Để trở thành nhà đầu tư lão luyện
LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ CỦA NGƯỜI BỐ GIÀU
Để trở thành nhà đầu tư lão luyện
LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ CỦA NGƯỜI BỐ GIÀU
Cách đây nhiều năm tôi hỏi người bố giàu, ‘Bố sẽ khuyên gì với một người đầu tư trung bình?’ Người đáp, ‘Đừng trung bình.’
QUY TẮC TIỀN BẠC 90/10
Hầu hết chúng ta đều biết quy luật 80/20. Tức là, 80% thành công của chúng ta được tạo ra từ 20% những cố gắng của mình. Quy tắc này do một nhà kinh tế học người Ý sáng lập vào năm 1897 – ông Vilfredo Pareto, và được gọi là Quy tắc về sự cố gắng tối thiểu.
Người bố giàu đồng ý với quy tắc đó về sự thành công đạt được trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ lĩnh vực tiền bạc. Khi đề cập đến tiền bạc, người tin vào quy tắc 90/10. Người nhận xét chỉ có 10% dân số chiếm đến 90% số tiền. Người chỉ ra trong thế giới điện ảnh, 10% các diễn viên kiếm được tới 90% tìên bạc. Thực tế đó cũng xảy ra trong môi trường thể thao, thế giới nghệ sỹ, thế giới các nhà đầu tư - Điều đó giải thích tại sao mà người khuyên, ‘Đừng trung bình’. Một bài báo mới đây đăng trên tạp trí Wall Stress đã chứng chứng minh điều nhận xét của Người. Bài báo đó cho thấy 90% cổ phiếu ở Mỹ chỉ do 10% dân số Mỹ sở hữu.
Quyển sách này sẽ giải thích cách làm thế nào các nhà đầu tư chiếm 10% dân số lại sở hữu đến 90% của cải xã hội và làm thế nào bạn có thể đạt được điều đó.
BẠN SẼ HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ QUYỂN SÁCH NÀY.
Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) định nghĩa một nhà đầu tư đủ điều kiện như sau:
1. Người có thu nhập hàng năm từ 2000.000 đô trở lên; hoặc
2. Người ấy và vợ chồng người ấy có tổng thu nhập hàng năm từ 300.000 đô trở lên; hoặc
3. Người ấy có tài sản giá trị thực từ 1 triệu đô trở lên
SEC đã đưa ra các quy định đòi hỏi nhằm bảo vệ một nhà đầu tư trung bình trước những khoản đầu tư có nhiều rủi ro và tệ hại nhất trong giới đầu tư. Vấn đề này lại phát sinh ở chỗ những đòi hỏi này cũng đồng thời ngăn cản một nhà đầu tư trung bình không có cơ hội tiếp cận những khoản đầu tư hời nhất trên thế giới. Và đó chính là lý do tại sao mà người bố giàu đã đưa ra lời khuyên cho một nhà đầu tư bình thường, ‘Đừng trung bình’.
KHỞI SỰ TỪ TAY TRẮNG.
Quyển sách này bắt đầu với thời điểm cột mốc vào năm 1973 – lúc đó tôi từ Việt Nam trở về. Điều đó, cũng có nghĩa là trong vòng một năm tới, tôi sẽ thất nghiệp, không có tiền và không có tài sản gì cả. Do đó, quyển sách này bắt đầu từ điểm cột mốc – cột mốc mà nhiều người bạn sẽ đồng cảm khi lập lên sự nghiệp cho chính mình từ đôi bàn tay trắng.
Viết lên quyển sách này thật là một thử thách đối với tôi. Tôi đã viết đi viết lại tới 4 lần quyển sách này. Khi tôi viết xong bản thảo đầu tiên, chính cô Sharon Lechter - đồng tác giả, đã nhắc tôi nhớ lại nguyên tắc 90/10 về tiền bạc. Cố ấy nói: ‘tôi tin rằng không quá 3% dân số có mức tối thiểu đủ để nhận là nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đối với riêng bản thân tôi, cột mốc khởi đầu là năm 1973 khi mà trong tay tôi không hề có một của cải nào. Những gì tôi có lúc ấy chỉ là những lời khuyên của người bố giàu và một giấc mơ làm giàu, một ước nguyện trở thành một nhà đầu tư đủ điều kiện để có thể tham gia vào những cuộc chơi lớn trong thế giới người giàu - những cuộc chơi mà mọi người chưa từng nghe đến, chưa từng được đề cập đến những trang báo tài chính, thậm chí chưa từng được các nhà môi giới đầu tư giới thiệu ‘bán lẻ’ ra công chúng.
Như vậy, dù cho bạn có nhiều tiền hay không để đầu tư đi nữa,. cho dù bạn hiểu biết như thế nào về đầu tư, quyển sách này cũng sẽ có ích cho bạn. Nội dung cuốn sách này sẽ trình bày thật đơn giản về một đề tài phức tạp. Và nhất là quyển sách này nhằm đến những người thích thú trở thành một nhà đầu tư hiểu biết cho dù họ có bao nhiêu tiền trong tay đi chăng nữa.
Và bất cứ ai đọc “Dạy con làm giàu” đều biết, những gì mà tôi và Sharon yêu cầu bạn là một ý chí mong muốn học hỏi và thái độ tiếp thu cởi mở.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỪNG TRUNG BÌNH
Khi đề cập đến chứng khoán, quy luật 90/10 về tiền bạc vẫn giữ nguyên giá trị.
Về mặt cá nhân, tôi rất quan tâm đến thực tế này bởi vì ngày càng có nhiều hộ gia đình dựa vào các khoản đầu tư làm nguốn thi nhập chủ yếu cho tương lai. Vấn đề ở chỗ, trong khi càng nhiều người trở thành nhà đầu tư thì có rất ít người hiểu biết về đầu tư. Chuyện gì sẽ xảy ra đối với những người này.
Ý định của tôi khi viết quyển sách này là để giúp các bạn tìm ra những giải đáp cho những câu hỏi đại loại như thế. Và giả như các bạn không thoả mãn với giải đáp ấy, quyển sách vẫn có thể tiếp thêm nguốn hứng khởi để giúp bạn đào sâu thêm và khám phá ra những phương cách có thể áp dụng trong đời bạn. Cách đây hơn 40 năm, điều quan trọng nhất là người bố giàu đã để lại cho tôi chính là sự khơi dậy tính hiếu kỳ trong tôi về đề tài đầu tư. Tôi nhận thấy người bố giàu đã có một sức mạnh mà bố tôi không hề có, và tôi cũng muốn chính mình chiếm hữu được sức mạnh kỳ diệu đó.
Tôi nhận ra rằng không phải đồng tiền đã làm cho người bố giàu trở thành một nhà đầu tư giàu có cách suy nghĩ và logic hoàn toàn đối lập với bố tôi. Tôi nhận ra rằng người bố giàu có cách suy nghĩ hoàn toàn đối lập với bố tôi. Tôi nhận ra mình phải hiểu cho được kiểu suy nghĩ của người bố giàu nếu như tôi muốn có được trong tay những sức mạnh mà người đang có.
Tôi tò mò. Và chính sự tò mò cũng như nối khát khao muốn làm chủ sức mạnh của người bố giàu, còn được gọi là kiến thức và khả năng đã mở ra cho tôi một chân trời mới trên con đường học hỏi và tìm kiếm.
CÂU TRẢ LỜI CỦA NGƯỜI BỐ GIÀU
Cuối cũng, tôi cũng thu hết lòng can đảm của một đứa nhỏ 12 tuổi hỏi người bố giàu, ‘Bố làm thể nào mà mua được 10 mẫu đất đắt tiền đó trong khi bố con không thể nào mua nổi?’ người choàng tay qua vai tôi, chậm chạp bước tới và giải thích cho tôi nghe những điều cơ bản về tiền bạc và nhà đầu tư. “Ta cũng không mua nổi nó con à, mà chính sự nghiệp kinh doanh của ta đã mua nó giùm ta.”
Cách đây vài năm, tôi dạy một lớp học đầu tư dài 3 ngày tại Sydney , Úc. Hết một ngày rưỡi đầu, tôi tập trung thảo luận về những thủ thuật và chiến lược xây dựng kinh doanh. Một thành viên trong lớp hết chịu nổi đã chất vấn tôi, “Tôi bỏ tiền đến đây cốt để học cách đầu tư. Sao ông lại phí qúa nhiều thời gian về việc kinh doanh đến thế?”
Tôi trả lời, “Có hai lý do. Lý do thứ nhất là vì trước sau gì chúng ta đều đầu tư vào việc kinh doanh. Nếu anh đầu tư vào cổ phiếu, tức là anh đang đầu tư vào việc kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu anh ta mua một miếng đất để đầu tư cho thuê, miếng địa ốc đó chính là một việc kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu anh ta mua một miếng đất để đầu tư cho thuê, miếng địa ốc đó chính là một việc kinh doanh. Nếu anh ta mua trái phiếu, anh cũng đang đầu tư vào kinh doanh. Do đó để trở thành một nhà đầu tư giỏi, trước hết anh phải cần giỏi về kinh doanh. Lý do thứ hai là vì cách đầu tư tốt nhất chính là sử dụng việc đầu tư cho mình. Cách nhà đầu tư dở nhất là cách đầu tư cho một cá nhân đơn độc. Một nhà đầu tư trung bình biết rất ít về kinh doanh và thường đầu tư đơn lẻ. Chính vì thế tôi đã bỏ ra nhiều thời gian nói về đề tài này trong khoá học đầu tư các bạn ạ”.
Và cũng thế, quyển sách này sẽ đề cập đến các đề tài xây dựng kinh doanh cũng như cách phân tích một doanh nghiệp. Phần còn lại sẽ đầu tư thông qua việc kinh doanh cũng như cách phân tích một doanh nghiệp. Cách đây 40 năm, người bố giàu đã nói, “Ta không mua nổi miếng đất đó, mà chính sự nghiệp kinh doanh của ta đã mua nó”. Nói cách khác, quy tắc của người bố giàu chính là “Lấy việc kinh doanh mua đầu tư cho chính mình”. Hầu hết mọi người đều không giàu là vì họ chỉ biết đầu tư cá nhân với tư cách cá nhân riêng lẻ, chứ không phải với tư cách chủ doanh nghiệp. Qua quyển sách này, bạn sẽ thấy tại sao 10% dân số chiếm 90% tiền bạc. Từ đó quyển sách sẽ chỉ cách làm thế nào bạn có thể thực hiện được giống như thế.
Ngay sau đó, vị tham dự đó đã vỡ lẽ ra tại sao tôi dành nhiều thời gian về kinh doanh. Cuối khoá học, cả lớp bắt đầu nhận ra rằng những nhà tỷ phú trên thế giới không mua các khoản đầu tư mà tự mình tạo ra chúng. Hiện tượng nhiều thanh niên chưa quá 30 tuổi đã trở thành tỷ phú không phải là do những thanh niên ấy đi mua các khoản đầu tư, mà chính họ đã tạo ra cơ hội đầu tư cho hàng triệu người khác đầu tư vào.
Gần như mỗi ngày tôi đều nghe có người nói, “Tôi có một ý tưởng sản phẩm mới có thể làm ra hàng triệu đô.” Đáng tiếc thay, hầu như những ý tưởng sáng tạo đó không bao giờ thành những tài sản đồ sộ cả. Phân nửa quyển sách này sẽ tập trung làm thế nào các nhà tỷ phú đã biến những ý tưởng của mình thành những khoản đầu tư giá hàng triệu, hàng tỷ đô mời gọi các nhà đầu tư khác. Do đó, nếu bạn từng cho rằng suy nghĩ có thể giúp cho mình giàu có, thậm chí có thể đưa bạn thành hội viên của câu lạc bộ những người giàu 90/10 đó, tôi xin tặng bạn nửa quyển sách này.
MUA, GIỮ VÀ CẦU NGUYỆN
Trong nhiều năm, người bố giàu đã chỉ cho tôi thấy đầu tư có ý nghĩa khác nhau đối với những hạng người khác nhau. Ngày nay tôi thường nghe mọi người nói câu như:
- “Tôi vừa mới mua 500 cỏ phiếu của công ty XYZ với giá 5 đô một cổ phiếu. Sau đó, giá cổ phiếu tăng lên 15 đô và tôi bán ra, kiếm đưcợ 5.000 đô trong vòng không đầy một tuần.”
- “Vợ chồng tôi mua lại những căn nhà cũ, sửa lại và sau đó bán đi kiếm được lời.”
- “Tôi mua bán hợp đồng hàng hoá bán trước giao sau.”
- “Tôi có hơn 1 triệu đô la trong tài khoản hưu trí. ”
- “Chẳng có gì an toàn hơn bỏ tiền vào ngân hàng.”
- “Tôi có một danh mục đầu tư đa dạng hóa.”
- “Tôi đầu tư có quan điểm dài hạn.”
Trong khi những câu nói trên phản ánh những loại sản phẩm và những kiểu đầu tư khác nhau, người bố giàu đã không đầu tư như vậy. Mà thay vào đó, Người nói, “Hầu hết mọi người không phải là nhà đầu tư mà chỉ là kẻ tích luỹ cơ hội hoặc cờ bạc. Hầu hết mọi người đều mang cùng một hội chứng “mua - giữ - và cầu nguyện cho giá tăng.” Họ sống chập chờn trong hy vọng thị trường sẽ đi lên và sợ hãi khi thị trường đi xuống hoặc sụp đổ. Một nhà đầu tư chính nghĩa đều kiếm được tiền bất kể thị trường đi lên hay đi xuống, bất kể họ thằng hay thua, và họ đều chơi cả ‘ngắn’ lẫn ‘dài’. Người đầu tư trung bình không biết làm thế, cà cũng chính vì thế mà hầu hết những nhà đầu tư trung bình đó đều thuộc về nhóm 90% chỉ kiếm được 10% tiền bạc. ”
KHÔNG PHẢI LÀ MUA, GIỮ VÀ CẦU NGUYỆN
Đầu tư đối với người bố giàu không phải là việc mua, giữ và cầu nguyện đơn thuần. Quyển sách này sẽ đề cập đến đề tài sau:
1. 10 kỹ năng kiểm soát của nhà đầu tư: Nhiều người cho rằng đầu tư là rủi ro, người bố giàu lại nói, “Đầu tư không rủi ro, mà không kiểm soát được nó mới chính là một rủi ro.” 10 kỹ năng kiểm soát được trình bày trong quyển sách này sẽ giúp các bạn có thể giảm mức rủi ro và tăng lợi nhuận.
2. Kế hoạch của người bố giàu gồm 4 giai đoạn đã hướng dẫn tôi từ chỗ không có một đồng tiền trong túi đến chỗ đầu tư với lượng tiền mặt dư dả. Giai đoạn đầu tiên chuẩn bị tinh thần để trở thành một nhà đầu tư. Đối với mọi người, đây là giai đoạn nghe có vẻ đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng trong việc đầu tư một cách tự tin.
3. Các luật thuế khác nhau áp dụng cho các nhà đầu tư khác nhau. Trong quyển Dạy Con Làm Giàu tập 2, tôi đã phác hoạ chân dung bốn nhóm người trong thế giới tiền bạc. Đó là:
L: Nhóm người làm công;
T: Nhóm người làm tư;
C: Nhóm người làm chủ doanh nghiệp;
Đ: Nhóm đầu tư.
Nói cách khác, lý do thứ hai của thực tế 90/10 là chỉ có nhóm người 10% biết cách đầu tư từ bốn nhóm khác nhau để có thể tận dụng các ưu đãi về thuế khác nhau. Trong khi đó, một nhà đầu tư trung bình thông thường chỉ biết đầu tư vào một nhóm.
4. Tại sao làm thế nào một nhà đầu tư thực sự vẫn có thể kiếm tiền bất kể thị trường lên xuống hay sụp đổ.
5. Sự khác nhau giữa các nhà đầu tư chứng khoán theo trường phái nền tảng và trường phái kỹ thuật.
6. Trong tập 2, tôi đã phân tích sáu cấp bậc đầu tư. Quyển sách này sẽ bắt đầu từ hai bậc đầu tư cuối cùng và chia chi tiết hai bậc này ra thành các nhóm:
Nhà đầu tư đủ điều kiện
Nhà đầu tư chuyên môn
Nhà đầu tư lão luyện
Nhà đầu tư nội bộ
Nhà đầu tư thực sự
Khi đọc hết quyển sách này, bạn sẽ biết được những kỹ năng và kiến thức cần đối với mỗi nhóm đầu tư khác nhau.
7. Nhiều người nói, “Khi kiếm được tiền, tôi sẽ không còn gặp khó khăn về tiền bạc nữa.” Thế nhưng họ không nhận thấy rằng có quá nhiều tiền cũng tệ hại như không có tiền. Trong quyển sách này, bạn sẽ nhận biết sự khác nhau giữa hai vấn đề khó khăn về tiền bạc: không có tiền hoặc có quá nhiều tiền.
Một trong nhiều nguyên nhân khiến cho rất nhiều người vẫn trở lên túng quẫn sau khi chiếm được nhiều tiền là bởi vì họ không biết cách giải quyết vấn đề nhiều tiền. Quyển sách này không chỉ cho bạn cách kiếm tiền mà chỉ bạn cách kiếm tiền mà cả cách giữ chúng. Như người bố giàu của tôi đã từng nói, “Có nghĩa lý gì khi con kiếm được nhiều tiền rồi để mất hết?”
Một người bạn môi giới từng tâm sự với tôi, “Người đầu trung bình không kiếm ra tiền trên thị trường. Không nhất thiết họ bị lỗ, mà chỉ là họ không kiếm được nhiều tiền mà thôi. Tớ chứng kiến khối người kiếm lời trong năm nay nhưng năm sau lại mất hết. ”
8. Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn một nhà đầu tư đủ điều kiện. Người bố giàu nói, “Tìên chỉ là một ý tưởng con ạ. Làm sao con có thể giàu được nếu con cứ cho rằng 200.000 USD là một số tiền lớn? Nếu con muốn trở thành một nhà đầu tư giàu có, con phải nhìn thấy số tiền 200.000 đô đó chỉ là một hột muối bỏ biển” Và điều đó giải thích tại sao phần 1 của quyển sách này hết sức quan trọng.
ĐIỀU GÌ LÀM MỘT NHÀ ĐẦU TƯ THUỘC NHÓM 90/10 KHÁC BIỆT?
Một trong những khía cạnh chủ chốt nhất của quyển sách này chính là sự khác nhau cơ bản về cách suy nghĩ giữa một nhà đầu tư 90/10 và một người đầu tư trung bình. người bố giàu thướng nói, “Nếu con muốn giàu, hãy tìm hiểu xem những gì mà người khác làm và hãy làm ngược lại.” Khi đọc quyển sách, bạn sẽ thấy giữa nhóm người giàu 90/10 và những người khác không có sự khác biệt về các phương tiện đầu tư, mà chỉ khác biệt ở lối suy nghĩ và lập luận. Tôi xin đưa ra vài ví dụ:
1. Hầu hết những người đầu tư thường nói, “Đừng chấp nhận rủi ro” Nhà đầu tư giàu có muốn chấp nhận rủi ro.
2. Hầu hết những người đầu tư thường “đa dạng hoá”, trong khi nhà đầu tư giàu có lại tập trung.
3. Người đầu tư trung bình cố giảm nợ càng nhiều càng tốt, trong khi nhà đầu tư giàu có biết tăng nợ có lợi cho mình.
4. Người đầu tư trung bình cố giảm nợ càng nhiều càng tốt, trong khi đó người đầu tư giàu biết cách tăng chi phí làm cho mình giàu hơn.
5. Người đầu tư trung bình có việc làm. Nhà đầu tư giàu có tạo ra việc làm.
6. Người đầu tư trung bình làm việc cực nhọc. Nhà đầu tư làm việc ít hơn mà vẫn có nhiều tiền.
MẶT BÊN KIA CỦA ĐỐNG TIỀN
Như vậy, điều quan trọng khi đọc quyển sách này là bạn cố gắng nhận biết những suy nghĩ của mình khi nào hoàn toàn mâu thuẫn và đối chọi với những tư tưởng hướng dẫn của người bố giàu. Người nói, “Một trong những lý do khiến cho ít người trở lên giàu có là vì mọi người thường bị kẹt vào một lối mòn suy nghĩ. Họ cho rằng chỉ có một cách suy nghĩ hay làm một điều gì đó theo một cách thông thướng nào đó. Trong khi người đầu tư trung bình suy nghĩ, “Hãy chơi an toàn và đừng chấp nhận rủi ro,” nhà đầu tư giàu có phải suy nghĩ làm thế nào cải thiện những kỹ năng của mình để có thể chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Đó chính là cách suy nghĩ “ở cả hai mặt của đồng tiền.” Nhà đầu tư giàu có thường suy nghĩ linh hoạt và sáng tạo hơn người đầu tư trung bình rất nhiều. Chẳng hạn, trong khi cả hai đều nghĩ về vấn đề an toàn, nhà đầu tư giàu có cũng đồng thời nghĩ cách làm thế nào có thể giám chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Đối với nợ, nhà đầu tư giàu lại nghĩ cả cách tăng nợ. Khi người đầu tư trung bình luôn sống trong nỗi sợ thị trường bị khủng hoảng, nhà đầu tư giàu có lại chờ đợi có khủng hoảng. Những điều đó nghe có vẻ vô lý đối với một người đầu tư trung bình, nhưng chính những kiểu suy nghĩ nghe ‘vô lý’ lại làm giàu cho nhà đầu tư giàu có.”
Khi bạn đọc quyển sách này, hãy luôn ý thức sự đối lập khác nhau trong suy nghĩ lập luận giữa người đầu tư trung bình và nhà đầu tư giàu có. Như người bố giàu đã nói, “Nhà đầu tư giàu có luôn ý thức rõ về hai mặt của mỗi đồng tiền. Trong khi đó, người đầu tư trung bình chỉ chăm lo nhìn có một mặt của đồng tiền mà người đầu tư trung bình không thấy đã kìm hãm họ không bao giờ giàu lên được, trong khi nhờ nó mà người kia lại càng giàu hơn.” Phần thứ hai của quyển sách này sẽ đề cập đến ‘mặt bên kia của đồng tiền.’
BẠN CÓ MUỐN VƯỢT HƠN CẤP BẬC ĐẦU TƯ TRUNG BÌNH KHÔNG?
Quyển sách này không chỉ nói về đầu tư, những mách nước, hay những bí quyết làm giàu. Một trong những mục đích của chúng tôi là tạo ra cơ hội cho bạn có được một cách nhìn khác về đầu tư. Bốn mươi năm trước đây, tôi đã nhận thấy sự khác nhau giữa người bố giàu và người bố giàu còn sâu sắc hơn cả số tiền mà mỗi người bố có để đầu tư. Sự khác nhau đó chính là sự khao khát mãnh liệt vượt xa hơn cấp bậc đầu tư trung bình. Nếu bạn có niềm khát khao đam mê đó, vậy xin mời bạn đọc tiếp quyển sách này.
PHẦN 1 BẠN CÓ SẴN SÀNG TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ CHƯA?
Chương 1 Con nên đầu tư vào đâu?
Vào năm 1973, tôi từ Việt Nam trở về nhà. Sau khi ổn định chỗ ở tại căn cứ không quân, tôi gọi điện cho Mike và hẹn gặp ăn trưa tại nhà anh với bố của anh, mà tôi gọi là người bố giàu. Khi chiếc xe limousine của Mike đến đón tôi tại khu căn cứ xám xịt, tôi liền nhận ra ngay có biết bao nhiêu thay đổi đã xảy ra giữa hai đứa chúng tôi kể từ ngày tốt nghiệp trung học năm 1965.
“Chúc mừng cậu đã trở về”, Mike nói khi tôi bước vào phòng khách trong căn nhà lộng lẫy bằng đá hoa cương. Anh cười rạng rỡ, trong tay ẵm đứa trẻ bảy tháng tuổi, nói: “Tôi thật mình đã trở về nguyên vẹn.”
“Mình cũng vậy,” tôi đã trả lời khi nhìn ra bờ biển Thái Bình Dương xanh thẳm với bãi cát trắng mịn trước nhà. Ngôi nhà thật tuyệt vời. Đó là một biệt thự một tầng với nét kiến trúc hài hoà giữa phong cách Hawaii hiện đại và cổ xưa. Trong nhà trải toàn thảm Ba Tư cùng với những chậu cây xanh tươi, mượt mà. Ngôi nhà hình chữ U, với một hồ bơi to lớn lọt thỏm ở giữa và hướng ra phía biển lộng gió.
“Con mình nè, nó tên James,” Mike nói
“Ồ,” tôi giật mình. Có lẽ tôi đã há hốc mồm khi bị cuốn hút vào vẻ tráng lệ của ngôi nhà. “Con cậu trông kháu ra phết,” tôi máy móc trả lời, nhìn ngắm đứa bé sơ sinh. Và khi tôi đứng đó mỉm cười , đứa bé đang trố mắt nhìn lại tôi, đấu óc tôi vẫn bị quay cuống bởi những thay đổi to tát trong tám năm qua. Tôi sống trong một căn cứ quân sự cũ kỹ và nghiêm khắc, chia phòng với ba thành viên khác bê bết và cẩu thả, còn Mike thì sống trong một ngôi nhà trị giá hàng triệu đô với một tổ ấm thật tuyệt vời.
Sau khi dùng cơm trưa, người bố giàu lên tiếng: “Như con thấy đó, Mike đã làm xuất sắc việc đầu tư các khoản lời kiếm được từ kinh doanh. Trong hai năm qua, nó đã kiếm được số tiền lớn hơn số tiền mà ta kiếm được trong 20 năm qua. Kiếm được một triệu đô đầu tiên bao giờ cũng là việc khó khăn nhất.”
“Thế công việc kinh doanh tốt đẹp chứ?” tôi hỏi, khích lệ cả hai người chia sẻ những kinh nghiệm làm thế nào mà tài sản tăng vọt đến thế.
“Công việc kinh doanh thật tuyệt vời,” người bố giàu nói. “Những chiếc máy bay Boeing 747 đới mới không ngừng rước du khách đi khắp nơi trên thế giới đến Hawaii , làm cho việc kinh doanh cứ phát triển liên tục. Nhưng thành công thực sự của chúng ta lại chủ yếu đến từ đầu tư. Và Mike đang quản lý các khoản đầu tư đó.”
“Chúc mừng cậu,” tôi nói. “Cậu thật là cừ.”
“Cám ơn cậu,” Mike nói. “Nhưng không hoàn toàn do mình cả đâu, mà đó chính là nhờ công sức đầu tư của bố mình đấy. Mình chỉ thực hành chính xác theo những gì mà bố đã dạy cho tụi mình về kinh doanh và đầu tư trong những năm tháng trước đây.”
“Bây giờ cậu đã gặt hái thành quả rồi còn gì,” tôi nói. “Mình không thể nào ngờ cậu sống ở đây trong khu giàu nhất của thành phố. Cậu còn nhớ tụi mình là người là những đứa trẻ nghèo vừa ôm những tấm lướt sóng ở ngoài biển không?”
Mike cười. “Nhớ chứ. Tớ còn nhớ mấy lão nhà giàu keo kiệt không cho bọn nhóc tụi mình lướt sóng trong khu bờ biển của họ. Bây giờ thì đến lượt mình lại y như vậy. Có ai ngờ tụi mình lại trở lên…”
Mike đột ngột khi nhận ra mình lỡ lời. Anh nhận ra rằng trong khi anh đang ở đây, tôi vẫn sống bên kia quần đảo trong những căn cứ buồn tẻ xám xịt.
“Mình xin lỗi,” anh nói. “Mình… không có ý…”
“Có gì mà xin lỗi,” tôi nhăn nhó cười. “Tớ rất mừng cho cậu . tớ mừng khi nhìn thấy cậu giàu có và thành công đến như thế. Cậu rất xứng đáng bởi vì cậu đã tốn nhiều thời gian học cách điều hành kinh doanh. Còn mình sẽ rời quân đội trong vài năm nữa ngay sau khi hết hạn quân ngũ.”
Cảm thấy có sự căng thẳng giữa Mike và tôi, người bố giàu vội nói chen vào. “Nó đã làm công việc đó tốt hơn ta. Ta rất tự hào về Mike và vợ nó. Còn bây giờ, chiến tranh đã kết thúc và con trở về. Đã đến lượt con rồi đó Robert.”
CON CÓ THÊ ĐẦU TƯ VỚI BỐ VÀ MIKE ĐƯỢC KHÔNG?
“Con muốn đầu tư với bố và Mike,” tôi nôn nóng đáp. “Trong thời gian ở Việt Nam , con có thể giành được 30 nghìn đô và con muốn dùng số tiền này đầu tư thay vì tiêu hết. Con có thể đầu tư với bố và Mike được không?”
“Ta sẽ giới thiệu với con một nhà môi giới giỏi,” người bố giàu nói. “Ta chắc chắn ông ta sẽ tư vấn hữu ích cho con, thậm chí ông ta sẽ cho con một hai mách nước có hời.”
“Không, không,” tôi nói. “Con muốn đầu tư vào những thứ mà bố đang đầu tư cơ. Thôi mà bố. Bố biết con thân với cả hai người từ biết bao lâu rồi. Con không muốn gặp tay môi giới đó đâu.”
Căn phòng yên lặng khi tôi đợi bố và Mike trả lời.
Cuối cùng tôi lên tiếng, “Con nói điều gì sai à?”
“Không đâu,” Mike nói. “Tớ và bố đang đầu tư vào một dư án rất hấp dẫn, nhưng tớ nghĩ tốt nhất cậu nên lạc với người môi giới của chúng ta và bắt đầu với anh ta.”
Sự yên lặng bao trùm cả căn phòng, chỉ còn lại tiếng lách tách chén đĩa khi người giúp việc dọn bàn ăn. Vợ của Mike xin lỗi mọi người và ẵm đứa bé lên phòng ngủ, nhường lại căn phòng cho ba người chúng tôi.
“Con không hiểu,” tôi nói. “Trong những năm tháng trước đây con đã làm việc kinh doanh cùng hai người. Con đã làm việc và đổi lấy hầu như không gì cả. Con vào đại học theo ý của bố. Giờ đây, khi con bắt đầu lớn tuổi và chỉ còn một vài đồng để đầu tư, bố lại ngại ngùng khi con muốn đầu tư với bố. Con thực sự không hiểu. Tại sao lại thế hả bố? Tại sao lại lạnh lùng đến thế? Chẳng lẽ bố muốn gạt con ra ngoài à? Chẳng nhẽ bố lại không muốn con giàu như Mike và bố?”
“Không phải bố và tớ lạnh lùng với cậu,” Mike nói. “Và cũng không phải bố và tớ muốn gạt cậu ra ngoài hay không muốn cậu giàu có. Chỉ có điều mọi thứ bây giờ đã khác.’
Người bố im nặng gật đầu
“Ta rất muốn con đầu tư với chúng ta,” cuối cùng ông lên tiếng. “Nhưng làm như thế sẽ vi phạm pháp luật.”
“Vi phạm pháp luật à?” Tôi thốt lên không tin nổi. “Thế cả hai người đang làm gì bất hợp pháp à?’
“Không phải,” người bố giàu mỏm cười khúc khích. “Ta không bao giờ làm một điều gì đó trái pháp luật cả. Có nhiều cách làm giàu hợp pháp dễ dàng hơn là mạo hiểm đi tù vì phạm luật con à.”
“Và cũng bởi vì bọn mình không muốn phạm luật, cho nên tớ mới nói là nếu cho cậu đầu tư thì bọn mình sẽ vi phạm luật pháp,” Mike nói.
“Đối với Mike và ta, đầu tư vào những dự án đó sẽ không phạm luật. Nhưng đối với con thì bất hợp pháp,” người bố giàu cố tóm gọn vấn đề.
“Tại sao?” tôi hỏi.
“Bởi vì cậu không giàu,” Mike nhẹ nhàng nói. “Những dự án đầu tư đó chỉ giành cho người giàu mà thôi.”
Câu nói của Mike như con dao đâm xuyên qua người tôi. Là bạn thân của anh nên tôi thừa biết anh phải khó khăn lắm với nói những lời như thế đối với tôi. Những câu nói của anh càng nhẹ nhàng bằng nào thì càng làm tổn thương trái tim tôi từng ấy. Tôi bắt đầu có khoảng cách giữa tôi và anh. Trong khi bố của tôi và bố của anh lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng anh và người bố giàu trở lên giàu có không ngừng. Còn tôi và bố tôi vẫn bị kẹt phía bên kia của vòng đời. Tôi và Mike mới có 25 tuổi, nhưng Mike đã đi trước tôi đến 25 năm tài chính. Người bố ruột của tôi đã bị thất nghiệp và phải làm lại từ đầu từ tuổi 52, còn tôi thì thậm chí chưa làm được việc gì cả.
“Con có sao không?” người bố giàu ân cần hỏi.
“Con không sao đâu bố,” tôi trả lời và cố che giấu nỗi đau sâu thẳm trong lòng xuất phát từ mặc cảm tội nghiệp cho gia đình của chúng tôi. Con vừa mới suy nghĩ và đang dò tìm linh hồn của mình bố ạ,” tôi cố gắng mở một nụ cười gượng gạo.
“Như vậy là con không thể đầu tư với bố và Mike bởi vì con không giàu,” tôi cuối cùng lên tiếng và sau khi đã đối diện trở lại thực tế trước mắt. “Và nếu như con đầu tư vào những dự án mà bố đang đầu tư, điều đó sẽ vi phạm pháp luật?”
Mike và người bố gật đầu. “Trong một số trường hợp nhất định nào đó,” Mike thêm vào.
“Thế ai dựng lên đạo luật đó,’ tôi hỏi.
“Chính phủ liên bang,” Mike nói
“Là SEC đấy,” người bố trả lời
“SEC à? SEC là gì vậy?” tôi hỏi.
“Là tên viết tắt của Uỷ ban Giao dịch chứng khoán, ” ông trả lời. “ Uỷ ban đó ra đời từ những năm 30 theo chỉ thị của Joseph Kenedy, cha cố của tổng thống John Kenedy.”
“Tại sao phải lập ra nó?” tôi hỏi
Ông cười và nói: “Nó thành lập để bảo vệ công chúng trước những tên môi giới, chủ kinh doanh và người đầu tư bất lương con ạ.”
“Vậy tại sao bố cười? Đó là một việc tốt đáng làm chứ.’
“Đúng vậy, đó là một hành động rất tích cực,” ống nói nhưng vẫn khúc khích. “Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1929, vô số khoản đầu tư tồi tệ, rủi ro được bán ra công chúng. Lường gạt, thông tin giả nhan nhản trên thế giới. Do đó, SEC được thành lập để ngăn chặn hiện trạng tiêu cực này. Đó là một cơ quan vừa có chức năng lập pháp và hành pháp, vừa có một vai trò rất quan trọng. Nếu SEC, khủng hoảng và hỗn loạn sẽ xảy ra liên miên con ạ.”
“Vậy tại sao bố lại cười?” tôi tiếp tục hỏi
“Bởi vì ngoài chức năng bảo vệ công chúng trước những khoản đầu tư tồi tệ, nó còn ngăn công chúng khỏi cơ hội tiếp cận với những khoản đầu tư tốt nhất,” ông nghiêm túc nói.
“Nếu như vậy thì công chúng sẽ đầu tư vào đâu?”
“Vào những khoản đầu tư ‘sạch sẽ’, những khoản đầu tư tuân theo các quy định hướng dẫn của SEC.”
“Thế thì có gì sai đâu nào?”
“Không có gì sai cả. Ta cho rằng đây là một ý tưởng hay. Chúng ta phải có luật lệ và phải tuân theo luật lệ. SEC chịu trách nhiệm toàn bộ những chuyện đó.”
“Thế tại sao bố lại cười ? Con biết bố quá rõ mà bố. Con biết khi bố cười, bố đang ngầm ám chỉ một điều gì đó.”
“Ta đã bảo con rồi mà,” ông nói. “Ta cười vì SEC vừa bảo vệ công chúng trước những khoản đầu tư tồi tệ, vừa ngăn cản họ tiếp cận những khoản đầu tư tốt nhất.”
“Và đó có phải chăng là một trong những nguyên nhân khiến cho người giàu càng giàu hơn?” tôi dè dặt hỏi.
“Đúng vậy,’ ông nói. “Ta cười vì ta thấy được sự trớ trêu của vấn đề đó. Mọi người đầu tư đều muốn làm giàu. Nhưng vì họ không giàu nên không có cơ hội tiếp cận những khoản đầu tư làm cho người giàu. Chỉ khi nào con giàu có, con mới có thể đầu tư vào những khoản đó của thế giới người giàu. Và do đó, người giàu mỗi lúc một giàu thêm. Theo ta, đó chính là sự trớ trêu của cuộc đời.”
“Nhưng tại sao lại như thế được cơ chứ?” tôi hỏi. “Chẳng lẽ điều đó ngăn cản người nghèo giới trung lưu với người giàu à?”
“Không nhất thiết như vậy đâu cậu à,” Mike chen vào. “Tớ nghĩ điều đó thực sự chỉ nhằm bảo về người nghèo và giới trung lưu với chính họ mà thôi.”
“Tại sao cậu lại nghĩ như vậy?” tôi hỏi.
Người bố giàu nói: “Bởi vì có nhiều khoản đầu tư tồi tệ hơn những khoản đầu tư tốt. Mọi khoản đầu tư dù tốt hay xấu đều trông giống nhau. Cần phải có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết mới có thể nhìn ra khoản đầu tư tốt hay xấu. Để có thể đạt được trình độ đầu tư lão luyện, con phảit có khả năng nhận biết sắc bén đâu là khoản đầu tư giúp con làm giàu và khoản nào sẽ đẩy con đến chỗ nguy hiểm. Đơn giản là hầu hết mọi người đều không có kiến thức và kinh nghiệm. Này Mike , con hãy mang ra đây hồ sơ mới nhất mà chúng ta đang xem xét.”
Mike vào phòng làm việc của mình và mang ra một xấp hồ sơ đầy ắp những hình vẽ, bảng biểu và bản đồ.
“Đây là một dự án đầu tư mà mình đang xem xét bỏ vốn vào,” Mike vừa nói vừa ngồi xuống. “Đó còn gọi là một chứng khoán chưa đăng ký, có khi được gọi là hình thức gọi vốn đầu tư.”
Đầu óc tôi trở lên tê liệt khi Mike cho tôi xem qua các tài liệu chi chít toàn chữ, hình vẽ và bảng biểu tính toán mức độ rủi ro và lợi nhuận đầu tư. Tôi thừ người ra khi Mike giải thích với tôi những gì anh ta suy nghĩ và cho đây là cơ hội đầu tư tuyệt vời.
Nhận thấy tôi bị quay cuống trong mớ thông tin quá tải và đầy những thuật ngữ lạ lẫm, người bố giàu cắt ngang lời Mike và nói với tôi. “Đó là những gì anh ta muốn Robert thấy.”
Ông chỉ vào một đoạn văn nhỏ in trên bìa trước xấp hồ sơ và đọc lên thành tiếng. “Miễn áp dụng luật chứng khoán vào năm 1933.”
“Ta muốn con nắm được chuyện này,” ông nói.
Tôi nhoài người tới trước để có thể đọc được rõ hơn những dòng chữ li ti trong đoạn văn mà Người chỉ cho tôi. Những dòng chữ thế này:
“Hình thức đầu tư này chỉ dành cho các nhà đầu tư đủ điều kiện. Một nhà đầu tư đủ điều kiện nếu người đó:
· Có tài sản thực giá trị từ một triệu đô trở lên hoặc
· Có nguồn thu nhập mỗi năm từ 200.000 đô trở lên trong những năm liên tiếp vừa qua (hoặc 300.000 đô nếu có chồng hay vợ), và có nguồn thu nhập trong năm hiện tại tương đương.”
Tôi ngã người vào ghế và nói: “Điều đó giải thích tại sao bố bảo con không thể đầu tư cùng bố. Dự án đầu tư này chỉ dành cho người giàu.”
“Hoặc người có thu nhập cao,” Mike nói.
“Không chỉ những điều kiện đó khắt khe thôi đâu, mà khoản đầu tư yêu cầu tối thiểu là 35.000 đô. Đó là một cổ phần đầu tư đòi hỏi cho dự án này.”
“35.000 đô!” tôi há hốc miệng. “Thật là quá nhiều tiền và quá nhiều rủi ro. Cậu bảo đó là số tiền tối thiểu mà một nhà đầu tư cần có kia mà?
Người bố giàu gật đầu. “Thế chính phủ trả lương cho con là bao nhiêu?”
“Con được trả mức lương 12.000 đo là một năm, cộng thêm trợ cấp bay và tác chiến. Thế nhưng hiện tại con chưa biết mức lương của con là bao nhiêu khi đóng quân tại Hawaii này. Con có thể hưởng trợ cấp sinh hoạt, nhưng chắc chắn không nhiều đâu, và cũng chẳng thấm gì với mức sinh hoạt thực tế tại Hawaii .”
“Như vậy khoản tiết kiệm 3.000 đô của con là một cố gắng rất đáng khen đấy,’ người bố giàu vừa nói vừa vận động tôi. “Con đã để giành được gần 25% thu nhập của con rồi còn gì.”
“Thế thì con lên làm gì đây?” tôi hỏi. “Con có thể đưa 3.000 đô này cho bố để nhập vào vốn đầu tư và sau đó chúng ta sẽ chia lợi nhuận một khi đầu tư thành công?”
“Chúng ta có thể làm như vậy,” người nói. “Thế nhưng chúng ta không muốn đề nghị con cách đó và sẽ không bao giờ dùng cách này với con cả.”
“Tại sao? Tại sao lại không đối với con?” tôi gặng hỏi.
“Con đã được trang bị một nền tảng kiến thức khá vững về tài chính. Và con có thể vượt xa mức của nhà đầu tư đủ điều kiện, trở thành một nhà đầu tư đủ điều kiện, trở thành một nhà đầu tư lão luyện nếu con muốn. Khi đó, con sẽ giàu có vượt xa gấp ngàn lần những giấc mơ lớn nhất của con.”
“Thế những nhà đầu tư đủ điều kiện và những nhà đầu tư lão luyện có gì khác nhau hả bố?” tôi hỏi và cảm thất một ngọn lửa hy vọng nhen nhúm trong lòng tôi.
“Câu hỏi đúng lắm,” Mike mỉm cười và nhận ra bạn mình đã thoát khỏi những mặc cảm tự ti.
“Một nhà đầu tư đủ điều kiện theo định nghĩa là một người có đủ điều kiện về tiền bạc. Nhà đầu tư này còn được gọi là nhà đầu tư chuyên nghiệp,” người bố giàu giải thích. “Nhưng chỉ có tiền bạc không thôi không làm cho con trở thành một nhà đầu tư lão luyện.”
“Khác nhau thế nào hả bố?” tôi gặng hỏi.
“Con có xem báo hôm qua đưa tin về một ngôi sao điện ảnh Hollywood vừa mới bị lỗ hàng triệu đô la trong một vụ đầu tư bê bối không?’ ông hỏi.
Tôi gật đầu nói: “Con có đọc. Anh ta không thua lỗ hàng triệu đô, mà phải trả thuế cho những khoản thu nhập không thuế trước đây từ vụ đầu tư đó.”
“Đó là một ví dụ về nhà đầu tư đủ điều kiện đó con à,’ ông tiếp tục giải thích. “Không nhất thiết có nhiều tiền mới trở thành nhà đầu tư lão luyện. Chúng ta thường nghe có bao nhiêu bác sỹ, luật sư, ca sĩ thua lỗ trong khoản đầu tư đâu đâu. Những người đó có nhiều tiền nhưng không có sự lão luyện”. Họ không biết đầu tư vào đâu là an toàn mà vẫn có lãi cao. Mọi khoản đầu tư của họ đều giống như nhau. Họ không biết vụ đầu tư nào xấu hay tốt. Những người như thế tốt hơnlà nên mua khoản đầu tư ‘sạch sẽ’, còn không thì mướn một vị quản lý tài chính chuyên nghiệp mà họ tin tưởng để đầu tư giùm họ.”
“Thế định nghĩa một nhà đầu tư lão luyện là thế nào?” tôi hỏi
“Một nhà đầu tư lão luyện gồm 3K,” ông trả lời.
“3K à? 3K là gì?”
Ông rút ra một xấp hồ sơ và viết những chữ này.
1. Kiến thức
2. Kinh nghiệm
3. Khoản tiền đầu tư dồi dào.
“Đó chính là 3K,” ông nói. “Đạt được 3 thứ đó, con sẽ trở thành nhà đầu tư lão luyện.”
Tôi nhìn vào dòng chữ của ông vừa nói: “Như vậy vị diễn viên đó thừa tiền nhưng lại không có kiến thức và kinh nghiệm .”
Ông gật đầu: “Và cũng có nhiều người có kiến thức nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế nên lại không có khoản tiền dư thừa để đầu tư.”
“Những người đó hay nói “Tôi biết mà” khi cậu giải thích một điều gì đó với họ, thế nhưng họ lại không thực hiện những gì họ biết,” Mike thêm vào. “Một vị giám đốc ngân hàng hay nói “Tôi biết rồi” với mình và bố, nhưng một lý do nào đó ông ta lại không làm được những gì ông ta biết.”
“Và điều đó giải thích tại sao ông ta không có nhiều tiền dư,” tôi nói.
Người bố giàu và Mike đều gật đầu.
Cuộc đối thoại tạm dừng và căn phòng chìm vào sự yên lặng.
“Con suy nghĩ gì thế?” người bố giàu hỏi.
“Con đang suy nghĩ con sẽ thành ai khi đã trưởng thành,” tôi trả lời.
“Cậu muốn trở thành ai thế?” Mike hỏi.
“Mình đang nghĩ mình sẽ trở thành nhà đầu tư lão luyện,” tôi trả lời. “Cho dù cấp bậc đó được định nghĩa như thế nào đi nữa.”
“Rất khôn ngoan,” người bố giàu lên tiếng. “Con đã có một bước khởi đầu khá tốt, đó chính là nền tảng kiến thức tài chính của con. Giờ đây chỉ cần tích luỹ kinh nghiệm.”
“Làm thế nào để biết mình có cả hai hả bố?” tôi hỏi
“Khi mà con có nhiều tiền dư trong tay,” ông mỉm cười.
Khi ấy, cả ba chúng tôi đều nâng ly nước của mình lên, cụng nhau và nói: “Vì những khoản tiền dư.”
Người bố giàu tiếp tục: “và vì tương lai một nhà đầu tư lão luyện.”
“Vì tương lai một nhà đầu tư lão luyện và vì những khoản tiền dư,” tôi lặng lẽ lặp đi lặp lại những câu hỏi đó trong đầu tôi.
Giờ đây tôi tự quyết định cuộc đời mình. Ý tưởng học hỏi để trở thành một nhà đầu tư lão luyện thật hấp dẫn đối với tôi. Tôi có thể tiếp tục học hỏi từ người bố giàu vì tôi đã có những kinh nghiệm cần thiết. Lần này, người bố giàu sẽ hướng dẫn tôi như những người lớn với nhau.
HAI MƯƠI NĂM SAU
Vào năm 1993, tài sản đồ sộ của người bố giàu được chia cho con cái và cháu chắt của ông. Trong vòng hàng trăm năm tới, những người thừa kế tài sản của Người sẽ không phải lo lắng về tiền bạc. Mike đã tiếp nhận những tài sản kinh doanh chính yếu đã xuất sắc phát triển, mở rộng vương quốc tài chính của người bố giàu - một vương quốc mà Người đã lập lên từ hai bàn tay trắng. Tôi đã chứng kiến vương quốc đó từ ngày đầu thành lập cho đến khi nó phát triển mạnh trong suốt cuộc đời tôi.
Tôi đã phải mất 20 năm mới đạt được những gì mà tôi nghĩ là phải mất khoảng 10 năm. “Một triệu đô la đầu tiên kiếm được bao giờ cũng khó khăn nhất.”
Nhưng khi hồi tưởng lại, tôi nhận thấy kiếm được một triệu đó đầu tiên không khó, mà khó khăn ở chỗ giữ được số tiền và bắt nó làm việc lại cho bạn. Tôi có thể về hưu năm 1994 ở tuổi 47, hoàn toàn tự do về tài chính. Nhưng về hưu sớm với tôi không thích bằng đầu tư như một tay lão luyện. Có thể cùng tham gia đầu tư với Mike và người bố giàu là mục đích của tôi. Cái ngày Mike và người bố giàu bảo tôi là không đủ điều kiện đầu tư năm 1973, là một ngày quan trọng của cuộc đời tôi, và cũng là một ngày tôi đặt ra mục tiêu trở thành một nhà đầu tư lão luyện cho mình.
Dưới đây là khoản đầu tư được coi như giành cho nhà đầu tư đủ điều kiện và lão luyện
1. Gọi vốn đầu tư
2. Các gói đầu tư địa ốc và hợp tác có trách nhiệm hữu hạn.
3. Chứng khoán niên yết ra công chúng lần đầu (IPO - mặc dù hình thức này mọi nhà đầu tư đều có thể mua nhưng không phải đễ tiếp cận với khoản này)
4. Gọi vốn trước khi niên yết ra công chúng lần đầu.
5. Sát nhập doanh nghiệp; mua lại doanh gnhiệp.
6. Cho vay vốn để đầu tư kinh daonh
7. Các quỹ bảo hiểm tài chính.
Đối với nhà đầu tư trung bình, các hình thức đầu tư trên mang quá nhiều tính rủi ro. Rủi ro ở đáy không phải là do bản chất của các khoản đầu tư đó, mà do người đầu tư trung bình không có kiến thức, kinh nghiệm hay khoản tiền dư để có thể hiểu rõ cơ chế hoạt động của hình thức đầu tư này. Hiện tại, tôi hoàn toàn ủng hộ SEC trong việc bảo vệ hạn chế nhà đầu tư không đủ điều kiện đối với những hình thức đầu tư ấy, bởi vì chính tôi đã phạm nhiều lỗi lầm và tính toán sai trong con đường học hỏi của mình.
Ngày nay, tôi đang đầu tư vào những khoản đầu tư ấy như một nhà đầu tư lão luyện. Và những người đầu tư trên thế giới đầu tư tiền của họ vào chính những hình thức đầu tư đó.
Mặc dù đôi khi tôi bị lỗ, nhưng lợi nhuận kiếm được từ những khoản đầu tư thành công khác dư sức trang trải khoản lỗ ấy. Tôi đạt được mức lợi nhuận 35% là chuyện bình thường, nhưng ít khi đạt được mức lợi nhuận 1.000% . Tôi tập trung đầu tư vào những khoản đó bởi vì chúng rất sôi động và nhiều thách thức. Đó không phải là chuyện đơn thuần mua 100 cổ phiếu này bán đi 100 cổ phiếu khác. Cũng không phải là chuyện quan tâm đến mức cao thấp của tỷ số p/e.
Quyển sách này không nói về các khoản đầu tư.
Quyển sách này nói về bản thân nhà đầu tư.
CON ĐƯỜNG
Quyển sách này không bàn về các khoản đầu tư, mà chủ yếu nói về người đầu tư và con đướng trở thành một nhà đầu tư lão luyện. Quyển sách này giúp bạn khám phá bản thân mình để đưa ra con đường đạt đến 3K: Kiến thức – Kinh nghiệm - Khoản đầu tư dồi dào.
Quyển I đề cập đến con đường học hỏi của tôi khi còn nhỏ. Quyển II bàn bạc đến tích luỹ kinh nghiệm của tôi khi đã trưởng thành từ 1973 đến 1994. Quyển sách này được viết trên cơ sở những bài học tôi thu thập được từ những thực tế sống động, và chuyển thành những bài học tích luỹ đó thành 3K để có thể trở thành một nhà đầu tư lão luyện.
Vào năm 1973, toàn bộ vốn liếng của tôi chỉ có 3.000 đô la để đầu tư không hề có một chút kiến thức hay kinh nghiệm thực tế nào. Đến năm 1994, tôi đã trở thành một nhà đầu tư lão luyện.
Cách đây hơn 20 năm, người bố giàu đã nói: “Cũng như có rất nhiều kiểu nhà khác nhau dành cho người giàu, người nghèo và người trung lưu, các khoản đầu tư cũng vậy. Nếu con muốn đầu tư vào những khoản mà người giàu đầu tư, con không phải chỉ giàu mà thôi. Con cần phải trở thành một nhà đầu tư lão luyện, chứ không chỉ một người giàu bỏ tiền đầu tư. ”
5 GIAI ĐOẠN TRỞ THÀNH MỘT NHÀ ĐẦU TƯ LÃO LUYỆN
Người bố giàu đã chia chương trình phát triển của tôi thành 5 giai đoạn riêng biệt mà tôi sẽ thể hiện qua các bài học ở các chương trong quyển sách này. Năm giai đoạn đó là:
1. Bạn có sẵn sáng trở thành nhà đầu tư chưa?
2. Bạn muốn trở thành nhà đầu tư loại nào?
3. Làm thế nào xây dựng cho mình công việc kinh doanh vững mạnh?
4. Ai là nhà đầu tư lão luyện? ,và
5. Trả lại
Quyển sách này được viết dưới hình thức hướng dẫn, chứ không đưa ra một câu trả lời cụ thể. Mục đích của quyển sách này nhằm giúp cho bạn hiểu những câu hỏi nào cần hiểu. Người bố giàu nói: “Con không thể dạy cho ai đó trở thành một nhà đầu tư lão luyện. Nhưng một người có thể học hỏi để trở thành nhà đầu tư lão luyện. Điều đó cũng giống như việc tập xe đạp vậy. Ta không thể dạy con xe đạp, nhưng con vẫn có thể học cách đạp xe. Tập xe đạp đòi hỏi phải chịu nhiều rủi ro, phải dám thử, sửa dần và có hướng dẫn rõ ràng. Đầu tư cũng như thế. Nếu con không muốn chấp nhận rủi ro, con sẽ nói là con không muốn học, làm thế nào ta có thể dạy con được.”
Nếu bạn muốn tìm sách về mách nước đầu tư, cách làm giàu chụp giựt hay một bí quyết đầu tư nào đó của người giàu, thế thì quyển sách này không giành cho bạn. Quyển sách này đề cập đến quá trình học hỏi hơn là đầu tư đơn thuần. Đối tượng của quyển sách là những người muốn học hỏi về đầu tư, những người tự tìm kiếm cho mình một con đường làm giầu riêng nhiều hơn là đi tìm một con đường làm giàu bàng phẳng, trơn tru.
Nếu mục đích của bạn là sự học hỏi và tìm kiếm, bạn sẽ nhận thấy năm giai đoạn của người bố giầu chính là năm giai đoạn mà những nhà đầu tư tỷ phú trên thế giới đã trải qua. Bill Gates cha đẻ tập đoàn Microsoft, Warren Buffet là nhà đầu tư giàu nhất của Mỹ; Thomas Edison - người sáng lập tập đoàn General Electric, tất cả họ đều đi qua những giai đoạn phát triển này. Cũng chính những giai đoạn đó các nhà triệu phú, tỷ phú trẻ tuổi của nghành công nghiệp Internet hay “chấm com” hiện đang trải qua ngay trong lứa tuổi 20 hoặc 30. Sự khác nhau duy nhất giữa hai thế hệ đó là trong thời đại thông tin khác thành niên đó qua 5 giai đoạn ấy nhanh hơn. Và có lẽ bạn cũng có thể làm được chuyện đó.
BẠN CÓ DÁM LÀM MỘT PHẦN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG HAY KHÔNG?
Những gia đình thật sự giàu có đã ra đời trong thời đại công nghiệp. Điều đó cũng đang xảy ra trong thời đại thông tin ngày nay.
Hiện tại, tôi nhận thấy có một hiện tượng tương phản là xã hội chúng ta càng có nhiều thanh niên trở thành triệu phú hay tỷ phú trong độ tuổi 20, 30 và 40, trong khi vẫn có những người 40 tuổi hay hơn sống chật vật trên từng đồng lương ít ỏi của mình. Nguyên nhân của khoảng cách này chính là sự giao cảm giữa thời đại công nghiệp và thời đại thông tin. Người ta thường nói rằng khi thời cơ thích hợp đến, một ý tưởng có thể đạt được một sức mạnh quyền lực vô song. Và cũng chẳng có gì hại hơn khi một người nào đó vẫn khư khư bám giữ những tư tưởng suy nghĩ đã lỗi thời.
Đối với bạn, quyển sách này có thể là một cách nhìn về những tư tưởng cũ và tìm kiếm những tư tưởng mới mẻ đối với sự giàu có. Quyển sách cũng có thể là một mô – típ để đổi đời bạn. Sự đổi đời đó có thể là một bước chuyển biến triệt để và quyết liệt giống như sự lột xác xã hội như thời đại công nghiệp nhường vị trí lịch sử cho thời đại thông tin. Quyển sách cũng có thể là tầm gương soi chiếu lại chính bạn để bạn có thể tự tìm ra một hướng đi tài chính mới cho cuộc đời mình. Quyển sách sẽ giúp bạn tập cách suy nghĩ như một nhà kinh doanh và một nhà đầu tư hơn là một người làm công hoặc một người làm tư.
Tôi đã mất rất nhiều năm để đi qua những giai đoạn đó, và hiện tôi vẫn còn trong cuộc hành trình ấy. Sau khi đọc quyển sách này, bạn có thể xem xét việc đi qua 5 giai đoạn này, hoặc bạn có thể cho là con đường phát triển đó không phù hợp với mình. Tuy nhiên, nếu bạn chọn đi qua 5 giai đoạn, cuộc hành trình sẽ nhanh hay chậm hoàn toàn tuỳ thuộc vào bạn. Hãy lên nhớ quyển sách này không dạy cho bạn cách làm giàu nhanh. Sự chọn lựa có lên đi qua quá trình phát triển tính cách cá nhân và hiểu biết của mình hay không, bạn có thể quyết định ngay sau khi đọc hết phần 1 của quyển sách - phần chuẩn bị tư tưởng và tinh thần trước khi bạn đặt đôi chân bé bỏng của mình lên cuộc hành trình kỳ diệu đó.
BẠN CÓ SẴN SÀNG TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ CHƯA?
Người bố giàu thường nói: “Tiền sẽ là bất cứ thứ gì con muốn.” Ý của ông là tiền xuất bản từ chính tư tưởng và suy nghĩ của mình. Nếu một người hay nói: “Kiếm tiền không dễ tí nào cả” thế thì người đó có thể sẽ kiếm tiền khó khăn thật. Nếu người khác nói: “Ồ tôi sẽ không bao giờ giàu được”, hoặc “Làm giàu thật khó”, Những điều đó có thể trở thành số phận thực sự của người đó. Còn nếu một người nói : “Cách duy nhất làm giàu là làm việc cực nhọc”, người đó có thể làm việc quần quật thật. Nếu một người nói: “Nếu tôi có nhiều tiền, tôi sẽ bỏ vào ngân hàng bởi vì tôi không biết làm gì với nó cả”, có thể điều ấy sẽ xảy ra y như vậy. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy có biết bao nhiêu người trên thế giới hiện đang suy nghĩ và hành động y như thế. Người bố giàu từng cảnh cáo tôi việc chuẩn bị tinh thần trở thành một nhà đầu tư lão luyện cũng giống như quá trình chuẩn bị tâm lý trong cuộc chinh phục đỉnh núi Everest hay xuống tóc đi tu. Ông so sánh hài hước như thế, thế nhưng ông muốn tôi lưu ý không lên coi nhẹ tý nào về chuẩn bị tư tưởng để làm giàu. Ông nói với tôi: “Sự bắt đầu của con y như ta. Con khởi sự mà trong tay không có một đồng nào cả. Những gì con có chỉ là niềm tin mãnh liệt và một ước mơ làm giàu khát khao bỏng cháy. Mặc dù có biết bao người mơ ước điều đó, nhưng ít ai có thể biến nó thành hiện thực. Hãy tập trung suy nghĩ và chuẩn bị tâm lý của mình bởi vì con sẽ học cách đầu tư mà rất ít người được cho phép đầu tư. Con sẽ nhìn thấy thế giới đầu tư từ bên trong nó chứ không phải từ bên ngoài. Có biết bao con đường đời dễ dàng hơn và những cách đầu tư nhẹ nhàng hơn cho con chọn lựa. Cho nên, hãy suy nghĩ thật kỹ và hãy sẵn sàng nếu con biết chọn nó là con đường của chinh cuộc đời con.”
CHƯƠNG II: VUN ĐẮP NỀN MÓNG TÀI SẢN
Vào năm 25 tuổi, tôi đã vỡ lẽ ra những điều mà hồi còn nhỏ tôi không hiểu hết những gì người bố giàu đã dạy cho tôi. Tôi đã nhận ra trong suốt thời gian dài đó, ông đã lo chăm bẵm vun đắp nền móng tài sản của mình. Ông bắt đầu lập nghiệp từ khu phố nghèo của thành phố, sống đạm bạc, lo kinh doanh, mua địa ốc và tập trung thực hiện theo kế hoạch của mình. Giờ đây, tôi mới hiểu rõ kế hoạch của người bố giàu là trở thành đại phú. Lúc Mike và tôi lên cấp ba, ông đã phát triển hệ thống tài sản của mình ra những khu vực lân cận của Hawaii, mua lại các công ty làm ăn yếu kém và tích luỹ địa ốc. Khi chúng tôi vào đại học, ông trở thành một trong những nhà đầu tư có tầm cỡ ở Hono – Lulu và các khu vực khác nhau ở Waikiki . Giờ đây, ông và gia đình đang tận hưởng những trái lành quả ngọt của bao công sức lao động của mình. Thay vì sống trong khu nghèo nhất ở vùng ngoại ô thành phố, ông đã dọn vào khu dân cư giàu nhất ở Hono Lulu bề ngoài, gia đình ông trông chẳng có vẻ gì giàu có so với các nhà hàng xóm khác. Thế nhưng, tôi thừa biết Mike và bố của anh rất giàu bởi tôi đã được ông cho xem các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán mà không phải người nào cũng được ông cho xem.
Trong khi đó, bố ruột của tôi vừa mới thất nghiệp. Lúc ông ở đỉnh cao của sự nghiệp cũng chính là lúc ông cũng bị guồng máy chính trị ở tiểu bang Hawaii nghiền nát. Bố tôi đã mất hết mọi thứ mà ông đã làm việc cật lực mới đạt được chỉ vì ông đã giúp vận động tranh cử cho đối thủ của xếp ông. Ông không có một nền tảng tài sản nào. Mặc dù ông đã 52 tuổi trong khi tôi chỉ 25 tuổi, nhưng chúng tôi lại có cùng một điểm xuất phát về tài chính. Cả hai chúng tôi đều không có tiền. Chúng tôi đều có bằng đại học. Có thể kiếm được một công việc ổn định, nhưng chúng tôi không hề có một tí tài sản thực nào trong tay. Đêm hôm ấy, nằm trằn trọc lặng lẽ trong doanh trại, tôi biết tôi đang có một cơ hội hiếm có trong tay để chọn hướng đi cho cuộc đời mình. Sở dĩ tôi cho đó là hiếm bởi vì rất ít có cơ hội chứng kiến, so sánh hai cuộc đời khác nhau của hai người bố, và từ đó chọn cho mình một hướng đi đúng. Sự chọn lựa đó đối với tôi thật không dễ và không nên khinh thường một tí nào.
NHỮNG KHOẢN ĐẦU TƯ CỦA NGƯỜI GIÀU
Mặc dù đêm đó vô số ý tưởng quay cuồng trong đầu tôi, nhưng chỉ có một ý tưởng đã làm phấn khích tôi hơn hẳn là có những khoản đầu tư giành cho người giàu như những khoản đầu tư giành cho một người khác. Khi tôi còn nhỏ và làm việc cho người bố giàu, ông chỉ luôn đề cập đến việc xây dựng kinh doanh. Giờ đây khi ông đã trở lên giàu có, tất cả những gì ông quan tâm là những khoản đầu tư giành cho người giàu. Sau bữa ăn trưa, ông đã giải thích với tôi: “Lý do duy nhất khiến ta xây dựng kinh doanh là vì việc kinh doanh có thể giúp ta mua tài sản và ta có thể tham gia vào những khoản đầu tư của người giàu. Không có kinh doanh, ta sẽ không thể nào đủ sức đầu tư vào những khoản của người giàu con ạ.”
Người bố giàu sau đó nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa một người làm công và một chủ doanh nghiệp đi mua đầu tư. Ông nói: “Đa số các khoản đầu tư giành cho người làm công đều rất mắc. Thế nhưng đối với công việc kinh doanh, ta đều có thể mua những khoản đầu tư đó.” Tôi không hiểu rõ lắm câu nói của ông, nhưng tôi tin sự khác nhau là rất quan trọng. Giờ đây, tôi trở lên hết sức tò mò và nôn nóng muốn biết được sự khác nhau đó. Đêm ấy, tôi cứ mong chờ trời mau sáng để có thể gọi điện lại cho người bố giàu. Và tôi đã mang những từ “cơ hội đầu tư giành cho người giàu” êm ái đó vào giấc mơ của mình.
NHỮNG BÀI HỌC TIẾP TỤC
Khi tôi gọi cho ông sáng hôm sau, ông đã sẵn sàng dạy tôi tiếp ông đã gần giao hết việc kinh doanh cho Mike và về hưu sớm thay vì chơi gôn cả ngày ông muốn làm một thứ gì khác có ý nghĩa hơn.
Chúng tôi hẹn nhau ăn trưa ở một nhà hàng dọc bờ biển Waikiki . Thời tiết hôm đó thật tuyệt vời, những ánh nắng ấm áp tràn xuống bờ biến xanh dụi dàng, êm ả. Tôi mặc quân phục khi đến gặp ông vì ngay sau buổi hẹn đó tôi phải bay trở về căn cứ ngoài biển khơi.
Người bố giàu gật đầu bảo tôi ngồi và hỏi: “Thế sau khi hết hạn quân ngũ năm tới con dự định sẽ làm gì?”
“Ba người bạn phi công của con đã tìm được việc với các hãng hàng không mặc dù tình hình kinh tế hiện nay rất khó khăn nhưng họ có thể tìm được cho con một việc làm nhờ những mối quan hệ của họ.”
“Thế con đang suy nghĩ sẽ làm việc cho một hãng hàng không à?” ông hỏi.
Tôi chầm chập gật đầu. “Ồ,” đó là những gì con đang làm, và đang suy nghĩ. Mức lương khá tốt còn các khoản phúc lợi thì không chê được. Hơn nữa, lịch trình bay của con khá kín,” tôi nói. “Sau cuộc chiến đó, con đã trở thành một phi công khá giỏi. Nếu con có cơ hội bay thêm một năm nữa với một hãng hàng không nhỏ con có thể đảm nhiệm những chuyến phi cơ vận tải hạng nặng.”
“Thế đó là những gì con sẽ làm ư?” ông hỏi.
“Không đâu bố,” tôi trả lời. “Không bao giờ kể từ khi từ sau bữa cơm trưa hôm qua tại căn nhà mới Mike, và nhất là sau những chuyện đã xảy với bố của con. Đêm hôm qua con đã trằn trọc không ngủ được, và con cứ suy nghĩ mãi về những điều bố nói về đầu tư con biết nếu con có một công việc ổn định với một hãng hàng không nào đó, con vẫn có thể trở thành một nhà đầu tư đủ điều kiện. Nhưng con cũng nhận ra rằng cả đời con sẽ không bao giờ đi xa hơn lúc đó.”
Người bố giàu lặng lẽ gật đầu. “Thế những gì ta nói đã gõ trúng tim con,” ông khẽ nói.
“Đúng như vậy bố à,” tôi trả lời. “Con đã hồi tưởng lại những bài học mà bố đã dạy cho con hồi nhỏ. Bây giờ con đã lớn, và những bài học đó có ý nghĩa thật mới mẻ với con.”
“Thế con nhớ được những gì?” ông hỏi.
“Con nhớ bố đã cắt lương 10 xu một giờ của con, và bắt con làm việc không công,” tôi trả lời. “Con nhớ bài học đó chính là không lên sa vào sự nghiệp ngập đối với tiền bạc.”
Người bố giàu mỉm cười và nói: “Bài học đó thật không dễ dàng chút nào.”
“Đúng vậy đó bố.” tôi trả lời. “Nhưng bài học đó cũng thật tuyệt vời. Bố ruột của con đã nổi giận với bố đấy. Nhưng giờ đây, bố con lại đang sống không lương. Sự khác nhau duy nhất là bố con đã 52 tuổi trong khi hồi ấy con chỉ mời 9 tuỏi. Sau bữa hôm qua, con đã tự thề với mình không bao giờ sống một cuộc đời chỉ biết bám vào sự ổn định công việc chỉ vì con cần một đống lương để sinh sống. Cũng vì thế, con cũng sẽ không chắc việc ở hãng hàng không đâu. Và vì thế con mong gặp bố hôm nay. Con muốn ôn lại các bài học của bố, làm thế nào bắt đồng tiền làm việc cho mình mà con không làm việc suốt đời vì tiền. Nhưng lần này, con học với bố như một người lớn cơ. Bố hãy làm cho bài học khó hơn và chi tiết hơn. ”
“Con còn nhớ bài học đầu tiên của ta là gì không?”
“Người giàu không làm việc vì tiền,” tôi đáp. “Nhưng người giàu biết cách bắt đồng tiền làm việc cho họ”
Một nụ cười rạng rỡ trên khuân mặt ông. Ông biết tôi đã lắng nghe và nhớ lời ông dạy. “Tốt lắm,” ông đáp. “Đó chính là nền tảng để trở thành nhà đầu tư. Tất cả những nhà đầu tư đều phải học cách bắt đồng tiền làm việc cho mình.”
“Đó chính là điều con muốn học, bố à,” tôi đáp. “Con muốn học hỏi và muốn truyền lại cho bố con những kinh nghiệm của bố. Tình hình của bố con hiện giờ rất tệ và làm lại mọi thứ ở tuổi 52.”
“Ta biết, ta biết con ạ.” Người đáp
Vào buổi đẹp trời đó, những bài học đầu tư của tôi đã bắt đầu. Những bài học nối tiếp nhau thành năm giai đoạn, và ở mỗi giai đoạn tôi lại càng hiểu biết hơn về quá trình tư duy của người bố giàu cũng như kế hoạch đầu tư của ông. Những bài học đã bắt đầu từ việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt tinh thần và khả năng kiểm soát bản thân, bởi vì chi khi ấy đầu tư mới thực sự hiệu quả. Đầu tư là quá trình bắt đầu và kết thúc với việc kiểm soát của bản thân mình.
Đêm đó, tôi đã bắt đât chuẩn bị cho mình về mặt tinh thần khi chọn lựa giữa sự ổn định làm ăn lâu dài – như theo lối sống của người bố nghèo của tôi, và sự vun đắp nền móng tài sản cho mình – theo lối sống của người bố giàu. Đó là sự lựa chọn sẽ trở lên giàu, nghèo hay trung lưu.
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC ĐẦU TƯ SỐ 1
SỰ LỰA CHỌN
Những bài học đầu tư của người bố giàu bắt đầu. “Khi nói đến tiền bạc và đầu tư, mọi người có ba nguyên nhân hay lựa chọn cơ bản là:
1. An toàn
2. Thoải mái
3. Giàu có
Ông tiếp tục giải thích: “Cả ba sự lựa chọn đó đều quan trọng. Sự khác nhau trong cuộc sống của mỗi người chủ yếu là do sự lựa chọn nào ưu tiên trước.” Ông giảỉ thích rằng hầu hết mọi người khi đầu tư tiền bạc của mình đều theo thứ tự đó. Nói cách khác, khi họ quyết định về tiền bạc, an toàn là điều quan trọng nhất, rồi mới đến sự thoải mái tiếp sau đó là giàu có. Chính vì vậy, hầu hết mọi người an toàn lên thứ tự ưu tiên nhất. Một khi họ có một nghề nghiệp ổn định và vững chắc, họ mới tập trung đến sự thoải mái. Chọn lựa cuối cùng đối với phần lớn người giàu có”
Người bố giàu đã nói: “Ai ai cũng mơ ước có được giàu có, nhưng đó không phải là sự lựa chọn hàng đầu của họ. Cũng chính vì lựa chọn thứ tự ưu tiên đó mà chỉ có 3 người trong 100 người Mỹ là giàu. Nếu sự giàu có phá vỡ sự thoải mái hay gây cảm giác không an toàn, phần lớn mọi người sẽ không nghĩ đến việc làm giàu nữa. Điều đó cũng giải thích tại sao nhiều người chuyên đi tìm kiếm sự đầu tư chụp giựt. Người nào đặt sự an toàn thoải mái lên hàng đầu thường cố tìm cách làm giàu nhanh, dễ dàng, không có rủi ro và tiện lợi. Rất ít người trở lên đầu tư giàu có nhờ khoản đầu tư may mắn, nhưng những người này thường mất hết tiền mà thôi.”
GIÀU CÓ HOẶC HẠNH PHÚC
Tôi thường nghe nhiều người nói. “Tôi thà hạnh phúc hơn là giàu có.” Riêng tôi, tôi không bao giờ hiểu nổi câu nói đó cả vì tôi đã trải qua lúc giàu nghèo trong cuộc sống. Trong cả hai tình huống đó, tôi đều có những lúc hạnh phúc và không hạnh phúc. Tôi không hiểu nổi mọi người lại cho rằng phải lựa chọn giữa hạnh phúc và giàu có.
Khi tôi suy nghĩ về bài học này, tôi chiêm nghiệm ra rằng thực sự điều mà những người ấy muốn nói chính là giàu có.” Đó là vì một khi những người ấy không có cảm giác an toàn và thoải mái, họ sẽ không có hạnh phúc. Riếng tôi, tôi thà chấp nhận bấp bênh rồi sau đó trở lên giàu có. Tôi đã từng nghèo, từng giàu, có hạnh phúc và không có hạnh phúc. Thế nhưng, tôi có thể chắc chắn một điều với bạn rằng khi tôi nghèo và không hạn phúc, sự bất hạnh đó càng tệ hơn khi tôi giàu có và không hạnh phúc.
Tôi cũng không thể hiểu nổi câu nói: “Tiền bạc không làm cho tôi hạnh phúc.” Mặc dù câu nói ấy có thể đúng ở một khía cạnh nào đó, nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy không thoải mái khi trong túi tôi không có tiền.
Vào năm 1973, tôi đã xếp thứ tự các lựa chọn:
1. Giàu có
2. Thoải mái
3. An toàn
Trên khía cạnh tiền bạc và đầu tư, cả ba lựa chọn này đều quan trọng. Xếp thứ tự chúng là một quyết định rất cá nhân mà bạn phải làm trước khi bắt đầu đầu tư vào cơ hội nào đó Người bố nghèo của tôi đã chọn: “an toàn’ là mục tiêu trên hết.
CHƯƠNG 4: BẠN NHÌN THẤY THẾ GIỚI NÀO?
Một trong những sự khác nhau nổi bật giữa người bố giàu và người bố nghèo của tôi là cách nhìn về thế giới của mỗi người. Người bố nghèo luôn coi thế giới là một sự khan hiếm về tiền bạc, được phản ánh trong những câu nói như thế này của ông: “Con nghĩ tiền mọc trên cây à?”, hoặc “Con nghĩ là bố được làm bằng tiền hay sao?”, hoặc “Ta không mua nổi thứ ấy đâu.”
Khi ở bên cạnh người bố giàu, tôi lại nhận thấy cách nhìn của ông về thế giới hoàn toàn khác hẳn. Ông có thể nhìn thấy một thế giới thật nhiều tiền, và do đó ông hay phát biểu những câu nói đại loại thế này: “Đừng lo lắng về tiền bạc nếu chúng ta biết làm những điều đúng, lúc nào chúng ta cũng kiếm được nhiều tiền cả,” hoặc “Đừng vì không có tiền mà con lại cho rằng con không mua nổi thứ con không muốn.”
Vào năm 1973, trong một lần dạy tôi về tiền bạc ông nói: “Chỉ có hai vấn đề về tiền bạc mà thôi. Một là không có đủ tiền. Hai là có quá nhiều tiền. Thế con muốn gặp vấn đề nào về tiền bạc đây?”
Trong những lớp đầu tư do tôi dạy, tôi thường dành nhiều thời gian cho đề tài này. Phần lớn nhiều người xuất thân từ những gia đình giàu có, không gặp khó khăn thiếu thốn về tiền bạc. Vì tiền là một ý tưởng, một khái niệm cho nên nếu bạn cứ quan niệm là không lúc nào mình có đủ tiền, thì thực tế cuộc đời của bạn sẽ xảy ra y như vậy. Một trong những thuận lợi mà tôi có được chính là có cơ hội trả qua mà sống thực tế với hai gia đình có hai vấn đề khác hẳn nhau về tiền bạc. Và tôi dám cam đoan với bạn là cả hai hiện trạng tiền bạc đó đều không tốt cả.
Người bố giàu thường bình luận về một hiện tượng thường gặp trong xã hội: “Nhiều người bỗng trở lên giàu sụ - chẳng hạn như thừa kế một gia tài kếch sù, hoặc chúng số độc đắc, đều thường nghèo trở lại. Đó là do về một tâm lý, những người ấy trước đây chỉ biết có một thế giới không có đủ tiền. Và khi xài hết gia tài từ trên trời rơi xuống đó, họ lại quay trở về với thế giới trước đây của họ: Một thế giới không có đủ tiền.”
Một trong những vận động lớn nhất trong đời tôi chính là làm sao xoay chuyển quan niệm một thế giới không có đủ tiền của mình. Kể từ năm 1973 kể về sau, người bố giàu đã dạy cho tôi cách suy nghĩ về tiền bạc, phương cách làm việc và đạt được mục tiêu làm giàu. Người bố giàu thật sự tin rằng những người nghèo vẫn hoàn nghèo đơn giản là vì họ chỉ biết một thế giới tồn tại trước mắt họ. Ông nói: “Những gì con thấy về tiền bạc trong tâm tưởng của con cũng chính là những gì con thấy về tiền bạc thực sự ngoài đời. Con sẽ không thể làm thay đổi cuộc đời thực của con nếu như con không thay đổi trước hết thế giới nội tâm của con về tiền bạc.”
Người bố giàu đã tóm lược những nguyên nhân về quan điểm khan hiềm mà ông đã nhìn thấy từ những thái độ sống khác nhau của mọi người:
1.Bạn càng cần sự ổn định an toàn bao nhiêu, thì càng có sự khan hiếm trong cuộc đời của bạn bấy nhiêu.
2.Bạn càng cạnh tranh chừng nào, thì đời sống của bạn càng khan hiếm đó chính là lý do tại sao mọi người cạnh tranh nhau trong công việc, trong khen thưởng đề bạt và trong điểm thi đua học tập ở trường.
3.Để đạt được sự phong phú trong cuộc sống, một người cần có nhiều kỹ năng hơn, sáng tạo hơn và biết hợp tác. Những người có đầu óc sáng tạo, có kỹ năng kinh doanh, tài chính, và biết hợp tác thường đạt được một cuộc sống dư dả tiền bạc.
Tôi có thể nhìn thấy ngay sự khác nhau đó cho cách sống của hai người bố. Người bố ruột của tôi luôn khuyến khích tôi chơi an toàn và tìm kiếm sự ổn định an toàn. Trong khi đó người bố giàu lại khuyến khích tôi phát triển kỹ năng và sự sáng tạo.
Trong những lần trò chuyện về đề tài khan hiếm đó người bố giàu thường lấy ra một đồng xu và nói với tôi: “Khi một người nói” Tôi không có khả năng mua nổi nó , ‘người ấy chỉ thấy có một mặt của đồng tền khi con biết đặt câu hỏi’ làm thế nào tôi có thể mua nổi nó? ‘,đó chính là lúc con bắt đầu nhìn ra mặt bên kia của đồng tiền. Vấn đề ở chỗ, ngay cả khi mọi người thấy được mặt bên kia của đồng tiền đi nữa, họ chỉ nhìn thấy bằng mất thường của mình. Chính vì vậy, người nghèo chỉ thấynhững gì người giàu làm trên bề mắt mà không thấy được những suy tính trong đầu của họ. Nếu con muốn thật sự thấy được mặt bên kia của đồng tiền, con cần phải được những gì đang diễn ra trong đầu của một người con ạ.”
Chương 5: Bài học đầu tư số 3: Tại sao đầu tư thường rối rắm?
Một ngày nọ, tôi đang ngồi đợi ông bố giàu trong phòng làm việc trong khi ông đang bận điện thoại. Ông nói những câu thật lạ tai, đại loại như: “Thế anh chơi dài ngày hôm nay à?”, “Nếu lãi suất đặc biệt thì hạ mức chênh lệch ra sao?”, “Được rồi, được rồi. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao anh lại đi mua hợp đồng quyền mua bán hai chiều để giữ được như mức cũ?”, “Anh tính chơi ngắn cổ phiếu đó à? Tại sao lại không dùng hợp đồng quyền mua cổ phiếu?”.
Khi ông buông điện thoại, tôi liền nói:”Con chẳng hiểu những gì bố nói trên điện thoại cả. Đầu tư thật là rối rắm khó hiểu”.
Ông mỉm cười: “Những gì ta nói không phải thực sự là đầu tư con ạ”.
Người bố giàu lại mỉm cười và nói: “Trước hết, những người khác thường quan niệm về đầu tư rất khác nhau. Chính điều đó làm cho đầu tư có vẻ rối rắm khó hiểu đó con. Thế nhưng những gì mà hầu hết mọi người gọi là đầu tư đều chẳng phải là đầu tư. Tất cả mọi người đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhưng họ lại tưởng rằng mình đều đang nói về cùng một đề tài”.
“Gì vậy bố?”, tôi thắc mắc không hiểu được, “Tất cả mọi người đều cùng đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhưng họ lại tưởng rằng mình đang cùng đề cập về một đề tài? Con không hiểu”.
Người bố giàu phá lên tiếng cười thật to. Và bài học bắt đầu.
“ĐẦU TƯ CÓ Ý NGHĨA KHÁC NHAU ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC NHAU”
Khi người bố giàu bắt đầu bài học ngày hôm đó, ông đã lặp đi lặp lại câu nói ấy.
Dưới đây là tóm tắt những gì tôi đã rút ra từ bài học quan trọng đó.
NHỮNG NGƯỜI KHÁC NHAU ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG THỨ KHÁC NHAU
• Một số người đầu tư bằng chính sách con thật nhiều. Có một đại gia đình chính là một phương cách đảm bảo cuộc sống của họ, sau này khi về già họ được các con cái của mình chăm sóc.
• Một người đầu tư vào nền học vấn tốt, có một công việc ổn định và nhiều phúc lợi. Bản thân họ và những kỹ năng có được trở thành tài sản của chính họ.
• Một người đầu tư vào những tài sản bên ngoài.
Khoảng 45% dân số nước Mỹ đều có cổ phiếu ở các công ty. Tỷ lệ này càng lúc càng tăng khi mọi người nhận ra sự an toàn ổn định trong công việc cũng như khả năng làm việc suốt cuộc đời.
• Có cổ phiếu, trái phiếu, quỹ hỗ tương, bất động sản, bảo hiểm, hàng hóa, tiền tiết kiệm, đồ sưu tập, kim loại quý hiếm, quỹ bảo đảm, v.v...
• Mỗi một nhóm trên lại được phân loại thành nhiều nhóm nhỏ, chẳng hạn:
Cổ phiếu có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau:
1. Cổ phiếu thông thường
2. Cổ phiếu ưu đãi
3. Cổ phiếu có bảo hành
4. Cổ phiếu các công ty nhỏ
5. Cổ phiếu các tập đoàn
6. Cổ phiếu chuyển đổi
7. Cổ phiếu kỹ thuật
8. Cổ phiếu ngành
9. Vân vân và vân vân
Bất động sản có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau:
1. Nhà ở
2. Văn phòng cho thuê
3. Trung tâm thương mại
4. Chung cư
5. Nhà kho
6. Bến bãi
7. Đất sản xuất
8. Đất sản xuất gần đường lộ
9. Vân vân và vân vân
Quỹ hỗ tương có thể chia thành những nhóm nhỏ sau:
1. Quỹ chỉ số
2. Quỹ tăng trưởng năng động
3. Quỹ khu vực
4. Quỹ thu nhập
5. Quỹ đóng
6. Quỹ cân bằng
7. Quỹ trái phiếu nhà nước
8. Vân vân và vân vân
Bảo hiểm có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau:
1. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời, định kỳ hay biến đổi.
2. Bảo hiểm toàn bộ, hay toàn bộ biến đổi.
3. Bảo hiểm hỗn hợp (vừa trọn đời vừa theo định kỳ trong cùng một chính sách).
4. Bảo hiểm tử vong người đầu, người thứ hai hoặc người cuối cùng.
5. Bảo hiểm sử dụng để trợ vốn hợp đồng mua bán.
6. Bảo hiểm sử dụng cho tăng trưởng quản trị và các khoản thưởng khác trong chi trả ngay.
7. Bảo hiểm sử dụng để chi trả các khoản phúc lợi hưu trí không điều kiện.
8. Bảo hiểm sử dụng các khoản phúc lợi hưu trí không điều kiện.
9. Vân vân và vân vân
• Có nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau dùng cho mục đích khác nhau. Đó là lý do đề tài đầu tư thường rối rắm khó hiểu.
CÓ NHIỀU CÔNG CỤ ĐẦU TƯ KHÁC NHAU
Người bố già thường dùng từ “kiểu” để ám chỉ cho những kỹ thuật, phương pháp hoặc công thức mua bán, trao đổi hay giữ các sản phẩm đầu tư.
- Mua, giữ và cầu nguyện (chơi dài).
- Mua rồi bán (trao đổi).
- Bán rồi mua (chơi ngắn).
- Quyền mua và quyền bán.
- Giữ trung bình chi phối đồng đô.
- Môi giới (trao đổi không kiếm lời).
- Tiết kiệm.
Nhiều người đầu tư được phân loại theo kiểu đầu tư và hình thức đầu tư của họ.
- Tôi là người mua bán chứng khoán.
- Tôi đầu cơ vào địa ốc.
- Tôi sưu tầm các đồng tiền quý hiếm.
- Tôi mua bán các quyền hợp đồng Future hàng hoá.
- Tôi là người mua bán hàng ngày.
- Tôi tin tưởng vào tiền gửi ngân hàng.
Đó chính là ví dụ về các loại đầu tư khác nhau, sản phẩm đầu tư chuyên biệt và các kiểu đầu tư khác nhau của họ. Tất cả những điều đó càng làm tăng sự rối rắm của đầu tư, bởi vì núp dưới thuật ngữ “đầu tư” những người ấy chỉ thực sự là:
- Những kẻ cờ bạc
- Những tay đầu cơ tích trữ
- Những người mua bán
- Những người tiết kiệm
- Những kẻ mơ mộng
- Những kẻ thất bại
CHẲNG CÓ AI LÀ KẺ SÀNH SỎI MỌI THỨ
“Đầu tư có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau”, người bố giàu nói. “Không có ai sành sỏi về mọi thứ bởi vì có rất nhiều sản phẩm đầu tư và kiểu đầu tư khác nhau”.
MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ MỘT KHUYNH HƯỚNG RIÊNG CỦA MÌNH
Một người thường chơi chứng khoán sẽ nói, “Cổ phiếu là hình thức đầu tư tuyệt vời nhất”. Một người đam mê địa ốc sẽ nói, “Bất động sản chính là nền tảng của mọi sự giàu có”. Còn một người không ưa vàng sẽ phát biểu: “Vàng là một thứ hàng hoá đã quá lỗi thời”.
Và nếu như bạn thêm vào đó các kiểu đầu tư khác nhau, chắc chắn bạn sẽ bị rối ngay. Một số người cho rằng: “Hãy đa dạng hoá. Đừng bỏ hết mọi quả trứng bạn có trong một cái tổ”. Thế nhưng những người khác như Warren Buffet – nhà đầu tư vĩ đại nhất của nước Mỹ chẳng hạn, lại nói: “Đừng đa dạng hoá. Hãy bỏ hết quả trứng bạn có vào trong một cái tổ và theo dõi nó cẩn thận”.
Tất cả những khuynh hướng rất cá nhân của những người được gọi là chuyên gia đầu tư, càng làm cho đầu tư trở thành một đề tài rắc rối và hết sức khó hiểu.
CÙNG MỘT THỊ TRƯỜNG NHƯNG CÓ NHIỀU HƯỚNG KHÁC NHAU
Mỗi người có một cái nhìn, cách đánh giá khác nhau về hướng chuyển động của thị trường và tương lai nền kinh tế thế giới, điều này càng làm cho việc đâu tư thêm rối rắm. Nếu bạn thường xem các chuyên mục tài chính trên tivi, bạn sẽ thấy một vị chuyên gia nào đó hùng hổ phát biểu: “Thị trường đã quá nhiều rồi. Trong vòng sáu tuần tới, chúng ta sẽ sụp đổ” Thế nhưng chỉ mười phút sau một vị chuyên gia khác lại xuất hiện trên màn hình và trấn an: “Thị trường sẽ còn đi lên nữa. Sẽ không có khủng hoảng xảy ra”.
Khi ông buông điện thoại, tôi liền nói:”Con chẳng hiểu những gì bố nói trên điện thoại cả. Đầu tư thật là rối rắm khó hiểu”.
Ông mỉm cười: “Những gì ta nói không phải thực sự là đầu tư con ạ”.
Người bố giàu lại mỉm cười và nói: “Trước hết, những người khác thường quan niệm về đầu tư rất khác nhau. Chính điều đó làm cho đầu tư có vẻ rối rắm khó hiểu đó con. Thế nhưng những gì mà hầu hết mọi người gọi là đầu tư đều chẳng phải là đầu tư. Tất cả mọi người đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhưng họ lại tưởng rằng mình đều đang nói về cùng một đề tài”.
“Gì vậy bố?”, tôi thắc mắc không hiểu được, “Tất cả mọi người đều cùng đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhưng họ lại tưởng rằng mình đang cùng đề cập về một đề tài? Con không hiểu”.
Người bố giàu phá lên tiếng cười thật to. Và bài học bắt đầu.
“ĐẦU TƯ CÓ Ý NGHĨA KHÁC NHAU ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC NHAU”
Khi người bố giàu bắt đầu bài học ngày hôm đó, ông đã lặp đi lặp lại câu nói ấy.
Dưới đây là tóm tắt những gì tôi đã rút ra từ bài học quan trọng đó.
NHỮNG NGƯỜI KHÁC NHAU ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG THỨ KHÁC NHAU
• Một số người đầu tư bằng chính sách con thật nhiều. Có một đại gia đình chính là một phương cách đảm bảo cuộc sống của họ, sau này khi về già họ được các con cái của mình chăm sóc.
• Một người đầu tư vào nền học vấn tốt, có một công việc ổn định và nhiều phúc lợi. Bản thân họ và những kỹ năng có được trở thành tài sản của chính họ.
• Một người đầu tư vào những tài sản bên ngoài.
Khoảng 45% dân số nước Mỹ đều có cổ phiếu ở các công ty. Tỷ lệ này càng lúc càng tăng khi mọi người nhận ra sự an toàn ổn định trong công việc cũng như khả năng làm việc suốt cuộc đời.
• Có cổ phiếu, trái phiếu, quỹ hỗ tương, bất động sản, bảo hiểm, hàng hóa, tiền tiết kiệm, đồ sưu tập, kim loại quý hiếm, quỹ bảo đảm, v.v...
• Mỗi một nhóm trên lại được phân loại thành nhiều nhóm nhỏ, chẳng hạn:
Cổ phiếu có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau:
1. Cổ phiếu thông thường
2. Cổ phiếu ưu đãi
3. Cổ phiếu có bảo hành
4. Cổ phiếu các công ty nhỏ
5. Cổ phiếu các tập đoàn
6. Cổ phiếu chuyển đổi
7. Cổ phiếu kỹ thuật
8. Cổ phiếu ngành
9. Vân vân và vân vân
Bất động sản có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau:
1. Nhà ở
2. Văn phòng cho thuê
3. Trung tâm thương mại
4. Chung cư
5. Nhà kho
6. Bến bãi
7. Đất sản xuất
8. Đất sản xuất gần đường lộ
9. Vân vân và vân vân
Quỹ hỗ tương có thể chia thành những nhóm nhỏ sau:
1. Quỹ chỉ số
2. Quỹ tăng trưởng năng động
3. Quỹ khu vực
4. Quỹ thu nhập
5. Quỹ đóng
6. Quỹ cân bằng
7. Quỹ trái phiếu nhà nước
8. Vân vân và vân vân
Bảo hiểm có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau:
1. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời, định kỳ hay biến đổi.
2. Bảo hiểm toàn bộ, hay toàn bộ biến đổi.
3. Bảo hiểm hỗn hợp (vừa trọn đời vừa theo định kỳ trong cùng một chính sách).
4. Bảo hiểm tử vong người đầu, người thứ hai hoặc người cuối cùng.
5. Bảo hiểm sử dụng để trợ vốn hợp đồng mua bán.
6. Bảo hiểm sử dụng cho tăng trưởng quản trị và các khoản thưởng khác trong chi trả ngay.
7. Bảo hiểm sử dụng để chi trả các khoản phúc lợi hưu trí không điều kiện.
8. Bảo hiểm sử dụng các khoản phúc lợi hưu trí không điều kiện.
9. Vân vân và vân vân
• Có nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau dùng cho mục đích khác nhau. Đó là lý do đề tài đầu tư thường rối rắm khó hiểu.
CÓ NHIỀU CÔNG CỤ ĐẦU TƯ KHÁC NHAU
Người bố già thường dùng từ “kiểu” để ám chỉ cho những kỹ thuật, phương pháp hoặc công thức mua bán, trao đổi hay giữ các sản phẩm đầu tư.
- Mua, giữ và cầu nguyện (chơi dài).
- Mua rồi bán (trao đổi).
- Bán rồi mua (chơi ngắn).
- Quyền mua và quyền bán.
- Giữ trung bình chi phối đồng đô.
- Môi giới (trao đổi không kiếm lời).
- Tiết kiệm.
Nhiều người đầu tư được phân loại theo kiểu đầu tư và hình thức đầu tư của họ.
- Tôi là người mua bán chứng khoán.
- Tôi đầu cơ vào địa ốc.
- Tôi sưu tầm các đồng tiền quý hiếm.
- Tôi mua bán các quyền hợp đồng Future hàng hoá.
- Tôi là người mua bán hàng ngày.
- Tôi tin tưởng vào tiền gửi ngân hàng.
Đó chính là ví dụ về các loại đầu tư khác nhau, sản phẩm đầu tư chuyên biệt và các kiểu đầu tư khác nhau của họ. Tất cả những điều đó càng làm tăng sự rối rắm của đầu tư, bởi vì núp dưới thuật ngữ “đầu tư” những người ấy chỉ thực sự là:
- Những kẻ cờ bạc
- Những tay đầu cơ tích trữ
- Những người mua bán
- Những người tiết kiệm
- Những kẻ mơ mộng
- Những kẻ thất bại
CHẲNG CÓ AI LÀ KẺ SÀNH SỎI MỌI THỨ
“Đầu tư có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau”, người bố giàu nói. “Không có ai sành sỏi về mọi thứ bởi vì có rất nhiều sản phẩm đầu tư và kiểu đầu tư khác nhau”.
MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ MỘT KHUYNH HƯỚNG RIÊNG CỦA MÌNH
Một người thường chơi chứng khoán sẽ nói, “Cổ phiếu là hình thức đầu tư tuyệt vời nhất”. Một người đam mê địa ốc sẽ nói, “Bất động sản chính là nền tảng của mọi sự giàu có”. Còn một người không ưa vàng sẽ phát biểu: “Vàng là một thứ hàng hoá đã quá lỗi thời”.
Và nếu như bạn thêm vào đó các kiểu đầu tư khác nhau, chắc chắn bạn sẽ bị rối ngay. Một số người cho rằng: “Hãy đa dạng hoá. Đừng bỏ hết mọi quả trứng bạn có trong một cái tổ”. Thế nhưng những người khác như Warren Buffet – nhà đầu tư vĩ đại nhất của nước Mỹ chẳng hạn, lại nói: “Đừng đa dạng hoá. Hãy bỏ hết quả trứng bạn có vào trong một cái tổ và theo dõi nó cẩn thận”.
Tất cả những khuynh hướng rất cá nhân của những người được gọi là chuyên gia đầu tư, càng làm cho đầu tư trở thành một đề tài rắc rối và hết sức khó hiểu.
CÙNG MỘT THỊ TRƯỜNG NHƯNG CÓ NHIỀU HƯỚNG KHÁC NHAU
Mỗi người có một cái nhìn, cách đánh giá khác nhau về hướng chuyển động của thị trường và tương lai nền kinh tế thế giới, điều này càng làm cho việc đâu tư thêm rối rắm. Nếu bạn thường xem các chuyên mục tài chính trên tivi, bạn sẽ thấy một vị chuyên gia nào đó hùng hổ phát biểu: “Thị trường đã quá nhiều rồi. Trong vòng sáu tuần tới, chúng ta sẽ sụp đổ” Thế nhưng chỉ mười phút sau một vị chuyên gia khác lại xuất hiện trên màn hình và trấn an: “Thị trường sẽ còn đi lên nữa. Sẽ không có khủng hoảng xảy ra”.
NHẬP CUỘC TRỄ
Một người bạn gần đây đã hỏi tôi: “Cứ mỗi lần tôi nghe thấy một cổ phiếu hấp dẫn nào đó, khi tôi nhảy vào mua là giá thị trường lại sụp. Điều đó chẳng khác nào tôi đi mua ở giá cao và ngày hôm sau, cổ phiếu được giao là hấp dẫn đó lại bắt đầu tụt giá. Tại sao tôi cứ luôn bị nhập cuộc trễ vậy anh?”.
Một than phiền khác mà tôi thường nghe là: “Cổ phiếu ấy giảm giá nên tôi bán đi. Thế mà qua ngày hôm sau, nó leo lên trở lại. Tại sao vậy?”.
Tôi gọi đó là hiện tượng “nhập cuộc trễ” hoặc hiện tượng “bán quá sớm”.Vấn đề với đầu tư thường ở chỗ một khi cổ phiếu hay một quỹ đầu tư nào đó được đánh giá, xếp hạng số một trên thị trường trong vòng hai năm qua thường là cổ phiếu đó, hay quỹ đó đã được các nhà đầu tư thực sự kiếm lời rồi. Những người ấy đã biết nhảy vào cuộc chơi ngay từ đầu và biết nhảy ra khi ở mức giá cao nhất. Đối với tôi, chẳng có gì đáng sợ hơn khi nghe một người nào đó huênh hoang: “Tôi mua cổ phiếu ở mức giá 2 đô và hiện đang là 35 đô.” Những câu chuyện như thế, hay những mách nước như thế chẳng làm cho tôi được lợi lộc gì cả mà chỉ làm tôi kinh khiếp. Đó chính là lý do tại sao mà ngày nay mỗi khi tôi nghe câu chuyện kiếm tiền hay làm giàu nhanh chóng như thế trên thị trường tôi chỉ lặng lẽ bỏ đi mà không cần phải nghe thêm gì cả. Đối với tôi, những điều đó không phải là đầu tư thực sự.
ĐÂY CHÍNH LÀ LÝ DO TẠI SAO ĐẦU TƯ LẠI TRỞ NÊN RỐI RẮM PHỨC TẠP
Người bố giàu thường nói: “Đầu tư sở dĩ trở nên rối rắm, phức tạp bởi vì nó là một đề tài rộng lớn. Nếu con nhìn quanh con sẽ thấy mọi người đầu tư vào những thứ khác nhau. hãy nhìn những thiết bị điện trong nhà con xem. Chúng chính là những sản phẩm của những công ty mà người khác bỏ tiền vào đầu tư. Nguồn điện mà con đang xài chính là từ một công ty điện lực cung cấp mà người ta đầu tư vào. Một khi con hiểu được điều đó con sẽ nhìn ra cùng một bức tranh đối với chiếc xe của con, bình ga, vỏ xe, dây thắt an toàn, cây gạt nước, bộ đề máy, đường xá, các giải phân cách trên đường, lon nước ngọt, đồ đạc nội thất, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, ngân hàng, khách sạn, v.v... Tất cả những thứ đó sở dĩ xuất hiện và tồn tại do một người nào đó đã đầu tư sản xuất ra chúng, làm cho sản phẩm hàng hóa xã hội phong phú và đời sống con người ngày một văn minh. Đó mới chính là đầu tư thực sự đấy con ạ”.
Và người bố giàu đã kết thúc bài học của mình về đầu tư với câu nói thế này, “Đối với hầu hết mọi người đầu tư là một vấn đề phức tạp và rối rắm chỉ bởi vì những gì mà mọi người gọi là đầu tư không phải là đầu tư thực sự”.
Trong những chương tiếp theo người bố già đã hướng dẫn tôi giảm bớt sự phức tạp khó hiểu của đầu tư và chỉ cho tôi thấy đầu tư thực sự là gì.
Một người bạn gần đây đã hỏi tôi: “Cứ mỗi lần tôi nghe thấy một cổ phiếu hấp dẫn nào đó, khi tôi nhảy vào mua là giá thị trường lại sụp. Điều đó chẳng khác nào tôi đi mua ở giá cao và ngày hôm sau, cổ phiếu được giao là hấp dẫn đó lại bắt đầu tụt giá. Tại sao tôi cứ luôn bị nhập cuộc trễ vậy anh?”.
Một than phiền khác mà tôi thường nghe là: “Cổ phiếu ấy giảm giá nên tôi bán đi. Thế mà qua ngày hôm sau, nó leo lên trở lại. Tại sao vậy?”.
Tôi gọi đó là hiện tượng “nhập cuộc trễ” hoặc hiện tượng “bán quá sớm”.Vấn đề với đầu tư thường ở chỗ một khi cổ phiếu hay một quỹ đầu tư nào đó được đánh giá, xếp hạng số một trên thị trường trong vòng hai năm qua thường là cổ phiếu đó, hay quỹ đó đã được các nhà đầu tư thực sự kiếm lời rồi. Những người ấy đã biết nhảy vào cuộc chơi ngay từ đầu và biết nhảy ra khi ở mức giá cao nhất. Đối với tôi, chẳng có gì đáng sợ hơn khi nghe một người nào đó huênh hoang: “Tôi mua cổ phiếu ở mức giá 2 đô và hiện đang là 35 đô.” Những câu chuyện như thế, hay những mách nước như thế chẳng làm cho tôi được lợi lộc gì cả mà chỉ làm tôi kinh khiếp. Đó chính là lý do tại sao mà ngày nay mỗi khi tôi nghe câu chuyện kiếm tiền hay làm giàu nhanh chóng như thế trên thị trường tôi chỉ lặng lẽ bỏ đi mà không cần phải nghe thêm gì cả. Đối với tôi, những điều đó không phải là đầu tư thực sự.
ĐÂY CHÍNH LÀ LÝ DO TẠI SAO ĐẦU TƯ LẠI TRỞ NÊN RỐI RẮM PHỨC TẠP
Người bố giàu thường nói: “Đầu tư sở dĩ trở nên rối rắm, phức tạp bởi vì nó là một đề tài rộng lớn. Nếu con nhìn quanh con sẽ thấy mọi người đầu tư vào những thứ khác nhau. hãy nhìn những thiết bị điện trong nhà con xem. Chúng chính là những sản phẩm của những công ty mà người khác bỏ tiền vào đầu tư. Nguồn điện mà con đang xài chính là từ một công ty điện lực cung cấp mà người ta đầu tư vào. Một khi con hiểu được điều đó con sẽ nhìn ra cùng một bức tranh đối với chiếc xe của con, bình ga, vỏ xe, dây thắt an toàn, cây gạt nước, bộ đề máy, đường xá, các giải phân cách trên đường, lon nước ngọt, đồ đạc nội thất, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, ngân hàng, khách sạn, v.v... Tất cả những thứ đó sở dĩ xuất hiện và tồn tại do một người nào đó đã đầu tư sản xuất ra chúng, làm cho sản phẩm hàng hóa xã hội phong phú và đời sống con người ngày một văn minh. Đó mới chính là đầu tư thực sự đấy con ạ”.
Và người bố giàu đã kết thúc bài học của mình về đầu tư với câu nói thế này, “Đối với hầu hết mọi người đầu tư là một vấn đề phức tạp và rối rắm chỉ bởi vì những gì mà mọi người gọi là đầu tư không phải là đầu tư thực sự”.
Trong những chương tiếp theo người bố già đã hướng dẫn tôi giảm bớt sự phức tạp khó hiểu của đầu tư và chỉ cho tôi thấy đầu tư thực sự là gì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét