8.05.2016

7 Lý Do Bạn Thất Bại Trong 1 Chiến Dịch Seo

Hầu hết các chiến dịch SEO đang phải gánh chịu những thất bại bởi sự kỳ vọng quá cao, ngân sách quá thấp, các quyết định được thực hiện dựa trên những giả định thay vì dữ liệu thực tế và sự mong đợi của khách hàng bị hiểu sai.

Cho dù bạn đang quản lý chiến dịch của mình hay bạn đã thuê một SEO chuyên nghiệp thì hãy đặt ra 7 câu hỏi này để xác định nếu chiến dịch của bạn đi đúng hướng.

seo.jpg ​

1. Bạn có thiết lập các mục tiêu thực tế

Thiết lập mục tiêu không thực tế cho chiến dịch SEO của bạn chẳng hạn như thống trị Google và Bing cho mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp sẽ luôn dẫn đến thất bại. Thay vào đó, thiết lập mục tiêu thực tế cho chiến dịch của mình và từng bước thành công. Ví dụ, hầu hết các doanh nghiệp cung cấp nhiều sản phẩm hay dịch vụ. Nếu doanh nghiệp của bạn rơi vào trường hợp này, nó có thể khó khăn để đạt được thứ hạng top đầu cho tất cả mọi thứ bạn cung cấp. Với một chiến lược gia tăng, bạn có thể tối ưu hóa cho một sản phẩm hoặc dịch vụ và sau khi đã thành công, bạn hãy chuyển sang sản phẩm và dịch vụ tiếp theo.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng một chiến lược SEO thành công có thể được coi là không thành công chỉ vì những mục tiêu là hoàn toàn không thực tế.

2. Bạn có một Khung thời gian và ngân sách thực tế?

Đây là một trong những vấn đề lớn. Hầu hết các doanh nghiệp không có khung thời gian hoặc ngân sách thực tế cho các chiến dịch SEO của mình. Họ muốn có kết quả ngay lập tức và sẵn sàng thực hiện với sự đầu tư tối thiểu. Tham khảo ý kiến một SEO chuyên nghiệp và xác định khoảng thời gian và kinh phí sẽ dành cho loại hình kinh doanh. Khi ngành công nghiệp của bạn mang tính cạnh tranh, ngân sách và khung thời gian của bạn sẽ lớn hơn. Nếu bạn đi vào một chiến dịch SEO với một khoảng thời gian ngắn và không sẵn lòng để đưa ra những đầu tư cần thiết, rất có thể nó sẽ thất bại vì bạn không cho chuyên gia SEO của bạn thời gian cần thiết để kiểm tra và có những điều chỉnh cần thiết cho một chiến dịch thành công lâu dài.

3. Bạn đã lựa chọn các từ khóa đúng?

Việc tối ưu cho các từ khóa sai là phổ biến và thường là nguyên nhân của sự thất bại trong một chiến dịch SEO. Lý tưởng nhất là bạn thuê một tổ chức chuyên nghiệp để quản lý chiến dịch của bạn và họ sẽ chọn đúng từ khóa sau khi thực hiện nghiên cứu từ khóa. Tuy nhiên, nếu bạn đã chọn từ khóa của riêng bạn, dựa vào những gì bạn “nghĩ” rằng khách hàng của bạn đang tìm kiếm mà không thông qua việc kiểm định với dữ liệu thực tế thì rất có thể chiến dịch của bạn không sử dụng đúng các từ khóa.

Phân tích dữ liệu từ khóa bằng cách sử dụng một công cụ nghiên cứu từ khóa có uy tín và xem những từ khóa của bạn để chắc chắn rằng bạn đang tối ưu đúng cho các từ khóa.

4. Chiến dịch của bạn có cung cấp lưu lượng truy cập như mong đợi?

Nếu bạn đã thất bại trong việc chọn từ khóa thì bạn cũng sẽ gặp thất bại trong việc lưu lượng truy cập đến trang web của bạn không được như mong đợi. Một thử nghiệm nhanh để xác định nếu chiến dịch của bạn cung cấp lưu lượng truy cập hợp lệ là bạn nhìn vào tỷ lệ thoát của trang web đối với lưu lượng tìm kiếm tự nhiên. Nếu bạn đang nhìn thấy tỷ lệ thoát cao cho khách truy cập tự nhiên thì những gì họ đang tìm kiếm trên trang web của bạn là không phù hợp. Điều quan trọng là phải phân biệt tỷ lệ thoát của khách truy cập tự nhiên từ các loại khách truy cập (ví dụ, khách truy cập trực tiếp, khách truy cập giới thiệu…) do đó bạn có thể đưa ra quyết định dựa vào lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên của bạn. Nếu bạn có tỷ lệ thoát cao cho tất cả các loại khách truy cập thì điều này có nghĩa là bạn có thể gặp một vấn đề lớn hơn để giải quyết, chẳng hạn như trang web của bạn.

5. Bạn có một website chuyên nghiệp?

Một chiến dịch SEO thành công bắt đầu với một trang web chuyên nghiệp mà sẽ thu hút khách truy cập ghé thăm. Sự tham gia của khách truy cập là rất quan trọng cho sự thành công của chiến dịch, bởi vì sự tham gia là kết quả cuối cùng trong quá trình chuyển đổi, đó là cách hầu hết các doanh nghiệp đo lường sự thành công của chiến dịch. Việc thiếu một website chuyên nghiệp làm mất đi thương hiệu của bạn và do đó làm giảm sự tham gia và chuyển đổi.

Dưới đây là một số câu hỏi khi đánh giá trang web của bạn:

- Nó đã lỗi thời?
- Thiết kế chuyên nghiệp?
- Liệu nó có một cấu trúc điều hướng trực quan?
- Nó có thân thiện trên máy tính để bàn, máy tính bảng và điện thoại thông minh?
- Bạn nhận được phản hồi tích cực hay tiêu cực về nó từ khách hàng hiện tại?

6. Bạn đang viết nội dung mà khách hàng của bạn quan tâm?

Thiếu sự tham gia của người truy cập và thiếu kết quả chuyển đổi cũng có thể là do việc cung cấp nội dung mà không trả lời câu hỏi khách hàng tiềm năng. Bạn đừng viết nội dung đơn giản để thu hút công cụ tìm kiếm mà hãy viết nội dung để trả lời câu hỏi của khách hàng của bạn. Khách hàng tiềm năng sẽ đánh giá cao điều này và nhiều khả năng sẽ trở thành khách hàng trả tiền.

7. Bạn có đang theo dõi dữ liệu và thực hiện cải tiến nó?

Việc theo dõi dữ liệu và cải tiến khi cần thiết là rất quan trọng để một chiến lược SEO thành công lâu dài. Điều này thường có thể dẫn đến thay đổi nhỏ giúp cải thiện các chiến dịch theo thời gian hoặc điều chỉnh đáng kể như cải tạo toàn bộ một chiến lược nội dung hoặc thậm chí thiết kế lại một website.

Nó sẽ là một sai lầm nếu chỉ đơn giản là đo lường kết quả của một chiến lược SEO dựa trên một điểm dữ liệu chẳng hạn như bảng xếp hạng hay các cuộc gọi điện thoại. Bạn nên xem xét tất cả các dữ liệu chung và hiểu cách xếp hạng góp phần vào tăng lưu lượng truy cập và lưu lượng truy cập đó tạo ra các chuyển đổi. Nếu bạn nhìn vào tất cả các điểm dữ liệu như là một hệ thống làm việc cùng nhau, nó sẽ dễ dàng hơn để tìm và sửa chữa những thiếu sót. Ví dụ, nếu bảng xếp hạng và lưu lượng truy cập tốt nhưng chuyển đổi đang thiếu thì điều này có thể là do dựa lựa chọn từ khóa thấp, một trang web được thiết kế kém hoặc có một số yếu tố khác có thể làm thay đổi toàn bộ chiến dịch.

Kết luận

Hầu hết các chiến dịch SEO bị thất bại nhưng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ biết bạn đang thiếu gì và cần phải tập trung vào đâu. Chúc bạn thành công.

Nguồn thegioiseo.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét