi dạo. Tóm lại là lam việc khác một lúc. Thế rồi tự nhiên một giải pháp sẽ đến với bạn. Thậm chí một ý nghĩ chợt loé lên còn có thể nói cho bạn biết ý tưởng nào trong số những ý tưởng mà bạn đang cân nhắc là ý tưởng lớn.
12. "Biến hoá" trên một ý tưởng quảng cáo thành công
Sự "biến hoá" này có thể hiểu là: Thay đổi cách thể hiện, lặp lại với các cách thể hiển khác nhau của cùng một ý tưởng.
Một hãng bảo hiểm ô tô đã trắc nghiệm một số ý quảng cáo và nhận thấy rằng "tiết kiệm tiền" là ý tưởng hay nhất.
NẾU BẠN LÀ MỘT NGƯỜI LẠI XE CẨN THẬN
BẠN CÓ THỂ TIẾT KIỆM BẰNG BẢO HIỂM Ô TÔ
BẠN CÓ THỂ TIẾT KIỆM BẰNG BẢO HIỂM Ô TÔ
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾN SỰ LÁI XE CẨN THẬN CỦA BẠN THÀNH TIỀN
BẠN ĐÃ TIẾT KIỆM $89 VÀO BẢO HIỂM Ô TÔ CHƯA?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét