Để có khởi đầu thuận lợi về tài chính
Lời Giới Thiệu
Ngày nay, trong thời đại công nghệ thông tin, giáo dục đóng vai trò hết sưc quan trọng .Nguyên tắc của những thời trước đi học, ra trường kiếm việc làm, đeo bám sự ổn định lâu dài của công việc, dành dụm tiền gửi tiết kiệm và hi vọng về hưu được xã hội chăm lo đã lỗi thời. Cái thời “Gừng càng già càng cay “đã qua rồi. Thời đại này đòi hỏi chúng ta phải không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức và trình độ. Chúng ta phải chịu trách nhiệm trước cuộc sống của mình vì ngày nay chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn. Những gì ta đã học được là quan trọng, nhưng không quan trọng bằng tốc độ chúng ta học hỏi, thay đổi và thích nghi với lượng thông tin mới . Chúng ta đã thấy nhiều tấm gương của những người trẻ trên thế giới biết lắm bắt cơ hội và đã thành công trong thời kỳ có nhiều thay đổi. Họ đã trở thành tỉ phú (Bill Gates ), hay ở tưổi U45 làm giám đốc của Tập đoàn lớn như AOL, Time Warrner
Nền kinh tế ngày nay đang cần những người trẻ có khả năng đột phá bằng sự linh hoạt, sáng tạo hơn là những con người chỉ học theo khuôn mẫu. Như vậy, liệu việc giáo dục ở trường không thôi có cung cấp đủ những gì cần thiết để chúng ta bước vào đời thành công trong cuộc sống và thích nghi với sự thay đổi hay không? Liệu trường học có trang bị đủ kiến thức về tài chính để chúng ta có thể làm giàu? Và chúng ta hãy nhớ rằng cho dù chúng ta có rât nhiều tiền nhưng thiếu kiến thức để làm giàu được; rằng ngân hàng không đòi hỏi học bạ mà họ muốn xem bản báo cáo tài chính của chúng ta. Họ muốn biết thành tích về tài chính của chúng ta chứ không cần biết chúng ta học giỏi như thế nào. Do vậy, việc bố mẹ truyền đạt cho chúng ta thành công và giàu có.
Quyển sách này sẽ cung cấp những kiến thức và bí quết quí báu để chúng ta tự tin bước vào thế giới thực thế giới chúng ta phải đối đầu khi ra trường, quyển sách này đăc biệt dành cho những ai:
- Muốn có khởi đầu thận lợi về tài chính trong cuộc sống để làm giàu,
- Muốn phát hiện và phát huy tài năng của mình,và
- Muốn trở thành người học suốt đời.
“TIỀN BẠC LÀ LÝ TƯỞNG”
Khi tôi còn bé, người bố giàu thường nói : “Tiền bạc là ý tưởng. Tiền bạc có thể là bất kỳ thứ gì con muốn.Nếu con nói, ‘Con sẽ chẳng bao giờ giàu,’ thì hẳn là con không trả nổi.”
Người bố thông thái của tôi lại nói nhiều về giáo dục.
Có phải mỗi đứa trẻ sinh ra đều giàu có và giỏi giang không? Một số người nghĩ là có thể như vậy và cũng có một số người nghĩ là không thể. Ý kiến của bạn ra sao?
CHƯƠNG 1 Mọi đưa trẻ sinh ra đều thông minh và giàu có
Cả hai người bố của tôi là những người thầy có ảnh hưởng rất lớn đến tôi . Cả hai đều tin rằng tất cả mọi đứa trẻ sinh ra dã có sẵn thông minh và giàu có. Họ là những người thầy vĩ đại vì họ tin vào sự bộc lộ tài năng của đứa trẻ.
Từ education (giáo dục) xuất phát từ tiếng Latin educare, có nghĩa là “làm bộc lộ ra”. Không may là nhiều người trong chúng ta ký ức về giáo giục chỉ là những năm học dài, khổ sở với những kỳ thi, những bài kiểm tra, để nhồi nhét một đống kiến thức vào đầu, và rồi quên béng mất những gì đã học được. Hai người bố của tôi thường nói rất ít, chờ tôi hỏi khi muốn tìm hiểu điều gì mới trả lời. Hoặc họ hỏi tôi, để xem tôi biết đến đâu,thay vì chỉ nói cho tôi biết những gì họ biết.
Mẹ tôi cũng là một người thầy lớn và tấm gương sáng cho tôi. Người thầy của tôi về lòng yêu thương, lòng tốt và sự quan tâm đến người khác. chẳng may mẹ tôi mất sớm lúc mới bốn mươi tám tưổi . Mẹ đau ốm liên miên, vật lộn với một trái tim đau yếu từ cơn sốt thấp khớp hồi bé. Chính sự ân cần, yêu thương người khác bất chấp đau bệnh của mẹ đã dạy tôi một bài học sống động. Rất nhiều lần tôi bị tổn thương và muốn trả miếng lại người khác, thì tôi lại nghĩ về mẹ và nhớ ra phải tốt bụng… thay vì giận dữ. Và đối với tôi, đó là bài học quan trọng mà tôi cần nhớ hằng ngày.
NHỮNG BÀI HỌC TỪ BỐ VÀ MẸ
Có cả bố và mẹ làm thầy như thế là rất may mắn đối với tôi. Tôi to con và nặng hơn hầu hết những đứa trẻ cùng lứa khác. Mẹ tôi luôn lo ngại tôi ỷ thế bự con đi bắt lạt bạn bè, nên mẹ đã ép tôi phát triển thành dạng mà ngày nay người ta hay gọi là thỏ đế. Mẹ muốn tôi tốt bụng và nhân ái như người,nên tôi đã theo thế. Năm cuối lớp một, tôi đem học bạ về nhà, trong đó thầy giáo ghi: “Robert cần mạnh mẽ hơn. Tất cả những em trai khác hay trêu chọc em mặc dù em to con hơn các em đó nhiều!”
Khi mẹ tôi xem học bạ, bà không có ý kiến gì. Bố tôi đi làm về và đọc nó, người nổi điên. “Những đứa khác trêu chọc con là sao? Tại sao con để cho chúng trêu chọc? Con là thỏ đế hả?” Người la mắng và để ý đến những nhận xét về hành vi của tôi chứ không mấy để ý đến điểm số. Khi tôi giải thích với bố là tôi chỉ nghe theo lời dạy của mẹ, bố quay sang mẹ và nói: “Học cách đối phó với chuyện bị ức hiếp là quan trọng đối với tất cả trẻ con, nếu không khi lớn lên chúng sẽ hay bị ức hiếp. Tốt bụng cũng là một cách đối phó với những đứa hay bắt nạt, nhưng như vậy là phản tác dụng với lòng tốt không được trân trọng.”
Quay sang tôi, bố hỏi: “Còn con cảm thấy thế nào khi bị bạn trêu chọc?”
Ràn rụa nước mắt, tôi trả lời: “Con cảm thấy khiếp sợ. Con cảm thấy bơ vơ, hoảng loạn. Con không muốn đến trường. Con muốn chống trả, nhưng con cũng muốn là một đứa trẻ ngoan như bố mẹ muốn vậy. Con ghét bị gọi là “thằng mập” và “thằng khờ” hay bị trêu chọc. Con ghét nhất là đứng chịu trận. Con cảm thấy mình là thỏ đế. Thậm chí mấy bạn gái còn cười con vì con chỉ biết đứng khóc. Con biết con có thể đánh lại tụi nó. Tụi nó chỉ là mấy đứa hay kiếm chuyện với người khác, và tụi nó thích kiến chuyện với con vì con là đứa to con nhất trong lớp. Mọi người nói đừng đánh chúng vì con lớn hơn, nhưng con ghét đứng chịu trận. Con ước gì mình có thể làm gì đó. Tụi nó biết con sẽ không làm gì hết nên tụi nó mới trêu chọc con trước mặt những đứa khác hoài. Con muốn thộp cổ và đấm tụi nó.”
“Được rồi, đừng đánh chúng. Nhưng bằng bất cứ cách gì có thể được, con phải cho chúng biết rằng con sẽ không chịu để bị chọc ghẹo nữa. Con đang học một bài học rất quan trọng về lòng tự trọng và học cách đứng lên vì lẽ phải. Đừng đánh chúng. Hãy nghĩ ra cách cho chúng biết là con sẽ không để bị bắt nạt nữa.”
Tôi ngừng khóc. Tôi cảm thấy khá hơn nhiều và lấy lại đươc phần nào dũng cảm và tự tin. Bây giờ tôi đã sãn sàng quay trở lại trường học.
Hôm sau, bố mẹ tôi bị mời vào trường vì tôi đã ấn hai tên ‘đại bàng’ xuống vũng bùn sau khi đã kiên nhẫn yêu cầu chúng thôi trêu chọc tôi, nhưng chúng vẫn cứ tiếp diễn.
Từ đó trở đi, năm học của tôi dễ chịu hơn nhiều. Tôi đã có một chút tư tin, tôi đã có được sự nể trọng trong lớp, và cô bạn xinh nhất lớp trở thành bạn gái của tôi. Nhưng thú vị nhất là hai ‘đại bàng’ cuối cùng cũng trở thành bạn của tôi. Tôi đã học được cách sống hoà mình bằng sự mạnh mẽ thay vì sợ hãi dai dẳng.
Mấy tuần sau, tôi đã học thêm được một số bài học đáng giá trong cuộc sống từ cả bố và mẹ tôi. Tôi học được rằng trong cuộc sống không có câu trả lời đúng hoặc sai. Tôi học được rằng trong cuộc sống, chúng ta có sự chọn lựa, và mỗi chọn lựa có một hệ quả. Nếu chúng ta không thích chọn lựa này và hệ quả của nó thì chúng ta có thể tìm kiếm một chọn lựa khác với một hệ quả dễ chịu hơn. Từ vụ vũng bùn, tôi đã nghiệm ra tầm quan trọng của cả tốt bụng, nhân ái từ mẹ, và mạnh mẽ, chuẩn bị chống trả từ bố. Tôi đã học được rằng quá nhiều cái này hoặc cái khác, hoặc chỉ cái này mà không phải cái khác có thể làm ra tự hạn chế mình. Giống như quá nhiều nước có thể làm chết một cái cây đang khô héo, con người chúng ta có khuynh hướng đi quá xa về một hướng này hoặc hướng khác. Tối hôm chúng tôi từ phòng hiệu trưởng về nhà, bố tôi nói: “Rất nhiều người sống trong một thế giới trắng đen hoặc đúng sai. Rất nhiều người sẽ khuyên con, ‘đừng bao giờ đánh trả’, và cũng có những người khác nói, ‘đánh trả đi’. Nhưng con cần nhớ cái chính để thành công trong đời là: Nếu con phải đánh trả, con phải biết chính xác đánh khó khăn thế nào. Để biết điều đó đòi hỏi phải thông minh hơn nhiều so với việc nói, ‘đừng đánh trả’, hay ‘đánh trả đi.’ ”
Bố tôi thường nói: “Thông minh thực sự là biết cái gì tường tận và thoả đáng hơn là chỉ đơn giản biết cái gì là đúng hoặc sai.” Là một đứa trẻ sáu tuổi, tôi đã học được từ mẹ rằng tôi cần phải tốt bụng và hoà nhã… nhưng tôi cũng học được rằng không lên quá tốt bụng và hoà nhã. Từ bố tôi, tôi học sự mạnh mẽ, nhưng tôi cũng nghiệm ra rằng tôi cần phải thông minh, sử dụng đúng sức mạnh của mình. Tôi đã thường nói rằng đống tiền có hai mặt. Tôi chưa bao giờ thấy đồng tiền một mặt. Nhưng tất cả chúng ta thường hay quên điều đó. Chúng ta thường nghĩ mặt chúng ta đang đứng trên đó là mặt duy nhất hoặc là mặt phải. Khi đó, chúng ta có thể thông thái, chúng ta có thể biết sự thật của chúng ta, nhưng chúng ta cũng có thể giới hạn sự thông minh của mình.
Có lần một thầy giáo của tôi nói: “Thượng đế cho chúng ta chân phải và chân trái. Thượng đế không cho chúng ta chân phải và chân sai. Con người tiến lên bằng cách bước chân phải trước rồi đến chân trái. Người nào nghĩ rằng họ luôn luôn phải cũng giống như nguời chỉ có chân phải. Họ nghĩ họ đang tiến lên, nhưng thông thường họ đang bị lẩn quẩn trong vòng tròn.”
Chúng ta đang ở trong một thời đại Công nghệ thông tin và các bạn trẻ có thể “thạo thời” hơn bố mẹ mình, nhưng chúng ta có thể học để thông minh hơn bằng chính thông tin và cảm xúc của chúng ta. Chúng ta cần phải học từ cả bố và mẹ mình, bởi vì mới thông tin nhiều hơn, chúng ta cần phải thông minh hơn mới sử lý hết được.
CHƯƠNG 2 Con bạn là một thiên tài?
BỐ TÔI ĐÃ TIN RẰNG MỌI ĐỨA TRẺ SINH RA ĐỀU CÓ TIỀM NĂNG
Tôi luôn tin rằng bố tôi là một học sinh rất có tài. Người là một người mê đọc sách, một cây viết vĩ đại, một nhà hùng biện xuất chúng, và là một người thầy lớn. Thời đi học Người luôn đứng đầu và nằm trong ban cán sự lớp.Người tốt nghiệp thủ khoa Đại học Hawaii ,và sau đó đã trở thành một hiệu trưởng trẻ nhất trong lịch sử của Hawaii . Người được mời là nghiên cứu sinh ở các trường Đại học Stanford, Chicago và Tây Bắc. vào cuối thập niên 80,Người được các đồng nghiệp bầu là một trong hai nhà giáo dục hàng đầu trong lịch sử giáo giục cộng đồng 150 năm qua của Hawaii và được cấp bằng tiến sĩ danh dự. Măc dù tôi gọi Người là bố nghèo bởi vì người luôn coi thường tiền bạc làm ra, nhưng tôi rất hãnh diện vì người.Người thường nói: “Ta không quan tâm đến tiền bạc. Ta sẽ không bao giờ giàu.”và những lời đó trở thành những lời tiên tri đúng như ý người.
Sau khi đọc cuốn Dạy Con Làm Giàu tập 1,nhiều người đã nói: “Ta không quan tâm đến tiền bạc. Ta sẽ không bao giờ giàu.” Và những lời đó trở thành những lời tiên tri đúng như ý Người.
Sau khi đọc cuốn Dạy Con Làm Giàu tâp 1, nhiều người đã nói: “Giá như tôi đọc đươc sách này hai mươi năm trước.” Rồi một số người hỏi: “Tại sao ông không viết nó sớm hơn?”. Câu trả lời của tôi là: “Bởi vì tôi đợi cho bố tôi mất tôi mới viết.”Tôi biết quyển sách sẽ làm Người đau lòng nếu Người đọc thấy khi còn sống… nhưng trong thâm tâm mình, tôi nghĩ Người ủng hộ những bài học mà tất cả chúng ta có thể học từ cuộc đời của Người.
IQ LÀ GÌ?
Khi bạn nói ai đó có IQ rất cao, thì có nghĩa là gì? IQ của bạn thể hiện điều gì? Có phải có IQ cao sẻ đảm bảo rằng bạn sẽ thành công? Có phải nếu bạn có IQ cao thì hẳn là bạn sẽ giàu có?
Khi tôi học lớp bốn, cô giáo thông báo với cả lớp: “Các em, chúng ta tự hào vì có một thiên tài trong lớp. Bạn ấy là một cậu bé đầy tài năng, và bạn ấy có IQ rất cao.”Rồi cô tiếp tục thôi đó chính là một trong những bạn thân nhất của tôi, Andrew, là một trong những học sinh thông minh nhất mà cô từng dạy.Chúng tôi hay gọi Andrew là Andy Kiến, vì cậu nhỏ con và đeo cặp kính dày cộp nên bộ dạng giống như một con kiến. Bây giờ chúng tôi đã gọi nó là “Andy Kiến Trí Tuệ”
Chẳng hiểu IQ có nghĩa là gì,tôi giơ tay lên và hỏi cô: “Thưa cô, IQ là gì ạ?”
Cô giáo lắp bắp một chút và trả lời: “IQ là chỉ số thông minh.”
“Dạ, như thế nghĩa là gì ạ?”
Một lần nữa cô lại lăp bắp, với một chút kiên nhẫn. “Tôi đã bảo với em nếu em không biết định nghĩa điều gì thì em nên tìm hiểu trong từ điển. Giờ em hãy kiếm quyển từ điển và tự tra lấy.”
“Dạ,” tôi nhe răng cười trả lời khi nhận ra cô cũng không biết định nghĩa. Nếu cô biết,cô hẳn đã tự hào nói cho cả lớp nghe. Chúng tôi biết là khi cô không biết điều gì đó, cô thường không bao giờ thừa nhận điều đó ngoại trừ việc bảo tự chúng tôi tìm hiểu.
Cuối cùng sau khi tra từ “chỉ số thông minh” trong từ điển, tôi đọc to định nghĩa lên. Tôi đọc: “Chỉ số thông minh - một thương số của sự so sánh mức thông minh thực tế và mức thông minh theo lứa tuổi, được xác định bằng cách lấy tuổi trí tuệ của người đó, theo kết quả của một bài kiểm tra IQ, chia cho tuổi sinh học tăng trưởng hàng năm (Tuổi đời) của người đó nhân cho 100.”Khi đọc xong định nghĩa,tôi ngước lên và nói: “Em vẫn chưa hiểu được.”
Nản lòng, cô giáo cao giọng nói: “Em không hiểu vì không muốn hiểu. Nếu em không hiểu thì em cần nghiên cứu thêm.”
“Nhưng cô là người nói nó quan trọng,” tôi phản công. “Nếu cô nghĩ nó có quan trọng, thì ít ra có thể nói cho chúng em nghe nó là gì và tai sao nó quan trọng.”
Luc đó, Andy Kiến đứng lên và nói: “tôi sẽ giải thích nó cho cả lớp.” Nó ra khỏi bàn và tiến lên bảng.Rồi nó viết lên bảng:
“Người ta nói tôi là một thiên tài bởi vì tôi 10 tuổi nhưng có điểm kiểm tra IQ rất cao, ngang bằng với mức thông minh của một người 18 tuổi.”
Cả lớp ngồi im một lúc để tiêu hoá thông tin mà Andy vừa đưa lên bảng. “Nói cách khác, nếu bạn không tăng cường học hỏi thì khi bạn già đi IQ của bạn sẽ bị giảm,” tôi nói.
“Đó là cách tôi có thể giải thích,”Andy nói. “Tôi có thể là một thiên tài ngày hôm nay, thế nhưng nếu tôi không nâng sự hiểu biết của mình, IQ của tôi sẽ giảm dần mỗi năm, đó những gì phương trình này cho thấy.”
“Bạn sẽ là một thiên tài ngày hôm nay nhưng là một thằng đần ngày mai,” tôi lẩm bẩm và cười to.
“Rất buồn cười. nhưng đúng vậy. Tuy vậy tớ vẫn không lo lắng về việc cậu có thể đánh bại được tớ.”
“Tớ sẽ trả đũa sau giờ học. Tớ sẽ gặp cậu ở sân bóng chày rồi chúng ta sẽ xem ai có IQ cao hơn.”Tôi cười và cả lớp cũng cười theo. Andy Kiến là một trong những người bạn thân của tôi.Tất cả chúng tôi đều biết rằng nó thông minh,và chúng tôi biết nó không phải là một vận động viên xuất sắc. Dù nó không để đánh bóng và bắt bóng, nhưng nó vẫn là một phần quan trọng của chúng tôi .xet cho cùng, cả đám đều tán thành chuyện đó.
IQ TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
Vậy thì làm cách nào đo được IQ tài chính của một người? có phải chúng ta đo chúng bằng giá trị chi phiếu, thu nhập ,loại xe hay căn nhà của chúng ta?
Mấy năm trước, tôi hỏi người bố giàu xem IQ tài chính là gì.
Người nhanh chóng trả lời: “Chỉ số thông minh tài chính không phải đo qua số tiền con kiếm được, mà qua số tiền con giữ được và việc nó giúp ích cho con như thế nào.”
Về sau người bổ sung thêm định nghĩa về IQ tài chính. Có lần, Người nói: “IQ tài chính của con tăng vì khi càng già thì tiền bạc càng đem lại cho con sự tự do hơn, hạnh phúc hơn, mạnh mẽ hơn, và nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống.” Người tiếp tục giải thích rằng nhiều người kiếm được nhiều tiền khi họ có tuổi, nhưng điều đó chỉ làm cho họ càng ít tự do hơn, nghĩa là có nhiều hoá đơn nặng đô hơn cần thanh toán. Như vậy người đó phải làm việc cật lực hơn để thanh toán chúng. Theo người, như thế không phải là người có đầu óc kinh tế. Người đã thấy nhiều người làm ra được hàng đống tiền, nhưng tiền đó lại chẳng làm cho họ hạnh phúc hơn. Người nói: “Tại sao phải làm việc cho đồng tiền và chịu bất hạnh? Nếu con phải làm việc vì đồng tiền, thì hãy tìm cách làm việc thoải mái và hạnh phúc. Đó mới là đầu óc kinh tế.”
Về sức khoẻ, Người nói: “Có nhiều người làm việc cật lực vì tiền và bán dần bán mòn sức khoẻ của mình. Tại sao phải làm thế? Đó không phải là cách làm giàu. Họ nghĩ đến việc làm lụng cực khổ để kiếm tiền hơn là làm thế nào để có những niềm vui trong cuộc sống.”
Về sự lựa chọn, Người nói thế này: “Bố biết khu vực hạng nhất trên máy bay cũng cấp cánh cùng lúc với khu vực hạng thường. Điều đó không thành vấn đề. Vấn đề ở chỗ con chọn vé bay hạng nhất hay vé bay hạng thường? Hầu hết những người dùng vé hạng thường không có sự lựa chọn. Có tiền là có quyền, bởi vì càng nhiều tiền càng có nhiều chọn lựa. ”
Những bài học về hạnh phúc được người càng nhấn mạnh khi về già. Càng về cuối đời, có được nhiều tiền hơn mong ước, người bắt đầu lặp đi lặp lại: “Tiền bạc không làm cho con hạnh phúc. Đừng bao giờ nghĩ con sẽ hạnh phúc khi con trở nên giàu có. Nếu con không hạnh phúc khi đang làm giàu, thì hẳn là khi giàu hay nghèo, cũng hãy đảm bảo là con đang được hạnh phúc.”
Người bố giàu thích được tự do thoải mái làm việc và tự do chọn người làm việc chung. Người thích tự do mua bất cứ thứ gì mình muốn. Người thích có sức khỏe, hạnh phúc và những sự lựa chọn. Người thích có khả năng tài chính để làm từ thiện theo ý nguyện. Và thay vì than vãn về những nhà chính trị và cảm thấy bất lực không thay đổi được hệ thống thì người lại khiến những nhà chính trị tìm đến để xin lời khuyên (và hy vọng vào sự đóng góp của người cho chiến dịch vần động). Người thích có quyền lực thông qua những người đó. Nhưng điều người tâm đắc nhất là thời gian rảnh rỗi mà tiền bạc đã đem lại cho người. Người thích giành thời gian nhìn ngắm những đứa con lớn lên và theo đuổi những dự án mà người thích, dù nó có đem lại lợi nhuận hay không. Cho nên người bố giàu của tôi đo IQ tài chính của mình bằng thời gian hơn là bằng tiền bạc. Những năm cuối đời là những năm tháng vui thú nhất bởi vì người giành phần lớn thời gian để chi tiền thay vì cố gằng giữ chúng. Có vẻ như người có nhiều niềm vui khi chi tiền ra như một mạnh thường quân hay như một nhà đầu tư. Người sống một cuộc sống giàu có, hạnh phúc và rộng lượng. Quan trọng nhất là người đã có một cuộc sống hoàn toàn tự do, và đó là cách người đo IQ tài chính của mình.
SỰ THÔNG MINH LÀ GÌ?
Bố ruột của tôi, một nhà lãnh đạo trong nghành giáo dục và là một thầy giáo có tài,cuối cùng đã trở thành gia sư riêng cho Andy Kiến. Andy thông minh và học lớp cao hơn tôi thay vì học lớp năm. Bố mẹ cậu ấy đã bị nhiều áp lực phải để cậu nhảy nhiều lớp,trong khi họ muốn cậu vẫn học đúng tuổi.Vì bố ruột tôi cũng là một thiên tài, một người đã tốt nghiệp chương trình bốn năm đại học chỉ trong hai năm, nên người đã hiểu rằng Andy đang trải qua điều gì và đã tôn trọng nguyện vọng của bố mẹ cậu. Người đồng ý với bố mẹ Andy là cậu nên hoàn thiện thể chất và tình cảm hơn là lên trường học hay cao đẳng học với những sinh viên gấp đôi tuổi. Cho nên, sau khi học chương trình tiểu học với những đứa trẻ bình thường,Andy sẽ đến bố tôi, một thanh tra giáo dục và dành buổi trưa để học với người. Và tôi đến chỗ người bố giàu và bắt đầu chương trình để học nâng cao kiện thức về tài chính của mình.
Thật lạ, những người bố bỏ thời gian ra để dạy con của người khác. Trong cuộc sống nhiều bậc cha mẹ ưu tiên thời giờ của mình để dạy thể thao, nghệ thuật, âm nhạc , khiêu vũ , nghề thủ công, kỹ năng kinh doanh, và nhiều thứ nữa cho người khác. Tất cả những người lớn đều là người thầy theo cách này hay cách khác…Là người lớn, chúng ta là những người thầy qua việc làm của chúng ta hơn là qua lời nói. Khi cô giáo của chúng tôi thông báo với cả lớp Andy là một thiên tài IQ cao,có nghĩa là cô cũng nói với chúng tôi những trò còn lại không phải là thiên tài. Tôi về nhà hỏi bố định nghĩa của người về sự thông minh. Câu trả lời của người thật đơn giản. Người chỉ nói thế này: “thông minh là khả năng vượt trội để phân biệt mọi chuyện tốt hơn”
Như biết tôi không hiểu nên người giải thích thêm. Người hỏi: “con có biết từ thể thao nghĩa là gì không ?”
“Chắc chắn con biết. Con khoái thể thao”
“Tốt. Có gì khác nhau giữa đá bóng, golF và lướt ván không?”
“Dĩ nhiên là có ạ. Có sự khác nhau rất lớn giữa các môn thể thao này.”
“Tốt. Nhũng sự khác nhau này được gọi là những sự phân biệt. “Ý bố là những sự phân biệt tương tự khác biệt ?”
Bố tôi gật đầu.
“Cho nên con có thể kể ra càng nhiều sự khác biệt giữa sự vật gì đó thì con càng thông minh à ?” tôi tiếp tục hỏi.
“Đúng rồi,”bố tôi trả lời. “con giỏi thể thao hơn Andy… nhưng Andy học giỏi hơn con. Nghĩa là Andy học tốt nhất bằng cách đọc và con hoc tốt nhất bằng cách làm. Vì thế Andy thấy thoải mái khi học trong lớp còn con thấy thoải mái khi học ở sân vận động. Andy sẽ học lịch sử và khoa học nhanh chóng và con sẽ tiếp thu nhanh môn bóng chày và bóng đá.”
Tôi đứng lặng đi một lúc. Bố tôi để tôi đứng đó một hồi. Cuối cùng tôi tỉnh chí lại và nói: “cho nên con học bằng cách chơi còn Andy học bằng cách đọc sách.”
Một lần nữa bố tôi gật đầu.
Tôi tiếp lời : “khi cô giáo con nói rằng Andy là một thiên tài, có nghĩa là cậu ta giỏi hơn con trong việc học bằng cách đọc, còn con giỏi hơn trong việc học bằng cách làm.”
“Ừ,” bố tôi tán thành.
“Vậy con cần phải tìm những gì cần học thích hợp nhất với cách học của con.”
Bố tôi gật đầu đồng ý. “Con vẫn cần phải học bằng cách đọc, nhưng có vẻ như con sẽ học nhanh hơn bằng cách làm.Trên nhiều phương diện, Andy gặp vấn đề là cậu có thể đọc chứ không thể làm, cậu ta có thể thấy thực tế cuộc sống là một nơi khó thích nghi hơn con. Cậu vẫn giỏi khi còn ở trong môi trường khoa học và giáo dục. Và đó là lý do cậu chật vật khi ở ngoài sân bóng chày hoặc khi nói truyện với những đứa trẻ khác. Bố nghĩ thật tuyệt khi con và các bạn rủ cậu cùng vào đội bóng. Con sẽ dạy cho cậu những thứ mà trong sách giáo khoa không bao giờ dạy… những môn học và những kĩ năng cực kỳ quan trọng để thành công trong cuộc đơi.”
“Andy là một người bạn tốt. Nhưng nó thích đọc sách hơn chơi bóng chày. Còn con thích chơi bóng chày hơn đọc sách. Nó thông minh hơn khi ở trong lớp, nhưng không có nghĩa là nó thông minh hơn con. IQ cao của nó có nghĩa là nó có tài học bằng mắt. Con cấn phải tìm cách phân biệt nhanh hơn để con có thể học nhanh hơn… theo cách tốt nhất đối với con”.
NHÂN LÊN BẰNG CÁCH CHIA BA
Người bố học thức của tôi nói: “Cũng như một tế bào sinh sản bằng cách chia đôi… trí thông minh cũng vậy. Khi chúng ta chia một chủ đề ra làm 2, chúng ta đã làm tăng sự thông minh của mình lên. Nếu sau đó chúng ta lại chia, thì ta có bốn, và chí thông minh của chúng ta đã được nhân lên bốn lần… nhân lên bằng cách chia ra. ‘Đó gọi là cách học lượng tử’ chứ không phải ‘cách học tuyến tính’. ”
Tôi gật đầu, như hiểu ra tôi nói: “Khi con chơi bòng chày lần đầu, con không biết gì nhiều. Nhưng con mau chóng phát hiện ra sự khác nhau giữa đánh bóng, chạy về chỗ. Có phải đó là điều bố muốn nói trí thông minh của con tăng lên bằng cách đưa ra những phân biệt tốt hơn?”
“Đúng vậy. Không phải con tự thấy mình tiến bộ khi con học nhiều hơn sao?”
“Rất đúng. Andy học rất giỏi nhưng cậu ta không thể chạm vào bóng.”
“Andy có thể biết sự khác nhau giữa chặn bóng và chạy về chỗ, nhưng nó không thể thực hiện được cú nào cả.”
“Và đó là vấn đề với việc đánh giá một người chỉ thường qua việc học tập xuất sắc của người đó. Thông thường người học xuất sắc không thành công lắm trong cuộc sống thực tế.”
“Tại sao vậy ạ?” tôi hỏi.
“Đó là một câu hỏi hay mà bố không có câu trả lời. Bố nghĩ bởi vì những nhà sư phạm chủ yếu chú trọng vào những kỹ năng trí tuệ chứ không phải kỹ năng thực hành. Bố cũng nghĩ là những nhà sư phạm phạt người ta vì sự phạm lỗi, và nếu con sự bị phạm lỗi, con sẽ không làm được gì cả. Chúng ta đang ở trong hệ thống giáo dục chú trọng quá nhiều vào sự cần thiết của việc phải làm đúng và sợ bị sai. Chính sách đó đã ngăn cản người ta hành động. Tất cả những gì chúng ta học được là thông qua hành động. Ở trường đầy những người có thể nói với con tất cả những gì con có thể biết về bóng chày, nhưng họ không thể chơi bóng chày được.”
CÓ BAO NHIÊU DẠNG TÀI NĂNG KHÁC NHAU?
Đầu thập niên 80, trong quyển sách Frame ò Mind (Khung trí tuệ), Howard Gardner đã xác định bảy dạng tài năng khác nhau trong lĩnh vực.
1. Học tập: Đó là khả năng đọc viết bẩm sinh của một người, là một năng lực quan trọng bởi vì nó là một trong những cách cơ bản nhất để con người thu thập và chia sẻ thông tin. Nhà báo, nhà văn, luật sư, giáo viên thường được trời ban cho dạng tài năng này.
2. Tính toán: Là dạng tài năng liên quan đến dữ liệu số. Một nhà toán học hiển nhiên được trời ban tặng cho dạng tài năng này. Một kỹ sư được đào tạo chính quy có thể cần phải giỏi ở cả hai dạng tài năng này.
3. Không gian: Đây là dạng tài năng thường gặp ở những người có đầu óc sáng tạo, như nghệ sĩ, nhà thiết kế. Một kiến trúc sư giỏi phải có ba dạng tài năng trên bởi vì nghề nghiệp của họ đòi hỏi cả từ ngữ, con số, và thiết kế sáng tạo.
4. Thể lực: Đây là dạng tài năng thường gặp ở nhiều vận động viên và vũ sư. Nhiều người tuy không học giỏi ở trường nhưng có tài này. Nhiều lúc người có tài này bị hút về hướng kinh doanh địa ốc hay máy móc. Họ có lẽ thích các sưởng mộc hay các lớp học nấu ăn. Nói cách khác, họ là những thiên tài khi mắt thấy, tay chạm và làm mọi thứ. Một người thiết kế có thể cần có cả bốn dạng tài năng trên.
5. Nội tâm: Dạng tài năng này thường được gọi là “Thông minh trong cảm xúc” (hay thông minh tâm hồn). Đó là những gì chúng ta tự nói với bản thân, như khi chúng ta sợ hay giận dữ. Thông thường, người ta không thành công ở một số mặt nào đó không phải vì thiếu kiến thức mà bởi vì họ sợ thất bại. Ví dụ, tôi biết nhiều người thông minh sáng láng, học thường đạt điểm cao nhưng lại kém thành công trong cuộc sống, lý do là họ sợ phạm sai lầm hay thất bại.
Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng hầu hết chúng ta đều đã trải nghiệm sức mạnh của cảm xúc vượt xa lý trí, đặc biệt khi chúng ta sợ hãi mất cả ý trí hoặc chúng ta nói điều gì đó mà chúng ta không nên nói.
Tôi đồng ý rằng sự thông minh cảm xúc là một tài năng quan trọng nhất trong tất cả các dạng tài năng tôi nói vậy là ví nội tâm là sự kiểm soát của chúng ta đối với những gì chúng ta nói với bản thân. Đó là tôi nói chuyện với chính tôi và bạn nói chuyện với chính bạn.
6. Giao tế: Đây là dạng tài năng tìm thấy ở những người có tài ăn nói. Chẳng hạn như những nhà giao tế, các ngôi sao ca nhạc, nhà thuyết giáo, nhà chính trị, nghệ sĩ, người tiếp thị bán hàng và những người dẫn chương trình.
7. Môi trường: Đây là dạng tài năng giúp gắn kết con người với mọi thứ xung quanh họ. Dạng này thường có ở những nhà nông lớn, các nhà huấn luyện thú, các nhà địa hải dương học và những người quản lý công viên.
Nếu chia nhỏ các dạng tài năng cơ bản trên bằng cách phân biệt rõ hơn, ta có thể có đến hơn ba mươi dạng tài năng.
NGƯỜI THẤT BẠI TRONG HỌC TẬP
Người nào học không giỏi ở trường, ngay cả khi họ rất chăm chỉ, thì thường không có tài học tập. Những người này không thể học bằng cách ngồi ì một chỗ, nghe giảng, hoặc đọc sách. Họ chắc chắn là có năng khiếu trong lĩnh vực khác.
Bố ruột tôi rõ ràng có tài học tập, đó là lý do người có kỹ năng đọc, viết rất tốt và có IQ cao. Người cũng là một nhà giao tế tài năng.
Còn người bố giàu lại có tài tính toán. Và người còn là một diễn giả rất giỏi và rất có tài giao tiếp. Người có hàng trăm nhân viên thích làm việc cho người. Người cũng không e ngại nói về rủi ro, điều đó có nghĩa là tài năng nội tâm của người cũng rất mạnh. Nói cách khác, người có khả năng tập trung rất cao vào các chi tiết gắn liền với khả năng thấp nhận rủi ro trong đầu tư; và người có khả năng xây dựng các công ty mà người ta thích vào làm.
Người bố ruột của tôi tuy rất có tài, nhưng nỗi sợ bị thu lỗ tiền bạc chính là một điểm yếu của người. Khi người cố gắng bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, sau đó bị thua lỗ, người đau lòng và quay trở về đi làm công. Một điều mà người chủ doanh nghiệp phải có, đặc biệt khi bắt tay xây dựng một doanh nghiệp mà không có tiền là tài năng trong nội tâm.
Người bị té ngã và biết đứng lên được gọi là người vững vàng, ngoan cường hay quả quyết. Người giảm làm những điều mà người khác thấy kinh hãi được gọi là có khí phách hay dũng cảm. Một người phạm sai lầm, nhưng giám chấp nhận sai lầm đó và xin lỗi, được gọi là người khiêm tốn… đó cũng là dạng tài năng khác.
TẠI SAO CÓ NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG HƠN NGƯỜI KHÁC?
Vào cuối thập niên 1930 một nghiên cứu trên những người thành đạt của viện Carnegie cho thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm đến 15% trong thành công của một người. Nói cách khác, một số tiến sỹ thành công hơn những người khác không nhất thiết vì họ học trường nào hay học thông minh đến đâu. Tất cả chúng ta đều biết người học giỏi ở trường và rất thông minh, chưa hẳn đã thành công trong cuộc sống. Khi bạn nhìn vào 7 dạng tài năng khác nhau, bạn có thấy có nhiều lý do khác nhau để một người thành công. Nói cách khác, bạn có thể phân biệt rõ nền tảng của sự thông minh.
Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 3000 ông chủ qua phỏng vấn trả lời câu hỏi: “Hai kỹ năng hàng đầu mà bạn tìm kiếm khi tuyển nhân viên là gì?”. Sáu kỹ năng được đề cập nhiều nhất là: Thái độ tốt; kỹ năng giao tíêp tốt; kinh nghiệm làm việc; những ý kiến của cơ quan cũ; những kỹ năng được huấn luyện ra sao; tổng thời gian đến trường.
Một lần nữa, thái đọ và kỹ năng giao tiếp lại được xếp cao hơn năng lực về chuyên môn trong việc xác định một việc làm thành công.
PHÁT HIỆN RA NĂNG KHIẾU CỦA BẠN VÀ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI CÓ TÀI.
Bố tôi biết rằng việc ngồi yên trong phòng, nghe giảng, đọc sách và đọc những môn mà không vận động cơ thể không phải là cách học tốt nhất của tôi. Người ta thường nói: “Ta không tin bất kỳ đứa con nào của ta sẽ học giỏi ở trường”. Người biết là tất cả trẻ con không học cùng một kiểu. Một người chị của tôi là hoạ sỹ tài ba, sắc sảo về màu sắc và bố cục. Bây giờ chị ấy làm việc như một hoạ sỹ thương mại. Người chị khác của tôi là một nữ tu sĩ và rất yêu thiên nhiên. Anh trai tôi là một học giả giỏi. Anh thích làm và học với hai bàn tay mình. Đưa anh một cái tua - vít là anh muốn .chữa chữa mọi thứ. Anh cũng là một nhà giao tiếp tài ba, đó là lý do anh làm việc tại ngân hàng Máu. Anh thích trấn an những người bồn chồn lo lắng và đề nghĩ của họ hiến máu để cứu người khác. Còn tôi tôi sẽ nói rằng nội tâm của tôi rất tốt điều đó cho phép tôi vượt qua nỗi sự hãi và hành động. Đó là lý do tôi thích làm một người phụ trách hãng buôn và một nhà đầu tư. Tôi đã học cách thống trị nỗi sợ và chuyển chúng thành sự hào hứng.
Bố tôi thông minh đủ để khuyến khích con mình nhận ra được năng khiếu của ta và chọn cách học cho riêng chúng. Khi người phát hiện ra là tôi thực sự quan tâm đến tiền bạc, chủ nghĩa tư bản và kinh tế học những môn mà người không ưa, người khuyến khích tôi tìm những thầy giáo có thể dạy tôi những mà người không ưa, người khuyến khích tôi tìm nhưng thầy giáo có thể dạy tôi nhưng môn đó. Và dó là lý do ở tuổi nên chín, tôi bắt đầu học hỏi từ người bố giàu. Mặc dù người bố ruột của tôi tôn trọng người bố giàu, nhưng họ không đồng quan điểm với nhau trong nhiều vấn đề. Bố ruột tôi biết ràng nếu một đứa trẻ thích thú một môn học nào, thì đứa trẻ đó có cơ hội tốt hơn để phát hiện ra tài năng bẩm sinh của nó. Người cho phép tôi học những môn tôi ưa thích mặc dù người không đặc biệt thích môn đó . Và khi tôi không đạt điểm cao ở trường, người không buồn, mặc dù Người là một lãnh đạo trong ngành giáo dục.
Người biết rằng mặc dù trường học là quan trọng, nhưng đó không phải là nơi tài năng của tôi đươc nhận ra. người biết nếu trẻ con học và làm những gì chúng ưa thích thì chúng sẽ nhận ra những tài năng của chúng và sẽ thành công. Người biết và nói chúng tôi thông minh, mặc dù chúng tôi thường bị điểm thấp ở trường. là một nhà giáo có uy tín, Người biết rằng giáo dục thực sự là làm bộc lộ lăng khiếu của trẻ ra, chứ không phải nhồi nhét thông tin vào.
BẢO VỆ NĂNG KHIẾU CỦA CON BẠN.
Bố tôi rất nghiêm túc trong viêc bảo vệ năng khiếu của tất cả những đứa con. Người biết rằng trường học chỉ phát hiện ra được năng khiếu giao tiếp. Người quan tâm đến tôi bởi vì tôi là một đứa trẻ hiếu động và ghét những môn học từ tư, chán ngắt. Người biết tôi có khẳ năng tập trung ngắn và sẽ gặp rắc rối khi đi học. Vì những lý do đó, người khuyến khích tôi chơi thể thao và học hỏi ở người bố giàu. Người muốn tôi vẫn rất năng động và học một môn mà tôi rất hứng thú để đảm bảo sự tự tin của tôi, điều nay có liên quan mật thiết đến việc giữ cho năng khiếu của tôi nguyên vẹn. Người đã áp dụng như vậy với anh chị em tôi.
Khi xem truyền hình nếu chúng ta cảm thấy chán, chúng ta chỉ việc nhấn nút và xem chương trình khác hứng thú hơn buồn thay, con cái chúng ta lại không có được cơ hội đó ở trường học.
RÙA VÀ THỎ
Bố tôi thích câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ.Người thường nói với con gái: “Có những bạn học ở trường thông minh, nhanh nhẹn hơn các con ở môt vài mặt nào đó. Nhưng không có nghĩa là họ dẫn đầu trước các con. Hãy luôn nhớ câu chuyện rùa và thỏ.Nếu các con học hành theo tiến độ của mình và cứ học mãi thì con sẽ vượt qua mặt những kẻ học nhanh nhưng rồi ngưng lại. Đơn giản bởi vì một đứa trẻ có điểm cao ở trường không có nghĩa là đứa trẻ có cuộc sống. nên nhớ, nền giáo dục thật sự sẽ bắt đầu khi con ra trường.” đó là cách khuyến khích của bố tôi để con cái trở thành người học suốt đời như người.
IQ CỦA BẠN CÓ THỂ GIẢM.
Tôi nghiệm ra rằng cuộc sống là một bài học phải học không ngừng. Cũng giống như một con thỏ nằm ngủ, nhiều người sẽ nằm ngủ sau khi ra trường. Trong cuộc sống thay đổi đến chóng mặt ngày nay, thái độ như vậy phải trả giá rất đắt. Hẵy kiểm tra lại công thức xác định IQ:
Tuổi trí tuệ
IQ= x 100
IQ= x 100
tuổi đời
Bằng cách tính đó, IQ của bạn sẽ giảm vì tuổi đời của bạn mỗi năm mỗi tăng. Đó là lý do câu chuyện về rùa và thỏ của bố tôi luôn đúng. Khi bạn họp mặt bạn bè thời trung học, bạn luôn có thể nhận ra những con thỏ ngủ gật trên đường. Rất nhiều lần họ đã là những sinh viên được bầu là “Tài năng trẻ”… nhưng bây giờ họ đã không còn dược như vậy nữa. họ quên sự giáo dục ngoài đời diễn ra sau khi ra trường.
PHÁT HIỆN RA NĂNG KHIẾU CỦA CON BẠN
“Con bạn là một thiên tài ”. tôi nghĩ là vậy và tôi hy vọng bạn cũng nghĩ thế. Thực ra, có lẽ con bạn có nhiều năng khiếu khác nhau. Vấn đề ở chỗ, nền giáo dục hiện tại của chúng ta chỉ phát hiện ra một dạng năng khiếu thôi. nếu năng khiếu của con bạn không phải là năng khiếu do giáo dục phát hiện, con bạn có thể cảm thấy ngu dốt ở trường thay vì thấy mình thông minh. tệ hại nhất là năng khiếu đó có thể bị lờ đi hoặc có thể bị cản trở phát huy trong nền giáo dục. Tôi biết có nhiều đứa trẻ bị làm cho cảm thấy kém thông minh bởi vì chúng bị so sánh với những đứa trẻ khác. Thay vì phát hiện ra từng năng khiếu riêng của mỗi đứa trẻ thì chúng ta lại áp dụng một tiêu chuẩn chung về IQ cho mọi đứa trẻ. Trẻ con đi học với cảm giác mình không thông minh. điều nay sẽ gây bất lợi lớn trong cuộc sống. điều quan trọng các bậc bố mẹ cần làm là xác định năng khiếu bẩm sinh của con mình ngay những năm tháng đầu đời, khuyến khích phát triển những năng khiếu đó, và bảo vệ chúng khỏi “năng khiếu cào bằng ” của nền giáo dục. Như bố của tôi từng nói với các con .“nền giáo dục của chúng ta được thiết kế để dạy trẻ con nhưng buồn thay nó không được thiết kế để dạy tất cả mọi đứa trẻ.”
Khi người ta hỏi tôi có nghĩ tất cả mọi trẻ con đều thông minh không, tôi đáp: “Tôi chưa từng thấy đứa trẻ nào mà không háo hức tò mò học hỏi. tôi chưa từng thấy đứa trẻ nào phải được bảo học đi học nói. Tôi chưa từng thấy đứa trẻ nào té ngã trong khi học đi mà lại không muốn đứng nên lại và nói trong khi mặt úp suống sàn, ‘Con lại thất bại nữa rồi. Con nghĩ là con không bao giờ học đi được.’ Tôi chỉ thấy những đứa trẻ té lên té xuống nhưng cuối cùng vẫn đứng lên và bắt đầu đi đuợc , rồi sau đó còn chạy nữa. Trẻ con là những sinh linh bé bỏng có khả năng học hỏi rất cao. Tuy nhiên, tôi cũng đã gặp nột số đứa trẻ rất ngán trường học hoặc tức giận khi ra trường, hoặc ra trường với cảm giác thất bại, hoặc ra trường với lời thề không bao giờ đi học nữa .”
Hiển nhiên, đối với những đứa trẻ này, chuyện gì đó đã xảy ra với sự yêu thích học hỏi tự nhiên của chúng từ khi sinh ra cho đến khi học song. người bố học thức của tôi đã nói: “Một công việc quan trọng nhất của các bậc cha mẹ là phát hiện và phát huy năng khiếu của con mình và giữ lòng đam mê học hỏi của nó sống mãi, đặc biệt nếu đứa trẻ đó không thích trường học.” Nếu bố tôi đã không làm vậy, có lẽ tôi đã ra trường trước khi tốt nghiệp từ lâu rồi. Người đã giữ cho ngọn lửa học tập của tôi cháy mãi, và luôn tìm cách khuyến khích tôi phát triển năng khiếu của mình. Tôi đã ở lại trường, mặc dù tôi ghét trường học!
CHƯƠNG 3 : CHO CON SỨC MẠNH-TRƯỚC KHI CHO CON TIỀN
Một ngày nọ, đứa bạn cùng lớp –Richie mời tôi đến nghỉ cuối tuần tại nhà nghỉ ở bãi biển của gia đình nó. Tôi cảm động lắm, Richie là một những đứa giàu nhất lớp, và ai cũng muốn kết bạn với nó. Và tôi lại may mắn nhận được lời mời đến nhà nghỉ bờ biển của nó, trên mảnh đất riêng cách nhà tôi khoảng 45km.
Mẹ giúp tôi chuẩn bị hành lý và cảm ơn bố mẹ của Richie có du thuyền riêng và rất nhiều đồ chơi hiện đại. Chúng tôi chơi từ sáng đến tối. Lúc bố mẹ Richie đưa tôi về nhà lại, da tôi đã rám nắng, lòng phấn khởi và đầy cảm kích.
Mấy hôm sau, ở đâu tôi cũng cứ huyên thuyên về những ngày cuối tuần đó. Tôi kể về những trò chơi, những món đồ chơi, chiếc du thuyền, những món ăn ngon, và ngôi nhà tuyệt đẹp ven biển. Đến ngày thứ tư cả nhà tôi ngán đến tận cổ khi nghe những chuyện đó. Tối thứ năm, tôi hỏi bố mẹ xem chúng tôi có thể mua một ngôi nhà ngoài bãi biển gần nhà của Richie không. chỉ có thế mà bố tôi nổi dận lôi đình “Bốn ngày nay, tất cả những gì cả nhà nghe được là mấy ngày nghỉ cuối tuần của con ở nhà nghỉ ngoài bãi biển của nhà Richie. Ta mệt mỏi vì nghe ba cái thứ đó rồi. bây giờ con muốn chúng ta mua một ngôi nhà bãi biển. Con nghĩ bộ ta in ra tiền hả? ta chỉ có khả năng thanh toán hết hoá đơn và giữ cho cả nhà còn cơm để mà ăn.Ta còng lưng làm lụng suốt ngày cho cả nhà có đủ cơm ăn áo mặc và thanh toán hết hoá đơn tính tiền hàng tháng. Nếu con muốn sống như Richie thì sao không qua ở bên đó luôn đi?”
Khuya đó, mẹ rón rén vào phòng tôi. Trên tay mẹ là một chồng phong bì. Ghé ngồi xuống giường tôi, bà nói: “bố con đang căng thẳng về tài chính.”
Tôi nằm đó trong bóng đêm, rối tung vi những cảm giác lẫn lộn và ngước nhìn mẹ. là đứa bé mới chín tuổi, tôi đã buồn, sốc, giận, và thất vọng. Tôi không có ý chọc giận bố. Tôi biết chúng tôi đang trong giai đoạn khó khăn về kinh tế. Tôi chỉ muốn chia sẻ một chút với cả nhà về niềm hạnh phúc của tôi và về bức tranh của một cuộc sống tốt đẹp… một cuộc sống mà tiền bạc có thể đem lại… một cuộc sống mà có lẽ chúng tôi cũng khao khát đạt được.
Mẹ bắt đầu cho tôi xem những hoá đơn, rất nhiều con số được đánh dấu đỏ. “Chúng ta đã rút quá số tiền gửi trong ngân hàng, những hoá đơn này chưa thanh toán và còn một số hoá đơn đã trễ hạn hai tháng.”
“Tại sao:”Tôi hỏi, gần như nài nỉ một sự giải thích nào đó. “Chúng ta xài quá nhiều, nhưng bố con lại không kiếm ra nhiều tiền đến thế. Và mẹ của bố, bà nội con, lại đề nghị chúng ta gửi tiền để giúp đỡ họ. bố con vừa nhận được thư hôm nay, và bố con rất lo lắng vì chúng ta cũng đang gặp khó khăn. Chúng ta không thể trả nổi những thứ mà bố mẹ Richie có thể trả.”
“Nhưng tại sao?”
“Mẹ không biết tại sao. Mẹ chỉ biết chúng ta không thể trả nổi những thứ như họ. Chúng ta không giàu như họ. Bây giờ thì nhắm mắt và ngủ đi con.Ngày mai con phải đi học rồi, và con cần phải học thật giỏi nếu con muốn thành công trong cuộc sống. Nếu con có học vấn cao thì con có thể giàu như bố mẹ Richie.”
“Nhưng bố có học vấn cao, mẹ cũng có học vấn cao,” tôi cãi lại. “vậy tại sao chúng ta không giàu? tất cả những gì chúng ta có là một đống hoá đơn chưa trả nổi. con không hiểu nổi.”
“Đừng bận tâm, con yêu. Đừng lo nghĩ về tiền bạc. Bố mẹ sẽ giải quyết vấn đề tiền bạc. Sáng mai con phải đi học, nên con cần phải ngon giấc tối nay.”
Lúc bấy giờ tôi chín tuổi và gặp đứa bạn học như Richie, tôi biết đó là sự khác biệt lớn giữa gia đình tôi và nhiều gia đình của các bạn học. Trong dạy con làm giàu tập 1, thật may là tôi được học ở trường tiểu học của những đứa trẻ giàu thay vì trường tiểu học của những đứa trẻ nghèo hay trung lưu. Có những đứa bạn con nhà giàu trong khi gia đình mình nợ ngập đầu, và ở vào độ tuổi nhạy cảm đó, nhận thức này trở thành một bước ngoặc trong đời tôi.
CÓ PHẢI CẦN CÓ TIỀN MỚI LÀM RA TIỀN KHÔNG?
Một trong những câu hỏi thưòng xuyên nhất mà tôi nhân được là : “có phải cần có tiền mới làm ra tiền không?”
Câu trả lời của tôi là: “Không, không phải vậy.Tiền bạc đến từ ý tưởng của bạn bởi vì tiền bạc chỉ là ý tưởng.”
Một câu hỏi khác là: “Tôi đầu tư thế nào nếu tôi không có tiền? Làm sao tôi có thể đầu tư khi thậm chí tôi không thể trả nổi những hoá đơn của mình ?”
Tôi biết rằng với nhiều người câu trả lời của tôi là không thoả mãn, trong khi họ đang tìm kiếm những câu trả lời về cách nhanh chóng kiếm một vài đồng bạc để họ có thể đầu tư và tiến lên trong đời. tôi muốn người ta biết rằng họ có quyền lực và khả năng để có tiền như ý muốn… nếu họ muốn và sức mạnh đó không có trong tiền bạc, không có ở bên ngoài con người họ. sức mạnh đó có trong ý tưởng của họ… sức mạnh của ý tưởng. đáng mừng là chuyện đó không cần dùng đến tiền bạc… nó chỉ cần sự sẵn lòng thay đổi một vài ý tưởng, và bạn có thể đạt được sức mạnh và tiền bạc, thay vì để cho tiền bạc khống chế bạn.
Người bố giàu của tôi thương nói: “người ta nghèo vì họ có những ý tưởng nghèo. hầu hết những người nghèo có ý tưởng về tiền bạc và cuộc sống từ bố mẹ của họ. vì chúng ta không được dạy dỗ gì cả về tiền bạc ở trường học, nên ý tưởng về tiền bạc được chuyền tư bố mẹ sang con cái, qua nhiều thế hệ. ”
Mặc dù lúc đó tôi không hiểu tại sao nhà Richie giàu hơn nhà tôi, nhưng mấy năm sau thì tôi hiểu ra. nhà Richie biết cách bắt tiền làm việc cho họ, và họ truyền lại kiến thức đó cho con cái. Richie vẫn đang rất giàu và sẽ còn giàu nữa. Ngày nay, bất cứ khi nào chúng tôi gặp lại nhau chúng tôi vẫn là những người bạn thân thiết nhất , và đã hơn bốn mươi năm kể từ khi chúng tôi kết bạn vơi nhau. Thường 5 năm chúng tôi mới gặp nhau một lần, thế mà cứ như là mới gặp nhau hôm qua vậy. Bây giờ tôi đã hiểu tại sao nhà cậu ấy giàu hơn nhà tôi; tôi thấy cậu truyền đạt lại kiến thức đó cho con mình. Nhưng không những truyền lại cách “kiếm tiền”, cậu còn truyền đạt lại sức mạnh về tiền bạc. và đó là sức mạnh về tiên bạc… chứ không chỉ tiền, khiến người ta giàu có. sức mạnh về tiền bạc – đó là điều mà tôi muốn quyển sách này truyền đạt lại cho bạn để bạn có thể truyền đạt lại cho con cháu.
NGUỜI GIÀU KHÔNG CẦN TIỀN.
Mặc dù người bố giàu cho những đứa con khác của người một khoản tiền, nhưng người không cho MiKe đồng nào cả, và người không trả tiền không cho chúng tôi khi chúng tôi làm việc cho người. Người nói: “cho một đứa trẻ tiền, đó là con đã dạy nó làm việc cho đồng tiền thay vì học cách làm ra đồng tiền.”
Bây giờ tôi không nói là bạn nên bắt con mình làm việc không công. Và tôi cũng không nói là đừng cho bọn trẻ tiền.tôi sẽ không ngớ ngẩn đến độ bảo bạn nói với con của bạn những gì, vì rằng mỗi đứa trẻ mỗi khác và mỗi nhà mỗi cảnh. Điều tôi đang nói là tiền bạc đến từ ý tưởng. Có một câu nói rất quen thuộc là: “Một cuộc hành trình hàng ngàn dặm bắt đầu bằng một bước chân đơn giản.” một câu nói chính xác hơn sẽ là: “Một cuộc hành trình hàng ngàn dặm băt đầu bằng ý tưởng tạo nên cuộc hành trình .” Đối với tiền bạc, nhiều người bắt đầu cuộc hành trình trong đời họ bằng những ý tưởng nghèo nàn hoặc nhưng ý tưởng hạn chế họ sau này trong cuộc đời.
KHI NÀO BẠN DẠY CON VỀ TIỀN BẠC?
Tôi thường được hỏi: “Ở độ tưổi nào thì tôi nên bắt đầu dạy con về tiền bạc?”
Câu trả lời của tôi là: “khi con bạn bắt đầu quan tâm đến tiền.”Tôi có một người bạn có đứa con 5 tuổi. Giả dụ tôi có một tờ 5 đôla hoặc một tờ 20 đôla và hỏi thằng bé: “con muốn cái nào?” thì thằng bé sẽ chọn cái nào?Người tôi hỏi luôn trả lời không chút ngập ngừng: “tờ 20 đôla.”Tôi đáp lại: “Chính xác, thậm chí một đứa trẻ 5 tuổi cũng hiểu sự khác biệt giữa một tờ 5 đôla và 20 đôla.”
Người bố gìau lấy 10 cent mỗi giờ cho việc dạy tôi cách làm giàu. Người đã không làm điều đó chỉ để dạy tôi chuyện tiền nong. Tôi yêu cầu được học làm giàu, tôi không chỉ muốn học về tiền nong. Nếu đứa trẻ không thật sự muốn học làm giàu, thì hiển nhiên bài học nên khác đi. một trong những lý do mà người bố giàu cho những đứa con khác tiền tiêu là vì những đứa trẻ con đó không quan tâm đến chuyện làm giàu, nên người đã dạy họ những bài học khác về tiền. Mặc dù những bài học khác nhau, người vẫn dạy họ có được sức mạnh về tiền bạc thay vì phí cả đời chạy theo nhu cầu về tiền bạc. Người đã nói: “Con càng nhiều tiền bao nhiêu thì con càng ít sức mạnh bấy nhiêu.”
GIỮA CHÍN TUỔI VÀ MƯỜI LĂM TUỔI
Nhiều nhà tâm lý giáo dục đã nói với tôi rằng lứa tuổi từ 9 đến 15 tuổi rất quan trọng trong sự phát triển của một đứa trẻ. Tôi không phải là một chuyên gia về sự phát triển của trẻ em cho nên hãy xem những lời của tôi như những hướng dẫn chung chung chớ đừng xem đó như một kinh nghiệm chuyên môn. Một chuyên gia từng tiếp súc đã nói rằng ở khoảng 9 tuổi, trẻ con thường phá vỡ một số điều mà bố mẹ áp đặt và tự tìm cho mình một con đường riêng. Tôi biết rằng điều đó đúng với tôi bởi vì năm nên 9, tôi bắt đầu làm việc với người bố giàu. Tôi muốn thoát khỏi thế giới thực tại của bố mẹ tôi, nên thế tôi cần một cá tính mới.
Một chuyên gia khác đã nói rằng ở độ tuổi này, trẻ con phát triển những gì mà chúng gọi là “phương pháp để thành công”. Đó chính là ý tưởng của một đứa trẻ về cách mà sẽ tồn tại tốt nhất và thành công. Nói cách khác, nếu một đứa trẻ nghĩ rằng nó học giỏi ở trường và tốt nghiệp danh dự nếu một đứa trẻ không học giỏi ở trường hoặc không thích trường học, đứa trẻ có thể tìm một phương pháp khác.
Chuyên gia này cũng nêu một số điểm đáng chú ý về phương pháp để thành công, rằng mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái bắt đầu khi phương pháp để thành công của mỗi đứa trẻ không giống với của bố mẹ. Và những vấn đề gia đình nảy sinh khi các bậc bố mẹ bắt đầu áp đặt phương pháp của họ lên con trẻ mà không tôn trọng phương pháp của con. Bố mẹ trước tiên cần phải nắng nghe kỹ lưỡng phương pháp để thành công của con mình.
Chuyên gia này cũng rằng nhiều người lớn gặp rắc rối lúc về già khi họ nhận ra rằng những phương pháp mà họ đặt ra cho bon trẻ không thành công đối với họ nữa. Nhiều người lớn sau đó đã thay đổi công việc hoặc nghề nghiệp. một số khác thì tiếp tục cố gắng làm cho phương pháp cửa mình có hiệu lục trở lại. còn nhưng người khác thất vọng, nghĩ là mình đã thất bại trong cuộc đời, thay vì nhận ra phương pháp để thành công của minh đã không còn phù hợp nữa. Nói cách khác, người ta thường hạnh phúc nếu phương pháp của mình thành công. Người ta thường thấy bât hạnh với cuộc sống nếu cảm thấy mệt mỏi vì phương pháp của mình, hoặc phương pháp đó không còn phù hợp nữa, hoặc phương pháp của mình không đạt được.
Chương 4. Nếu con muốn giàu thì con phải làm bài tập ở nhà
Cả bố mẹ tôi và bố mẹ Mike đều không ngừng nhắc nhở chúng tôi làm bài tập ở nhà. Một lần nữa, sự khác biệt ở chỗ họ không đòi hỏi phải làm cùng loại bài tập.
“Con làm bài tập ở nhà chưa?” mẹ tôi hỏi.T
“Con sẽ làm ngay khi chơi xong trò này.”
“Con chơi đủ rồi đấy! Giờ thì nghỉ đi và cầm sách vở xem. Nếu con không đạt điểm cao thì con sẽ không vào đại học được, rồi họ làm sao kiếm được việc làm tốt nổi?”
“Dạ, dạ. Con sẽ nghỉ chơi nhưng mà để con mua thêm một khách sạn nữa.
“Nghe lời mẹ và ngưng chơi ngay đi. Bố biết con thích chơi nhưng đến lúc con phải học rồi.”
Đó là giọng của bố tôi, nghe có vẻ không vui. Tôi biết tôi phải dừng ngay thay vì năn nỉ. Điều này khiến tôi mất mấy ngôi nhà xanh be bé, và tài sản khiến tôi tích góp khi chơi. Tôi sắp sửa thao tác đúng được một dãy phố. Nhưng tôi biết bố tôi nói đúng. Tôi sẽ có một tiết kiểm tra vào ngày mai mà tôi chưa học gì cả.
Đó là cái thời tôi hoàn toàn bị cờ tỉ phú mê hoặc. Tôi chơi trò đó từ năm tám tuổi cho đến năm mười bốn tuổi, khi tôi bắt đầu chơi bóng cho đội của trường trung học. Mặc dù không còn chơi cờ tỉ phú như trước nữa, nhưng không bao giờ tôi bị mất lòng đam mê vào nó, và một khi tôi đã đủ lớn, tôi bắt đầu chơi trò đó ngoài đời thật.
XÂY NHỮNG TOÀ NHÀ TỪ NGƯỜI BỐ GIÀU CỦA TÔI
Sau khi có nhận thức mạnh mẽ và đúng đắn, một trong những toà nhà quan trọng nhất để đi đến sự giàu có là bài tập ở nhà.
Có nhiều buổi thứ bảy, thay vì rong chơi cùng bạn bè hay chơi môn thể thao nào đó thì tôi ngồi lại văn phòng của người bố giàu, học ngóc ngách của việc điều hành công việc kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà đầu tư.
Một hôm, người bố giàu hỏi Mike và tôi: “Các con có biết tại sao ta sẽ luôn giàu hơn những người làm việc cho ta không?”
Mike ngồi phỗng người ra một lúc, rà soát trong đầu để tìm câu trả lời xác đáng nhất. Cuối cùng, tôi đánh bạo trình bày câu trả lời mà tôi nghĩ là hiển nhiên. “Bởi vì bố làm ra nhiều tiền hơn họ”, tôi nói
“Ừ, Mike nói, gật đầu tán thành.” Bố làm chủ công ty, và bố quyết định trả lương cho bố bao nhiêu và họ bao nhiêu.”
Người bố giàu lắc lư người trên ghế, mỉm cười. “Được đúng là ta quyết định trả lương cho mỗi người bao nhiêu. Nhưng sự thật là ta được trả lương thấp hơn nhân viên của ta.”
Cả Mike và tôi nhìn người bố giàu sửng sốt. “Nếu bố làm chủ công việc kinh doanh này, thì sao lại có nhân viên nào được trả lương hơn bố được?” Mike hỏi.
Người đáp: “Bởi vì khi con mới khởi nghiệp, tiền mặt luôn eo hẹp, và người chủ thường là người cuối cùng được lãnh lương.”
“Ý bố là nhân viên luôn là người được lãnh lương trước tiên?” Mike hỏi.
Người bố giàu gật đầu. “Đúng như vậy. Và không chỉ họ lãnh lương trước tiên mà họ còn lãnh lương trước ta.”
“Nhưng tại sao lại như vậy?” tôi hỏi. “Tại sao lại làm chủ một doanh nghiệp nếu bố lãnh lương sau cùng và bết bát nhất?”
“Bởi vì đó là những gì một chủ doanh nghiệp thường cần phải làm trước tiên nếu anh ta muốn xây dựng một doanh nghiệp thành công.”
“Điều đó thật là vô lý,” tôi đáp. “Bố hãy cho con biết tại sao bố làm như vậy đi?”
“Bởi vì những nhân viên làm việc vì tiền, và ta làm việc để xây dựng một tài sản.”
“Cho nên khi doanh nghiệp này phát triển hơn. Lương của bố tăng lên?”
“Có thể đúng hoặc không. Ta nói điều này bởi vì ta muốn các con biết được sự khác biệt giữa tiền và tài sản. Ta có thể hoặc không tự trả lương cho mình cao hơn về sau, và ta không làm lụng cực khổ vì tiền lương. Ta làm việc để xây dựng cột tài sản tăng về mặt giá trị. Có lẽ ngày nào đó ta bán doanh nghiệp này lấy hàng triệu đô la, hoặc một ngày nào đó ta sẽ thuê một chủ tịch điều hành nó cho ta, và ta xây dựng doanh nghiệp khác.”
“Vậy là đối với bố, xây dựng một doanh nghiệp là xây dựng cột tài sản. Và tài sản đối với bố quan trọng hơn là tiền bạc,” tôi nói, cố hết sức hiểu được sực khác biệt tài sản và tiền bạc.
“Đúng rồi. Và đó là lý do thứ hai ta lãnh lương ít hơn là vì ta đã có những nguồn thu nhập khác.”
“Ý bố là bố có tiền từ những tài sản khác?”
Một lần nữa người bố giàu lại gật đầu, “Và đó là lý do ta luôn hỏi các con câu hỏi đầu tiên, tại sao ta luôn giàu hơn nhân viên ta, bất chấp những ai kiếm tiền nhiều nhất từ lương? Ta đang cố hết sức dạy các con một bài học quan trọng.”
“Bố học gì vậy?”
“Bài học là, con không làm giàu ở chỗ làm. Con làm giàu ở nhà”
“Con không hiểu,” tôi than. “Ý bố là gì, bố làm giàu ở nhà sao?”
“Ừ, ở chỗ làm con kiếm tiền. Và ở nhà con quyết định con sẽ làm gì với số tiền của con. Con làm gì với số tiền của con sau khi con kiếm ra nó sẽ làm con giàu hay nghèo.”
“Nó giống như bài tập con làm ở nhà,” Mike nói.
“Ừ, đúng như thế! Đó là từ ta muốn gọi. Ta gọi việc làm giàu là làm bài tập ở nhà”
“Nhưng bố con đem một đống bài tập ở nhà,” tôi nói nhắn nhủ như thế. “Mà nhà con có giàu đâu?”
“Ừ, bố con đem công việc về nhà, nhưng ông thực sự không làm bài tập ở nhà của ông. Cũng giống như mẹ con làm việc nhà… đó không phải là dạng bài tập mà ta muốn nói.”
“Hay làm việc vườn,” tôi gật đầu.
“Ừ có sự khác nhau việc làm vườn, những bài tập con đem về nhà làm, và công việc bố đem về nhà làm.” Rồi người bố giàu nói cho tôi điều tôi không bao giờ quên: “Sự khác nhau cơ bản giữa người giàu, nghèo và trung lưu là họ làm gì trong lúc rảnh.”
“Thời gian rảnh của họ,” tôi nói với giọng hồ nghi. “Ý bố là gì”
Người mỉm cười với Mike và tôi một lúc, rồi hỏi: “Các con biết công việc kinh doanh khách sạn này từ đâu? Các con nghĩ rằng doanh nghiệp này từ trên trời rơi xuống không?”
“Không,” Mike nói: “Bố mẹ bắt đầu doanh nghiệp này từ bàn ăn nhà ta. Đó là nơi tất cả mọi doanh nghiệp của bố bắt đầu kinh doanh mấy năm trước đúng không?”
Mike gật đầu: “Dạ con nhớ. Đó là ngày tháng khó khăn của gia đình nhà ta. Chúng ta có quá ít tiền.”
“Và hiện nay chúng ta đã có bao nhiêu cửa hàng rồi?”
“Chúng ta có năm.”
“Và có bao nhiêu khách sạn?”
“Bảy ạ!”
Khi ngồi nghe, tôi bắt đầu hiểu một chút về những sự phân biệt mới mẻ. “Cho nên lý do khiến bố kiếm tiền ít hơn từ khách sạn này là bố có thu nhập từ doanh nghiệp khác?”
“Đó là một phần của câu trả lời. Phần còn lại trong bàn cờ tỷ phú. Các con hiểu biết rằng cờ tỷ phú là bài tập tốt nhất mà con phải làm.”
“Cờ tỉ phú ư?” tôi mỉm cười hỏi. Tôi có thể vẫn nghe thấy giọng mẹ tôi bảo tôi dẹp bàn cờ đi để làm bài tập ở nhà. “Ý bố là sao, cờ tỷ phú là bài tập ở nhà ư?”
“Để ta cho con thấy,” người bố giàu vừa nói vừa mở trò chơi được ưa thích nhất trên thế giới. “Điều gì xảy ra khi con đi được một vòng?”
“Con kiếm được 200 $,” tôi đáp.
“Nên mỗi khi con đi được một vòng, cũng giống như con tích góp tiền lương. Đúng không?”
“Dạ. Con đoán vậy,” Mike nói.
“Và để thắng cuộc, các con phải làm gì?” người bố giàu hỏi.
“Con phải mua bán bất động sản,” tôi nói.
“Đúng vậy. Và mua bất động sản là bài tập ở nhà của con. Đó là điều khiến con giàu lên chứ không phải tiền lương.”
Mike và tôi ngồi im một lúc lâu. Cuối cùng tôi đánh bạo hỏi một câu: “Có phải bố đang nói tiền lương cao không làm cho bố giàu?”
“Đúng rồi. Tiền lương không làm cho bạn giàu. Chính việc con làm với tiền lương mới làm cho con giàu, nghèo hay trung lưu.”
“Con không hiểu,” tôi nói: “Bố con luôn nói rằng nếu bố được tăng lương cao hơn, thì nhà con sẽ giàu.”
“Và đó là điều mà mọi người đều nghĩ. Nhưng thực tế người ta càng kiếm được nhiều tiền thì họ càng lún sâu vào nợ nần. Cho nên họ làm việc cật lực hơn.”
“Tại sao thế ạ?” Tôi hỏi.
“Chính vì những gì con làm ở nhà, làm trong thời gian rảnh. Hầu hết mọi người có một kế hoạch nghèo nàn hoặc một công thức nghèo nàn đối với tiền bạc của họ sau khi họ kiếm được.”
“Vậy thì ta phải tìm công thức hay nhất để làm giàu được tìm thấy ngay trên bàn cở tỷ phú,” người bố giàu nói, chỉ vào bàn cờ.
“Công thức nào cơ?” tôi hỏi.
“Được làm sao con chơi thắng?”
“Con mua một vài hecta bất động sản, rồi con bắt đầu đặt những ngôi nhà lên đó,” Mike trả lời.
“Bao nhiêu ngôi nhà?”
“Bốn ạ,” tôi nói. “Bốn ngôi nhà màu xanh.”
“Tốt! và sau khi con đã có bốn ngôi nhà xanh, con làm gì nữa?”
“Con đổi bốn ngôi nhà xanh lấy một khách sạn màu đỏ,” tôi nói.
“Và đó là một trong những công thức để giàu to. Ngay tại đây, trên bàn cờ tỷ phú, con có một trong những công thức làm giàu trên thế giới. Đó là một công thức mà nhiều người làm theo để giàu hơn cả giấc mơ hoang đường nhất của họ.”
“Bố đang đùa với con,” tôi nói với một chút hồ nghi. “Không thể đơn giản như thế được.”
“Đơn giản như vậy đó,” người bố giàu xác nhận. “Ta đã kiếm tiền trong nhiều năm từ công việc kinh doanh của ta và chỉ mua bất động sản. Rồi việc ta làm là sống hẳn bằng thu nhập từ bất động sản và tiếp tục xây dựng doanh nghiệp. Ta càng kiếm được nhiều tiền từ doanh nghiệp thì ta càng đầu tư vào bất động sản. Đó là công thức làm giàu cho nhiều người.”
“Vậy nếu nó đơn giản như vậy, tại sao người ta không đầu tư bắt chước đi?” Mike hỏi.
“Bởi vì họ không làm bài tập ở nhà của họ,” người bố giàu đáp.
“Không,” người bố giàu nói. “Nhưng nó là công thức rất hay giúp nhiều người làm giàu hàng thế kỷ nay. Nó đúng với vua chúa, và ngày nay nó vẫn đúng. Chỉ có điều khác biệt là con không cần là quý tộc mới làm chỉ được bất động sản.”
“Cho nên bố đã chơi cờ tỉ phú ngoài đời thực? Mike hỏi.
Người bố giàu gật đầu. “Nhiều năm trước, khi ta còn là một cậu bé chơi cờ tỉ phú, ta quyết định rằng kế hoạch làm giàu của ta là xây dựng doanh nghiệp và rồi lấy doanh nghiệp mua bất động sản. Và đó là tất cả những gì người ta làm. Thậm chí khi chúng ta có rất ít tiền, ta vẫn mua được bất động sản.”
“Có nhất thiết là mua bất động sản không?” tôi hỏi.
“Không. Nhưng khi con lớn lên và bắt đầu hiểu sức mạnh của các tập đoàn và luật thuế, con sẽ không hiểu tại sao bất động sản là một trong những món hời nhất.”
“Bố còn có thể đầu tư vào đâu nữa?” Mike hỏi.
“Nhiều người thích cổ phiếu và trái phiếu.”
“Bố có trái phiếu không?” tôi hỏi.
“Dĩ nhiên là có rồi. Nhưng vẫn có nhiều bất động sản hơn.”
“Tại sao?” tôi hỏi.
“Tại vì ngân hàng của ta sẽ cho ta vay tiền để mua bất động sản nhưng lại nhăn nhó”khó khăn khi cho ta vay để mua cổ phiếu.Cho nên ta có thể nhân tiền của mình lên tốt hơn bằng bất động sản ,và luật thuế ưu ái cho bất động sản hơn .Nhưng chúng ta đang giữ lại điểm mấu chốt.,,
“Điểm mấu chốt là gì ạ’’ tôi hỏi.
“Điểm mấu chốt là, con làm giàu là ở nhà chú không phải ở chỗ làm.Ta thực sự muốn các con hiểu điều đó.Ta không quan tâm các con mua bất động sản hay cổ phiếu, trái phiếu hay xây dựng một doanh nghiệp. Ta chỉ quan tâm là các con hiểu được hầu hết mọi người không làm giàu ở chỗ làm. Họ làm giàu ở nhà bằng cách làm bài tập ở nhà của họ”.
“Con đã hiểu rồi” tôi nói.
“Vậy khi bố xong việc ở khách sạn tại đây thì bố đi đâu tiếp”
“Rất vui vì con đã hỏi” người bố giàu nói. “Đi thôi. Hãy ra xe và chờ ta lấy xe nhé ta sẽ cho con thấy nơi ta đến sau khi xong công việc”
Mấy phút sau, chúng tôi đến một vùng đất rộng với ngôi nhà xây cạnh nhau. “Đây là 20 mẫu anh (khoảng 8hects) bất động sản cơ bản của ta”.
“Bất động sản cơ bản?” Tôi bộp chộp hỏi. Có lẽ tôi mới 20 tuổi, nhưng tôi nhìn là biết một khu cho thuê giá thấp. “Chỗ này thật kinh khủng.”
“Được, để ta giải thích cho con nghe. Hãy nghĩ những ngôi nhà này như những ngôi nhà màu xanh trong nhà tỉ phú. Các con thấy chưa.”
Mike và tôi chầm chậm gật đầu cố hết sức mường tượng ra. Những ngôi nhà không gọn gàng sạch sẽ như những ngôi nhà trong bàn cờ. “Vậy những khách sạn màu đỏ đâu”. Chúng tôi gần như đồng thanh hỏi.
Rồi sẽ có. Nhưng nó không phải là một khách sạn màu đỏ. Mấy năm nữa thị trấn nhỏ bé của ta sẽ phát triển theo hướng này. Thành phố đã thông báo kế hoạch xây dựng một sân bay ở đầu kia ở mảnh đất này.
Cho lên những ngôi nhà và mảnh đất này sẽ nằm giữa thị trấn và sân bay.
Con hiểu ra rồi. Rồi khi thời điểm đến ta sẽ phá tất cả ngôi nhà cho thuê này ra và chuyển mảnh đất này thành khu công nghiệp nhẹ. Và rồi ta sẽ kiểm soát một trong mảnh đất giá trị của thị trấn này.
“Rồi bố sẽ làm gì”.
Ta sẽ theo công thức giống như vậy. Ta sẽ mua thêm những ngôi nhà màu xanh và khi thời điểm đến chuyển chúng thành khách sạn màu đỏ hoặc một khu công nghiệp nhẹ hoặc một khu dân cư hoặc bất cứ thứ gì mà thành phố cần vào lúc đó. Ta không phải là người thông thái lắm, nhưng ta biết cách theo đuổi một kế hoạch thành công. Ta làm việc vất vả, và làm bài tập ở nhà của mình.”
Khi Mike và tôi mười hai tuổi, người bố giàu bắt đầu trở thành một trong những người giàu nhấtHawaii . Không tẩu được mảnh đất công nghiệp đó, Người bố giàu còn tậu được cả một mảnh đất ở bãi biển, bằng cách áp dụng công thức giống như vậy. Ở tuổi 34, người đã chuyển tiếng tăm một doanh nhân không tiếng tăm thành một doanh nhân giàu có, đầy quyền lực.
Trong cuốn tập 1, bài học làm giàu của người bố giàu là không làm việc vì tiền, thay vào đó người bố giàu bắt đồng tiền làm việc vì mình. Tôi cũng đã biết về Ray Kroc, người sáng lập tập đoàn MacDonald’s, người đã phát biểu: “Tôi không ở trong ngành kinh doanh hamburger. Công việc của tôi là bất động sản. “Như một thằng nhóc nhỏ tuổi, tôi sẽ luôn nhớ tác động của việc so sánh bài học về bàn cờ tỷ phú với bài học trong cuộc đời thực đến người bố giàu và nhiều người khác. Sự giàu có của họ thực sự đạt được từ những gì người bố giàu gọi là “làm bài tập ở nhà của họ”. Đối với tôi, ý tưởng giàu có đạt được ở nhà chứ không phải ở chỗ làm là một bài học từ người bố giàu. Bố ruột tôi đã đem về nhà hàng đống công việc của cơ quan, nhưng người đã làm rất ít bài tập ở nhà.
Khi tôi từ ViệtNam về năm 1973, tôi lập tức đăng ký một khoá học đầu tư bất động sản mà tôi thấy quảng cáo trên Tivi. Học phí 385 đô la. Khoá học đó làm cho vợ chồng tôi thành tỷ phú, và thu nhập từ bất động sản mà chúng ta đã mua bằng cách sử dụng công thức mà khoá học đó dạy đã đem lại cho chúng tôi sự tự do.
Vợ chồng tôi không cần phải làm việc nữa vì có thu nhập cố định từ việc đầu tư vào bất động sản. Cho nên khoá học 385 đô la đó đã trả lại cho tôi những thứ còn quan trọng hơn tiền bạc. Thông tin thu được từ khóa học đó đã đem lại cho vợ chồng tôi những thứ còn quan trọng hơn là công việc an phận thủ thường. Nó đã đem lại cho chúng ta sự đảm bảo và tự do về tài chính. Chúng tôi làm việc vất vả tại chỗ làm và chúng tôi cũng làm bào tập ở nhà của mình.
Như người bố giàu đã nói khi chơi cờ tỷ phú với Mike và tôi: “Các con không giàu lên ở chỗ làm, các con làm giàu lên ở nhà.”
“Con làm bài tập ở nhà chưa?” mẹ tôi hỏi.T
“Con sẽ làm ngay khi chơi xong trò này.”
“Con chơi đủ rồi đấy! Giờ thì nghỉ đi và cầm sách vở xem. Nếu con không đạt điểm cao thì con sẽ không vào đại học được, rồi họ làm sao kiếm được việc làm tốt nổi?”
“Dạ, dạ. Con sẽ nghỉ chơi nhưng mà để con mua thêm một khách sạn nữa.
“Nghe lời mẹ và ngưng chơi ngay đi. Bố biết con thích chơi nhưng đến lúc con phải học rồi.”
Đó là giọng của bố tôi, nghe có vẻ không vui. Tôi biết tôi phải dừng ngay thay vì năn nỉ. Điều này khiến tôi mất mấy ngôi nhà xanh be bé, và tài sản khiến tôi tích góp khi chơi. Tôi sắp sửa thao tác đúng được một dãy phố. Nhưng tôi biết bố tôi nói đúng. Tôi sẽ có một tiết kiểm tra vào ngày mai mà tôi chưa học gì cả.
Đó là cái thời tôi hoàn toàn bị cờ tỉ phú mê hoặc. Tôi chơi trò đó từ năm tám tuổi cho đến năm mười bốn tuổi, khi tôi bắt đầu chơi bóng cho đội của trường trung học. Mặc dù không còn chơi cờ tỉ phú như trước nữa, nhưng không bao giờ tôi bị mất lòng đam mê vào nó, và một khi tôi đã đủ lớn, tôi bắt đầu chơi trò đó ngoài đời thật.
XÂY NHỮNG TOÀ NHÀ TỪ NGƯỜI BỐ GIÀU CỦA TÔI
Sau khi có nhận thức mạnh mẽ và đúng đắn, một trong những toà nhà quan trọng nhất để đi đến sự giàu có là bài tập ở nhà.
Có nhiều buổi thứ bảy, thay vì rong chơi cùng bạn bè hay chơi môn thể thao nào đó thì tôi ngồi lại văn phòng của người bố giàu, học ngóc ngách của việc điều hành công việc kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà đầu tư.
Một hôm, người bố giàu hỏi Mike và tôi: “Các con có biết tại sao ta sẽ luôn giàu hơn những người làm việc cho ta không?”
Mike ngồi phỗng người ra một lúc, rà soát trong đầu để tìm câu trả lời xác đáng nhất. Cuối cùng, tôi đánh bạo trình bày câu trả lời mà tôi nghĩ là hiển nhiên. “Bởi vì bố làm ra nhiều tiền hơn họ”, tôi nói
“Ừ, Mike nói, gật đầu tán thành.” Bố làm chủ công ty, và bố quyết định trả lương cho bố bao nhiêu và họ bao nhiêu.”
Người bố giàu lắc lư người trên ghế, mỉm cười. “Được đúng là ta quyết định trả lương cho mỗi người bao nhiêu. Nhưng sự thật là ta được trả lương thấp hơn nhân viên của ta.”
Cả Mike và tôi nhìn người bố giàu sửng sốt. “Nếu bố làm chủ công việc kinh doanh này, thì sao lại có nhân viên nào được trả lương hơn bố được?” Mike hỏi.
Người đáp: “Bởi vì khi con mới khởi nghiệp, tiền mặt luôn eo hẹp, và người chủ thường là người cuối cùng được lãnh lương.”
“Ý bố là nhân viên luôn là người được lãnh lương trước tiên?” Mike hỏi.
Người bố giàu gật đầu. “Đúng như vậy. Và không chỉ họ lãnh lương trước tiên mà họ còn lãnh lương trước ta.”
“Nhưng tại sao lại như vậy?” tôi hỏi. “Tại sao lại làm chủ một doanh nghiệp nếu bố lãnh lương sau cùng và bết bát nhất?”
“Bởi vì đó là những gì một chủ doanh nghiệp thường cần phải làm trước tiên nếu anh ta muốn xây dựng một doanh nghiệp thành công.”
“Điều đó thật là vô lý,” tôi đáp. “Bố hãy cho con biết tại sao bố làm như vậy đi?”
“Bởi vì những nhân viên làm việc vì tiền, và ta làm việc để xây dựng một tài sản.”
“Cho nên khi doanh nghiệp này phát triển hơn. Lương của bố tăng lên?”
“Có thể đúng hoặc không. Ta nói điều này bởi vì ta muốn các con biết được sự khác biệt giữa tiền và tài sản. Ta có thể hoặc không tự trả lương cho mình cao hơn về sau, và ta không làm lụng cực khổ vì tiền lương. Ta làm việc để xây dựng cột tài sản tăng về mặt giá trị. Có lẽ ngày nào đó ta bán doanh nghiệp này lấy hàng triệu đô la, hoặc một ngày nào đó ta sẽ thuê một chủ tịch điều hành nó cho ta, và ta xây dựng doanh nghiệp khác.”
“Vậy là đối với bố, xây dựng một doanh nghiệp là xây dựng cột tài sản. Và tài sản đối với bố quan trọng hơn là tiền bạc,” tôi nói, cố hết sức hiểu được sực khác biệt tài sản và tiền bạc.
“Đúng rồi. Và đó là lý do thứ hai ta lãnh lương ít hơn là vì ta đã có những nguồn thu nhập khác.”
“Ý bố là bố có tiền từ những tài sản khác?”
Một lần nữa người bố giàu lại gật đầu, “Và đó là lý do ta luôn hỏi các con câu hỏi đầu tiên, tại sao ta luôn giàu hơn nhân viên ta, bất chấp những ai kiếm tiền nhiều nhất từ lương? Ta đang cố hết sức dạy các con một bài học quan trọng.”
“Bố học gì vậy?”
“Bài học là, con không làm giàu ở chỗ làm. Con làm giàu ở nhà”
“Con không hiểu,” tôi than. “Ý bố là gì, bố làm giàu ở nhà sao?”
“Ừ, ở chỗ làm con kiếm tiền. Và ở nhà con quyết định con sẽ làm gì với số tiền của con. Con làm gì với số tiền của con sau khi con kiếm ra nó sẽ làm con giàu hay nghèo.”
“Nó giống như bài tập con làm ở nhà,” Mike nói.
“Ừ, đúng như thế! Đó là từ ta muốn gọi. Ta gọi việc làm giàu là làm bài tập ở nhà”
“Nhưng bố con đem một đống bài tập ở nhà,” tôi nói nhắn nhủ như thế. “Mà nhà con có giàu đâu?”
“Ừ, bố con đem công việc về nhà, nhưng ông thực sự không làm bài tập ở nhà của ông. Cũng giống như mẹ con làm việc nhà… đó không phải là dạng bài tập mà ta muốn nói.”
“Hay làm việc vườn,” tôi gật đầu.
“Ừ có sự khác nhau việc làm vườn, những bài tập con đem về nhà làm, và công việc bố đem về nhà làm.” Rồi người bố giàu nói cho tôi điều tôi không bao giờ quên: “Sự khác nhau cơ bản giữa người giàu, nghèo và trung lưu là họ làm gì trong lúc rảnh.”
“Thời gian rảnh của họ,” tôi nói với giọng hồ nghi. “Ý bố là gì”
Người mỉm cười với Mike và tôi một lúc, rồi hỏi: “Các con biết công việc kinh doanh khách sạn này từ đâu? Các con nghĩ rằng doanh nghiệp này từ trên trời rơi xuống không?”
“Không,” Mike nói: “Bố mẹ bắt đầu doanh nghiệp này từ bàn ăn nhà ta. Đó là nơi tất cả mọi doanh nghiệp của bố bắt đầu kinh doanh mấy năm trước đúng không?”
Mike gật đầu: “Dạ con nhớ. Đó là ngày tháng khó khăn của gia đình nhà ta. Chúng ta có quá ít tiền.”
“Và hiện nay chúng ta đã có bao nhiêu cửa hàng rồi?”
“Chúng ta có năm.”
“Và có bao nhiêu khách sạn?”
“Bảy ạ!”
Khi ngồi nghe, tôi bắt đầu hiểu một chút về những sự phân biệt mới mẻ. “Cho nên lý do khiến bố kiếm tiền ít hơn từ khách sạn này là bố có thu nhập từ doanh nghiệp khác?”
“Đó là một phần của câu trả lời. Phần còn lại trong bàn cờ tỷ phú. Các con hiểu biết rằng cờ tỷ phú là bài tập tốt nhất mà con phải làm.”
“Cờ tỉ phú ư?” tôi mỉm cười hỏi. Tôi có thể vẫn nghe thấy giọng mẹ tôi bảo tôi dẹp bàn cờ đi để làm bài tập ở nhà. “Ý bố là sao, cờ tỷ phú là bài tập ở nhà ư?”
“Để ta cho con thấy,” người bố giàu vừa nói vừa mở trò chơi được ưa thích nhất trên thế giới. “Điều gì xảy ra khi con đi được một vòng?”
“Con kiếm được 200 $,” tôi đáp.
“Nên mỗi khi con đi được một vòng, cũng giống như con tích góp tiền lương. Đúng không?”
“Dạ. Con đoán vậy,” Mike nói.
“Và để thắng cuộc, các con phải làm gì?” người bố giàu hỏi.
“Con phải mua bán bất động sản,” tôi nói.
“Đúng vậy. Và mua bất động sản là bài tập ở nhà của con. Đó là điều khiến con giàu lên chứ không phải tiền lương.”
Mike và tôi ngồi im một lúc lâu. Cuối cùng tôi đánh bạo hỏi một câu: “Có phải bố đang nói tiền lương cao không làm cho bố giàu?”
“Đúng rồi. Tiền lương không làm cho bạn giàu. Chính việc con làm với tiền lương mới làm cho con giàu, nghèo hay trung lưu.”
“Con không hiểu,” tôi nói: “Bố con luôn nói rằng nếu bố được tăng lương cao hơn, thì nhà con sẽ giàu.”
“Và đó là điều mà mọi người đều nghĩ. Nhưng thực tế người ta càng kiếm được nhiều tiền thì họ càng lún sâu vào nợ nần. Cho nên họ làm việc cật lực hơn.”
“Tại sao thế ạ?” Tôi hỏi.
“Chính vì những gì con làm ở nhà, làm trong thời gian rảnh. Hầu hết mọi người có một kế hoạch nghèo nàn hoặc một công thức nghèo nàn đối với tiền bạc của họ sau khi họ kiếm được.”
“Vậy thì ta phải tìm công thức hay nhất để làm giàu được tìm thấy ngay trên bàn cở tỷ phú,” người bố giàu nói, chỉ vào bàn cờ.
“Công thức nào cơ?” tôi hỏi.
“Được làm sao con chơi thắng?”
“Con mua một vài hecta bất động sản, rồi con bắt đầu đặt những ngôi nhà lên đó,” Mike trả lời.
“Bao nhiêu ngôi nhà?”
“Bốn ạ,” tôi nói. “Bốn ngôi nhà màu xanh.”
“Tốt! và sau khi con đã có bốn ngôi nhà xanh, con làm gì nữa?”
“Con đổi bốn ngôi nhà xanh lấy một khách sạn màu đỏ,” tôi nói.
“Và đó là một trong những công thức để giàu to. Ngay tại đây, trên bàn cờ tỷ phú, con có một trong những công thức làm giàu trên thế giới. Đó là một công thức mà nhiều người làm theo để giàu hơn cả giấc mơ hoang đường nhất của họ.”
“Bố đang đùa với con,” tôi nói với một chút hồ nghi. “Không thể đơn giản như thế được.”
“Đơn giản như vậy đó,” người bố giàu xác nhận. “Ta đã kiếm tiền trong nhiều năm từ công việc kinh doanh của ta và chỉ mua bất động sản. Rồi việc ta làm là sống hẳn bằng thu nhập từ bất động sản và tiếp tục xây dựng doanh nghiệp. Ta càng kiếm được nhiều tiền từ doanh nghiệp thì ta càng đầu tư vào bất động sản. Đó là công thức làm giàu cho nhiều người.”
“Vậy nếu nó đơn giản như vậy, tại sao người ta không đầu tư bắt chước đi?” Mike hỏi.
“Bởi vì họ không làm bài tập ở nhà của họ,” người bố giàu đáp.
“Không,” người bố giàu nói. “Nhưng nó là công thức rất hay giúp nhiều người làm giàu hàng thế kỷ nay. Nó đúng với vua chúa, và ngày nay nó vẫn đúng. Chỉ có điều khác biệt là con không cần là quý tộc mới làm chỉ được bất động sản.”
“Cho nên bố đã chơi cờ tỉ phú ngoài đời thực? Mike hỏi.
Người bố giàu gật đầu. “Nhiều năm trước, khi ta còn là một cậu bé chơi cờ tỉ phú, ta quyết định rằng kế hoạch làm giàu của ta là xây dựng doanh nghiệp và rồi lấy doanh nghiệp mua bất động sản. Và đó là tất cả những gì người ta làm. Thậm chí khi chúng ta có rất ít tiền, ta vẫn mua được bất động sản.”
“Có nhất thiết là mua bất động sản không?” tôi hỏi.
“Không. Nhưng khi con lớn lên và bắt đầu hiểu sức mạnh của các tập đoàn và luật thuế, con sẽ không hiểu tại sao bất động sản là một trong những món hời nhất.”
“Bố còn có thể đầu tư vào đâu nữa?” Mike hỏi.
“Nhiều người thích cổ phiếu và trái phiếu.”
“Bố có trái phiếu không?” tôi hỏi.
“Dĩ nhiên là có rồi. Nhưng vẫn có nhiều bất động sản hơn.”
“Tại sao?” tôi hỏi.
“Tại vì ngân hàng của ta sẽ cho ta vay tiền để mua bất động sản nhưng lại nhăn nhó”khó khăn khi cho ta vay để mua cổ phiếu.Cho nên ta có thể nhân tiền của mình lên tốt hơn bằng bất động sản ,và luật thuế ưu ái cho bất động sản hơn .Nhưng chúng ta đang giữ lại điểm mấu chốt.,,
“Điểm mấu chốt là gì ạ’’ tôi hỏi.
“Điểm mấu chốt là, con làm giàu là ở nhà chú không phải ở chỗ làm.Ta thực sự muốn các con hiểu điều đó.Ta không quan tâm các con mua bất động sản hay cổ phiếu, trái phiếu hay xây dựng một doanh nghiệp. Ta chỉ quan tâm là các con hiểu được hầu hết mọi người không làm giàu ở chỗ làm. Họ làm giàu ở nhà bằng cách làm bài tập ở nhà của họ”.
“Con đã hiểu rồi” tôi nói.
“Vậy khi bố xong việc ở khách sạn tại đây thì bố đi đâu tiếp”
“Rất vui vì con đã hỏi” người bố giàu nói. “Đi thôi. Hãy ra xe và chờ ta lấy xe nhé ta sẽ cho con thấy nơi ta đến sau khi xong công việc”
Mấy phút sau, chúng tôi đến một vùng đất rộng với ngôi nhà xây cạnh nhau. “Đây là 20 mẫu anh (khoảng 8hects) bất động sản cơ bản của ta”.
“Bất động sản cơ bản?” Tôi bộp chộp hỏi. Có lẽ tôi mới 20 tuổi, nhưng tôi nhìn là biết một khu cho thuê giá thấp. “Chỗ này thật kinh khủng.”
“Được, để ta giải thích cho con nghe. Hãy nghĩ những ngôi nhà này như những ngôi nhà màu xanh trong nhà tỉ phú. Các con thấy chưa.”
Mike và tôi chầm chậm gật đầu cố hết sức mường tượng ra. Những ngôi nhà không gọn gàng sạch sẽ như những ngôi nhà trong bàn cờ. “Vậy những khách sạn màu đỏ đâu”. Chúng tôi gần như đồng thanh hỏi.
Rồi sẽ có. Nhưng nó không phải là một khách sạn màu đỏ. Mấy năm nữa thị trấn nhỏ bé của ta sẽ phát triển theo hướng này. Thành phố đã thông báo kế hoạch xây dựng một sân bay ở đầu kia ở mảnh đất này.
Cho lên những ngôi nhà và mảnh đất này sẽ nằm giữa thị trấn và sân bay.
Con hiểu ra rồi. Rồi khi thời điểm đến ta sẽ phá tất cả ngôi nhà cho thuê này ra và chuyển mảnh đất này thành khu công nghiệp nhẹ. Và rồi ta sẽ kiểm soát một trong mảnh đất giá trị của thị trấn này.
“Rồi bố sẽ làm gì”.
Ta sẽ theo công thức giống như vậy. Ta sẽ mua thêm những ngôi nhà màu xanh và khi thời điểm đến chuyển chúng thành khách sạn màu đỏ hoặc một khu công nghiệp nhẹ hoặc một khu dân cư hoặc bất cứ thứ gì mà thành phố cần vào lúc đó. Ta không phải là người thông thái lắm, nhưng ta biết cách theo đuổi một kế hoạch thành công. Ta làm việc vất vả, và làm bài tập ở nhà của mình.”
Khi Mike và tôi mười hai tuổi, người bố giàu bắt đầu trở thành một trong những người giàu nhất
Trong cuốn tập 1, bài học làm giàu của người bố giàu là không làm việc vì tiền, thay vào đó người bố giàu bắt đồng tiền làm việc vì mình. Tôi cũng đã biết về Ray Kroc, người sáng lập tập đoàn MacDonald’s, người đã phát biểu: “Tôi không ở trong ngành kinh doanh hamburger. Công việc của tôi là bất động sản. “Như một thằng nhóc nhỏ tuổi, tôi sẽ luôn nhớ tác động của việc so sánh bài học về bàn cờ tỷ phú với bài học trong cuộc đời thực đến người bố giàu và nhiều người khác. Sự giàu có của họ thực sự đạt được từ những gì người bố giàu gọi là “làm bài tập ở nhà của họ”. Đối với tôi, ý tưởng giàu có đạt được ở nhà chứ không phải ở chỗ làm là một bài học từ người bố giàu. Bố ruột tôi đã đem về nhà hàng đống công việc của cơ quan, nhưng người đã làm rất ít bài tập ở nhà.
Khi tôi từ Việt
Vợ chồng tôi không cần phải làm việc nữa vì có thu nhập cố định từ việc đầu tư vào bất động sản. Cho nên khoá học 385 đô la đó đã trả lại cho tôi những thứ còn quan trọng hơn tiền bạc. Thông tin thu được từ khóa học đó đã đem lại cho vợ chồng tôi những thứ còn quan trọng hơn là công việc an phận thủ thường. Nó đã đem lại cho chúng ta sự đảm bảo và tự do về tài chính. Chúng tôi làm việc vất vả tại chỗ làm và chúng tôi cũng làm bào tập ở nhà của mình.
Như người bố giàu đã nói khi chơi cờ tỷ phú với Mike và tôi: “Các con không giàu lên ở chỗ làm, các con làm giàu lên ở nhà.”
TRÒ CHƠI ĐÒI HỎI NHIỀU HƠN MỘT NĂNG KHIẾU
Bố ruột tôi cũng hiểu là tôi cần một sự khích lệ, một phấn thưởng khi học xong. Người bố thông thái để biết rằng bảo tôi “Hãy đến trường lấy điểm cao để có thể làm việc làm ổn định” không phải là động lực thúc đẩy tôi yêu thích trường học. người biết là tôi cần học những gì tôi muốn học, học theo cách tốt nhất đối với mình, và tôi cần có một phần thưởng khuyến khích cho việc học của mình. Mặc dù Người không thích chơi cờ tỉ phú hàng tiếng đồng hồ với người bố giàu, nhưng Người vẫn thông thái đủ để biết rằng tôi đang chơi vì những lợi ích tôi có thể đạt được từ trò chơi đó. Người biết tôi có thể nhìn thấy tương lai mình. Đó là lý do Người nói: “Hãy đến trường và nhìn thế giới, nhưng nếu con đậu vào một trường dạy học cho con về cả thế giới, con sẽ thích việc học của mình.”
Bố không nhận ra rằng ý tưởng này sẽ bám chặt vào đầu tôi. Đối với người, du hành vòng quanh thế giới để biết chơi cờ tỷ phú không có ý nghĩa gì cả. Nhưng đến khi người thấy tôi thắp sáng ý tưởng vòng quanh thế giới để học, Người bắt đầu khuyến khích tôi. Người tìm ra điều gì đó thu hút tôi. Người bắt đầu đem nhiều sách về đi biển và du hành vòng quanh thế giới… và Người sử dụng những gì tôi có thể thấy hoặc đang bắt đầu thấy qua cờ tỷ phú như một sự khích lệ tôi học tiếp và chăm chỉ hơn. Ngày nay tôi đi quanh thế giới chơi cờ tỷ phú bằng tiền thật. Mặc dù kỹ năng đọc viết của tôi không tốt lắm, nhưng tôi đã đọc và viết khá hơn vì người bố thầy giáo của tôi đủ thông thái tìm ra môn học tôi thích thay vì buộc tôi học môn tôi không ưa.
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ THÀNH CÔNG
Một trong những điều quan trọng nhất tôi đã học từ cờ tỉ phú là phương pháp để thành công. Tôi biết mình phải mua bốn căn nhà màu xanh rồi chuyển nó thành một khách sạn màu đỏ, nhưng tôi đã không biết phải làm như thế nào. Nói cách khác, ở độ tuổi chín và mười lăm tuổi, tôi đã học được rằng mình không có năng khiếu học tập như Andy Kiến bạn tôi. Khi tôi tìm ra công thức trên bàn cờ, rồi tiến lên và thực sự nhìn thấy, chạm vào và cảm nhận được những ngôi nhà màu xanh của người bố giàu, tôi đã phát hiện ra những phương pháp để thành công cho mình. Tôi biết phương pháp người bố nghèo là học hành chăm chỉ, làm việc cần mẫn để có công việc ổn định và ngồi cả ngày trong phòng làm việc – không phải là một phương pháp giành cho tôi. Vậy cũng may. Nhưng tôi đã nói, mỗi đồng xu đều có hai mặt. Mặt rủi ở chỗ 15 tuổi, những lời doạ dẫm như “Nếu con không chăm chỉ học hành thì con sẽ không thành công dược,” đã có ảnh hưởng một chút và thúc đẩy tôi học môn mà tôi không muốn học.
Khi tôi nhìn vào điểm kiểm tra thấp nhất của bọn trẻ ngày nay, tôi tin rằng vì không ai cho học sinh lý do hào hứng để học hành chăm chỉ mà chỉ dừng ở việc ép buộc chúng học.Tôi nghĩ nhiều bạn trẻ sẽ quan tâm hơn đến việc học nếu họ được chơi cờ tỉ phú ngay từ năm lớp một. Nếu một đứa trẻ muốn trở thành tỉ phú, bạn vẫn có thể cung cấp cho chúng cùng một chương trình học như khi tôi còn là một đứa trẻ. Đứa trẻ có lẽ thực sự sẵn lòng học hỏi điều đó, bởi vì phần thưởng cuối cùng là sự hào hứng và bõ công học hỏi.
Bằng cách chơi cờ tir phú, tôi đã tìm ra phương pháp thành công của mình. Tôi có thể thấy tương lai của tôi vào cuối cùng cuộc chơi. Một khi tôi biết mình có thể làm được, tôi rất muốn thành một tỉ phú. Đối với tôi điều đó thật hào hứng và tôi sẵn sàng học để đạt được điều đó. Tôi không có tư tưởng tìm một công việc đảm bảo hay một công ty hoặc chính phủ lo cho đời tôi. Vào tuổi 15, tôi biết mình chắc chắn sẽ giàu. Tôi không chỉ nghĩ vậy, tôi biết là như vậy. Khi tôi biết điều đó tư tưởng của tôi được nâng cao.
Người bố nhà giáo của tôi có thể thấy rằng tôi đã học tốt nhất bằng cách làm thay vì nghe và đọc. người khuyến khích ước mơ du hành vòng quanh thế giới của tôi và kết hợp những ước mơ đó với cờ tỉ phú. Người không quan tâm đến điểm số của tôi có vào được một ngôi trường thanh thế. Người chỉ quan tâm đến việc tôi ở lại trường, lấy bằng đại học và quan trọng là học tiếp.
DẠY DỖ NHỮNG ĐỨA TRẺ GIÀU CÓ VÀ THÔNG MINH
Vào đầu năm 2000, một trong những công ty hàng đầu mạng lưới Marketing đã mời tôi đến nói chuyện với người mà họ gọi là “thế hệ tiếp nối” về đầu tư. Tôi không biết họ là những người thế nào và chỉ được biết rằng họ là những người trẻ có bố mẹ thành công trong tiếp thị kinh doanh. Khi tôi hỏi tại sao họ cần học về đầu tư, câu trả lời là: “Bởi vì hầu hết các bạn trẻ sẽ được thừa kế công việc kinh doanh hàng triệu dola, và có khi hàng tỉ đô. Chúng tôi đã và đang dạy họ những kỹ năng kinh doanh, và hiện nay chúng tôi cần ông dạy họ những kỹ năng đầu tư.” Với câu trả lời đó, tôi biết tại sao tôi được mời nói chuyện với họ.
Tôi có hai ngày ở một khu nghỉ mát để nói chuyện với 73 bạn trẻ, tuổi 15 đến 35, về tầm quan trọng của đầu tư. Thật dễ chịu vì không có câu hỏi đại loại như: “Tôi đào đâu ra tiền đầu tư?” người bố giàu của tôi từng nói: “Chỉ có hai dạng về vấn đề tiền bạc. Một là không đủ tiền, và hai là quá dư tiền.” Và những bạn trẻ này gặp phải vấn đề thứ hai.
Vào ngày thứ hai, tôi đã để ý thấy những bạn trẻ này quá khác biệt. Họ không giống như bạn trẻ khác tôi từng gặp trước đây. Những bạn trẻ tuổi đôi mươi này cũng có thể tổ chức buổi nói chuyện về tiền bạc, kinh doanh, và đầu tư như những người trưởng thành nói chuyện với nhau chứ không phải như những bạn trẻ nói chuyện với người lớn. Tôi đủ già để sinh ra họ, và tôi thường cảm thấy như thể là mình đang nói chuyện với người ngang hàng qua một bàn họp lớn. Rồi tôi nhận thấy các bạn trẻ này được lớn lên trong môi trường kinh doanh, nhiều người trong đó đang quản lý lưu lượng tiền mặt khá lớn những mục đầu tư còn lớn hơn cả tôi. Tôi cảm thấy đúng và nhỏ bé, vì sự giàu có họ đang sở hữu chứ không phải vì sự kiêu kỳ của họ. Họ không chỉ thoải mái với người lớn mà họ còn thoải mái nói chuyện với người lớn về tiền bạc và kinh doanh. Tôi đã từng gặp một số bạn trẻ trước đây, một số chỉ có 14 tuổi, đứng trước 40.000 người và đọc diễn văn rung động cả phòng.
Khi tôi trở về sân bay, tôi nhận thấy rằng người bạn thân nhất của tôi, Mike cũng đã được truyền đạt nhiều kinh nghiệm như vậy. Tôi nhận ra rằng anh đã học chăm chỉ hơn ở trường đại học vì phần thưởng cuối khoá học ở trường là một công việc kinh doanh hàng triệu đô. Tôi nhận ra rằng tôi cũng có may mắn có được một người bố, đã làm việc ở nhà và có thời giờ dạy dỗ con trai của Người và tôi những kỹ năng sống có thể áp dụng trong thực tế.
Khi tôi bảo người ta cân nhắc đến việc kinh doanh tại nhà - bất kỳ việc gì, từ một mạng lưới tiếp thị cho đến một chuỗi cửa hàng đến việc gì ta có thể tự khởi nghiệp được – tôi có ý nói đến những bạn trẻ trên ngọn núi đó.
Trong lịch sử rất nhiều người trên thế giới giàu có bằng cách khởi nghiệp ngay tại nhà. Henry Force, Michael Dell,…
Bố ruột tôi cũng hiểu là tôi cần một sự khích lệ, một phấn thưởng khi học xong. Người bố thông thái để biết rằng bảo tôi “Hãy đến trường lấy điểm cao để có thể làm việc làm ổn định” không phải là động lực thúc đẩy tôi yêu thích trường học. người biết là tôi cần học những gì tôi muốn học, học theo cách tốt nhất đối với mình, và tôi cần có một phần thưởng khuyến khích cho việc học của mình. Mặc dù Người không thích chơi cờ tỉ phú hàng tiếng đồng hồ với người bố giàu, nhưng Người vẫn thông thái đủ để biết rằng tôi đang chơi vì những lợi ích tôi có thể đạt được từ trò chơi đó. Người biết tôi có thể nhìn thấy tương lai mình. Đó là lý do Người nói: “Hãy đến trường và nhìn thế giới, nhưng nếu con đậu vào một trường dạy học cho con về cả thế giới, con sẽ thích việc học của mình.”
Bố không nhận ra rằng ý tưởng này sẽ bám chặt vào đầu tôi. Đối với người, du hành vòng quanh thế giới để biết chơi cờ tỷ phú không có ý nghĩa gì cả. Nhưng đến khi người thấy tôi thắp sáng ý tưởng vòng quanh thế giới để học, Người bắt đầu khuyến khích tôi. Người tìm ra điều gì đó thu hút tôi. Người bắt đầu đem nhiều sách về đi biển và du hành vòng quanh thế giới… và Người sử dụng những gì tôi có thể thấy hoặc đang bắt đầu thấy qua cờ tỷ phú như một sự khích lệ tôi học tiếp và chăm chỉ hơn. Ngày nay tôi đi quanh thế giới chơi cờ tỷ phú bằng tiền thật. Mặc dù kỹ năng đọc viết của tôi không tốt lắm, nhưng tôi đã đọc và viết khá hơn vì người bố thầy giáo của tôi đủ thông thái tìm ra môn học tôi thích thay vì buộc tôi học môn tôi không ưa.
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ THÀNH CÔNG
Một trong những điều quan trọng nhất tôi đã học từ cờ tỉ phú là phương pháp để thành công. Tôi biết mình phải mua bốn căn nhà màu xanh rồi chuyển nó thành một khách sạn màu đỏ, nhưng tôi đã không biết phải làm như thế nào. Nói cách khác, ở độ tuổi chín và mười lăm tuổi, tôi đã học được rằng mình không có năng khiếu học tập như Andy Kiến bạn tôi. Khi tôi tìm ra công thức trên bàn cờ, rồi tiến lên và thực sự nhìn thấy, chạm vào và cảm nhận được những ngôi nhà màu xanh của người bố giàu, tôi đã phát hiện ra những phương pháp để thành công cho mình. Tôi biết phương pháp người bố nghèo là học hành chăm chỉ, làm việc cần mẫn để có công việc ổn định và ngồi cả ngày trong phòng làm việc – không phải là một phương pháp giành cho tôi. Vậy cũng may. Nhưng tôi đã nói, mỗi đồng xu đều có hai mặt. Mặt rủi ở chỗ 15 tuổi, những lời doạ dẫm như “Nếu con không chăm chỉ học hành thì con sẽ không thành công dược,” đã có ảnh hưởng một chút và thúc đẩy tôi học môn mà tôi không muốn học.
Khi tôi nhìn vào điểm kiểm tra thấp nhất của bọn trẻ ngày nay, tôi tin rằng vì không ai cho học sinh lý do hào hứng để học hành chăm chỉ mà chỉ dừng ở việc ép buộc chúng học.Tôi nghĩ nhiều bạn trẻ sẽ quan tâm hơn đến việc học nếu họ được chơi cờ tỉ phú ngay từ năm lớp một. Nếu một đứa trẻ muốn trở thành tỉ phú, bạn vẫn có thể cung cấp cho chúng cùng một chương trình học như khi tôi còn là một đứa trẻ. Đứa trẻ có lẽ thực sự sẵn lòng học hỏi điều đó, bởi vì phần thưởng cuối cùng là sự hào hứng và bõ công học hỏi.
Bằng cách chơi cờ tir phú, tôi đã tìm ra phương pháp thành công của mình. Tôi có thể thấy tương lai của tôi vào cuối cùng cuộc chơi. Một khi tôi biết mình có thể làm được, tôi rất muốn thành một tỉ phú. Đối với tôi điều đó thật hào hứng và tôi sẵn sàng học để đạt được điều đó. Tôi không có tư tưởng tìm một công việc đảm bảo hay một công ty hoặc chính phủ lo cho đời tôi. Vào tuổi 15, tôi biết mình chắc chắn sẽ giàu. Tôi không chỉ nghĩ vậy, tôi biết là như vậy. Khi tôi biết điều đó tư tưởng của tôi được nâng cao.
Người bố nhà giáo của tôi có thể thấy rằng tôi đã học tốt nhất bằng cách làm thay vì nghe và đọc. người khuyến khích ước mơ du hành vòng quanh thế giới của tôi và kết hợp những ước mơ đó với cờ tỉ phú. Người không quan tâm đến điểm số của tôi có vào được một ngôi trường thanh thế. Người chỉ quan tâm đến việc tôi ở lại trường, lấy bằng đại học và quan trọng là học tiếp.
DẠY DỖ NHỮNG ĐỨA TRẺ GIÀU CÓ VÀ THÔNG MINH
Vào đầu năm 2000, một trong những công ty hàng đầu mạng lưới Marketing đã mời tôi đến nói chuyện với người mà họ gọi là “thế hệ tiếp nối” về đầu tư. Tôi không biết họ là những người thế nào và chỉ được biết rằng họ là những người trẻ có bố mẹ thành công trong tiếp thị kinh doanh. Khi tôi hỏi tại sao họ cần học về đầu tư, câu trả lời là: “Bởi vì hầu hết các bạn trẻ sẽ được thừa kế công việc kinh doanh hàng triệu dola, và có khi hàng tỉ đô. Chúng tôi đã và đang dạy họ những kỹ năng kinh doanh, và hiện nay chúng tôi cần ông dạy họ những kỹ năng đầu tư.” Với câu trả lời đó, tôi biết tại sao tôi được mời nói chuyện với họ.
Tôi có hai ngày ở một khu nghỉ mát để nói chuyện với 73 bạn trẻ, tuổi 15 đến 35, về tầm quan trọng của đầu tư. Thật dễ chịu vì không có câu hỏi đại loại như: “Tôi đào đâu ra tiền đầu tư?” người bố giàu của tôi từng nói: “Chỉ có hai dạng về vấn đề tiền bạc. Một là không đủ tiền, và hai là quá dư tiền.” Và những bạn trẻ này gặp phải vấn đề thứ hai.
Vào ngày thứ hai, tôi đã để ý thấy những bạn trẻ này quá khác biệt. Họ không giống như bạn trẻ khác tôi từng gặp trước đây. Những bạn trẻ tuổi đôi mươi này cũng có thể tổ chức buổi nói chuyện về tiền bạc, kinh doanh, và đầu tư như những người trưởng thành nói chuyện với nhau chứ không phải như những bạn trẻ nói chuyện với người lớn. Tôi đủ già để sinh ra họ, và tôi thường cảm thấy như thể là mình đang nói chuyện với người ngang hàng qua một bàn họp lớn. Rồi tôi nhận thấy các bạn trẻ này được lớn lên trong môi trường kinh doanh, nhiều người trong đó đang quản lý lưu lượng tiền mặt khá lớn những mục đầu tư còn lớn hơn cả tôi. Tôi cảm thấy đúng và nhỏ bé, vì sự giàu có họ đang sở hữu chứ không phải vì sự kiêu kỳ của họ. Họ không chỉ thoải mái với người lớn mà họ còn thoải mái nói chuyện với người lớn về tiền bạc và kinh doanh. Tôi đã từng gặp một số bạn trẻ trước đây, một số chỉ có 14 tuổi, đứng trước 40.000 người và đọc diễn văn rung động cả phòng.
Khi tôi trở về sân bay, tôi nhận thấy rằng người bạn thân nhất của tôi, Mike cũng đã được truyền đạt nhiều kinh nghiệm như vậy. Tôi nhận ra rằng anh đã học chăm chỉ hơn ở trường đại học vì phần thưởng cuối khoá học ở trường là một công việc kinh doanh hàng triệu đô. Tôi nhận ra rằng tôi cũng có may mắn có được một người bố, đã làm việc ở nhà và có thời giờ dạy dỗ con trai của Người và tôi những kỹ năng sống có thể áp dụng trong thực tế.
Khi tôi bảo người ta cân nhắc đến việc kinh doanh tại nhà - bất kỳ việc gì, từ một mạng lưới tiếp thị cho đến một chuỗi cửa hàng đến việc gì ta có thể tự khởi nghiệp được – tôi có ý nói đến những bạn trẻ trên ngọn núi đó.
Trong lịch sử rất nhiều người trên thế giới giàu có bằng cách khởi nghiệp ngay tại nhà. Henry Force, Michael Dell,…
CHƯƠNG 5: CON BẠN SẼ CẦN BAO NHIÊU PHƯƠNG PHÁP ĐỂ THÀNH CÔNG?
Nhìn lại cuộc đời của người bố giàu và người bố nghèo, tôi nhận ra ai thành công hơn ai đơn giản vì người đó có nhiều phương pháp để thành công hơn.
Bạn của tôi – Adrrian – đã làm việc nhiều năm cho tập đoàn lớn và vào đầu năm 1990 cô đã nghỉ việc. Với sự cầu tiến và muốn tự mình kinh doanh,Adrian đã mua lại quyền kinh doanh một đại lý du lịch bằng tiền để dành và tiền nghỉ việc từ công ty cũ. Khi cô điều hành đại lý của mình, các công ty hàng không bắt đầu cắt giảm tiền hoa hồng trên mỗi vé mà đại lý bán được. Tiền hoa hồng trước kia là 800$, nay chỉ còn 100$, thậm chí có lúc 50$. Cô đang đối mặt với việc đóng cửa đại lý, và lần này cô hết sạch tiền tiết kiệm và không nhận được xu nào tiền nghỉ việc từ đại lý của mình. Cô đang rao bán đại lý du lịch của mình, nhưng giá cả của nó đã sụt thê thảm vì hoa hồng giảm.
Tôi tin rằng một trong những đại lý khiến choAdrian túng thiếu lúc về già là cô không đủ phương pháp để thành công chuẩn bị sẵn cho cuộc đời . Andrian không phải là người duy nhất tôi biết đang phải chật vật bởi vì cô thiếu phương pháp để thành công. Có nhiều người học giỏi nhưng ra trường không tìm phương pháp để thành công.
CON BẠN CẦN 3 PHƯƠNG PHÁP TÓI THIỂU ĐỂ THÀNH CÔNG
Có 3 phương pháp cơ bản mà một đứa trẻ cần phải học để thành công trong việc và tài chính trên đường đời:
Một phương pháp trong học tập
Một phương pháp trong công việc
Một phương pháp trong tài chính
PHÁT HUY MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG HỌC TẬP
Giai đoạn từ lúc mới sinh ra đến 15 tuổi rất quan trọng; đó là thời gian trẻ con tìm kiếm và phát huy một phương pháp để thành công trong học tập của mình. Nếu một đứa trẻ thích thú học hành có kết quả tốt thì đứa trẻ đó sẽ pháp huy được phương pháp học giỏi. Nếu trẻ chật vật trong những năm đầu đời thì chúng sẽ tự tin mặc cảm với bạn bè cùng trang lứa và những năm cắp sách tới trường là một cực hình. Đứa trẻ có cảm thấy mình “ngu xuẩn” và thấy không thể sống nổi trong hệ thống giáo dục. Chúng bắt đầu bị gán những biệt danh tệ hại như “Chậm phát triển” thay vì được gọi bằng những từ mỹ miều như “tài năng”, “sáng láng” hay “có năng khiếu”. Là một người lớn tôi ghét cho những biệt danh xấu. Bạn có nghĩ những đứa trẻ 11, 12 tuổi thích những biệt danh như vậy?
Hệ thống đánh giá kết quả học tập là một lý do nữa để trẻ thấy ít an toàn về mặt giáo dục. Trên đồ thì của hệ thống, nếu có 10 đứa trẻ thì có 2 đứa trẻ lên đường cong, 2 đứa đáy đường cong, 6 đứa ở giữa. Thông thường, trong các cuộc kiểm tra năng lực học tập, tôi thường đánh giá là thuộc 2% ở trên về tiềm năng nhưng 2% thuộc ở dưới điểm số. Người bố nhà giáo của tôi thường đánh giá: “Học sinh đúng là một hệ thống loại trừ hơn là một hệ thống giáo dục.” Với tư cách là một người bố, ông có trách nhiệm giữ cho tôi được an toàn về tinh thần cảm xúc, và giúp tôi tránh khỏi hệ thống loại trừ.
SỰ THAY ĐỔI NĂM CHÍN TUỔI
Triết lý giáo dục của nhà giáo dục hàng đầu – Rudolf Steiner – đã kết hợp chặt chẽ trong các trường học Waldorf, được đánh giá là một trong những hệ thống trường học phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Steiner thường nói và viết về “sự thay đổi năm chín tuổi”. Sự khám phá của ông là khoảng độ 9 tuổi, trẻ em bắt đầu tách khỏi tính cách của bố mẹ và tự hình thành tính cách của mình. Steiner đã khám phá ra rằng đây thường là một giai đoạn trẻ con cảm thấy cô độc. Đứa trẻ bắt đầu tìm kiếm “cái tôi” của nó trong cái “chúng tôi, chúng ta” của gia đình. Trong giai đoạn này, đứa trẻ cần học những kỹ năng sống thực tế. Vì lý do này, những đứa trẻ học tập ở hệ thống Wanldorf vào độ tuổi này sẽ dạy trồng vườn, xây nhà chòi, bánh mì nướng, và những thứ giống như vậy. Không phải là chúng học nghề cho tương lai mà chúng học kỹ năng này đảm bảo cho cá nhân rằng chúng có thể tồn tại được. Đứa trẻ cần biết rằng chúng có thể tồn tại trong giai đoạn này để kiếm đặc điểm riêng của mình. Nếu chúng không phát triển được một cảm giác an toàn nào trong giai đoạn này thì hậu quả có thể ảnh hưởng lên các đường hướng và lựa chọn cho tương lai của chúng. Hiển nhiên, mỗi đứa trẻ phản ứng lại sự khủng hoảng tính cách này khác nhau, và đó là lý do tại sao những quan sát và cảm nhận cẩn thận của các bậc phụ huynh lại cần đến vậy. Một thầy giáo với 30 học sinh không thể nhận ra được từng lựa chọn và nhu cầu khác nhau của các học sinh mình ở độ tuổi này.
Người bố học thức của tôi không tán thành công trình nghiên cứu của Rodolf, nhưng ông công nhận giai đoạn phát triển này trong cuộc đời đứa trẻ. Khi Người ấy để ý thấy rằng tôi không học giỏi ở trường, và tôi bị Andy Kiến ảnh hưởng đến thế nào khi tôi thông báo rằng Andy là thiên tài còn tôi không, người bằt đầu quan sát và hướng dẫn tôi một cách tường tận hơn. Đó là lý do Người khuyến khích tôi chơi thể thao nhiều hơn. Người biết rằng Andy học bằng cách đọc và tôi cũng có thể trở thành công trong học tập theo cách riêng tôi. Người muốn tôi tìm ra cách để giữ được sự tự tin trong trường học, ngay cả khi qua thể thao hơn là qua các môn lý thuyết.
Gia đình tôi cũng gặp vấn đề về tiền bạc vào thời điểm tôi 9-10 tuổi. Tôi đoán là người bố học thức đã nhận ra rằng sự thiếu khả năng kiếm tiền của Người đã ảnh hưởng đến tôi như thế nào. Người biết rằng tôi thường thấy mẹ ngồi khóc trước hoá đơn cần trả. Tôi nghĩ Người biết rằng tôi có lẽ sẽ tìm kiếm thấy một phong cách khác hẳn Người, và tôi đã làm vậy. Tôi đã bắt đầu học với người bố giàu băn 9 tuổi. Nhìn lại, tôi tự tìm ra câu trả lời có thể giúp gia đình trong giai đoạn khó khăn về tài chính này. Rõ ràng là tôi đang tìm kiếm một tính cách không giống bố mẹ tôi.
Bạn của tôi – Adrrian – đã làm việc nhiều năm cho tập đoàn lớn và vào đầu năm 1990 cô đã nghỉ việc. Với sự cầu tiến và muốn tự mình kinh doanh,
Tôi tin rằng một trong những đại lý khiến cho
CON BẠN CẦN 3 PHƯƠNG PHÁP TÓI THIỂU ĐỂ THÀNH CÔNG
Có 3 phương pháp cơ bản mà một đứa trẻ cần phải học để thành công trong việc và tài chính trên đường đời:
Một phương pháp trong học tập
Một phương pháp trong công việc
Một phương pháp trong tài chính
PHÁT HUY MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG HỌC TẬP
Giai đoạn từ lúc mới sinh ra đến 15 tuổi rất quan trọng; đó là thời gian trẻ con tìm kiếm và phát huy một phương pháp để thành công trong học tập của mình. Nếu một đứa trẻ thích thú học hành có kết quả tốt thì đứa trẻ đó sẽ pháp huy được phương pháp học giỏi. Nếu trẻ chật vật trong những năm đầu đời thì chúng sẽ tự tin mặc cảm với bạn bè cùng trang lứa và những năm cắp sách tới trường là một cực hình. Đứa trẻ có cảm thấy mình “ngu xuẩn” và thấy không thể sống nổi trong hệ thống giáo dục. Chúng bắt đầu bị gán những biệt danh tệ hại như “Chậm phát triển” thay vì được gọi bằng những từ mỹ miều như “tài năng”, “sáng láng” hay “có năng khiếu”. Là một người lớn tôi ghét cho những biệt danh xấu. Bạn có nghĩ những đứa trẻ 11, 12 tuổi thích những biệt danh như vậy?
Hệ thống đánh giá kết quả học tập là một lý do nữa để trẻ thấy ít an toàn về mặt giáo dục. Trên đồ thì của hệ thống, nếu có 10 đứa trẻ thì có 2 đứa trẻ lên đường cong, 2 đứa đáy đường cong, 6 đứa ở giữa. Thông thường, trong các cuộc kiểm tra năng lực học tập, tôi thường đánh giá là thuộc 2% ở trên về tiềm năng nhưng 2% thuộc ở dưới điểm số. Người bố nhà giáo của tôi thường đánh giá: “Học sinh đúng là một hệ thống loại trừ hơn là một hệ thống giáo dục.” Với tư cách là một người bố, ông có trách nhiệm giữ cho tôi được an toàn về tinh thần cảm xúc, và giúp tôi tránh khỏi hệ thống loại trừ.
SỰ THAY ĐỔI NĂM CHÍN TUỔI
Triết lý giáo dục của nhà giáo dục hàng đầu – Rudolf Steiner – đã kết hợp chặt chẽ trong các trường học Waldorf, được đánh giá là một trong những hệ thống trường học phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Steiner thường nói và viết về “sự thay đổi năm chín tuổi”. Sự khám phá của ông là khoảng độ 9 tuổi, trẻ em bắt đầu tách khỏi tính cách của bố mẹ và tự hình thành tính cách của mình. Steiner đã khám phá ra rằng đây thường là một giai đoạn trẻ con cảm thấy cô độc. Đứa trẻ bắt đầu tìm kiếm “cái tôi” của nó trong cái “chúng tôi, chúng ta” của gia đình. Trong giai đoạn này, đứa trẻ cần học những kỹ năng sống thực tế. Vì lý do này, những đứa trẻ học tập ở hệ thống Wanldorf vào độ tuổi này sẽ dạy trồng vườn, xây nhà chòi, bánh mì nướng, và những thứ giống như vậy. Không phải là chúng học nghề cho tương lai mà chúng học kỹ năng này đảm bảo cho cá nhân rằng chúng có thể tồn tại được. Đứa trẻ cần biết rằng chúng có thể tồn tại trong giai đoạn này để kiếm đặc điểm riêng của mình. Nếu chúng không phát triển được một cảm giác an toàn nào trong giai đoạn này thì hậu quả có thể ảnh hưởng lên các đường hướng và lựa chọn cho tương lai của chúng. Hiển nhiên, mỗi đứa trẻ phản ứng lại sự khủng hoảng tính cách này khác nhau, và đó là lý do tại sao những quan sát và cảm nhận cẩn thận của các bậc phụ huynh lại cần đến vậy. Một thầy giáo với 30 học sinh không thể nhận ra được từng lựa chọn và nhu cầu khác nhau của các học sinh mình ở độ tuổi này.
Người bố học thức của tôi không tán thành công trình nghiên cứu của Rodolf, nhưng ông công nhận giai đoạn phát triển này trong cuộc đời đứa trẻ. Khi Người ấy để ý thấy rằng tôi không học giỏi ở trường, và tôi bị Andy Kiến ảnh hưởng đến thế nào khi tôi thông báo rằng Andy là thiên tài còn tôi không, người bằt đầu quan sát và hướng dẫn tôi một cách tường tận hơn. Đó là lý do Người khuyến khích tôi chơi thể thao nhiều hơn. Người biết rằng Andy học bằng cách đọc và tôi cũng có thể trở thành công trong học tập theo cách riêng tôi. Người muốn tôi tìm ra cách để giữ được sự tự tin trong trường học, ngay cả khi qua thể thao hơn là qua các môn lý thuyết.
Gia đình tôi cũng gặp vấn đề về tiền bạc vào thời điểm tôi 9-10 tuổi. Tôi đoán là người bố học thức đã nhận ra rằng sự thiếu khả năng kiếm tiền của Người đã ảnh hưởng đến tôi như thế nào. Người biết rằng tôi thường thấy mẹ ngồi khóc trước hoá đơn cần trả. Tôi nghĩ Người biết rằng tôi có lẽ sẽ tìm kiếm thấy một phong cách khác hẳn Người, và tôi đã làm vậy. Tôi đã bắt đầu học với người bố giàu băn 9 tuổi. Nhìn lại, tôi tự tìm ra câu trả lời có thể giúp gia đình trong giai đoạn khó khăn về tài chính này. Rõ ràng là tôi đang tìm kiếm một tính cách không giống bố mẹ tôi.
PHƯƠNG PHÁP CỦA ADRIAN NGƯỢC VỚI PHƯƠNG PHÁP CỦA TÔI
Bởi vì trước đâyAdrian học tập tốt ở trường nên tôi khuyên cô trở về trường để học một lĩnh vực mới . Phương pháp học tập của tôi khác với của Adrian . Đó là phương pháp tôi đã học lúc 9 tuổi – tìm một chuyên gia giỏi và học bằng cách làm . Ngày nay tôi vẫn tìm những chuyên gia giỏi để học hỏi . Tôi tìm những chuyên gia giỏi đã làm những việc tôi muốn làm , hoặc nghe họ nói về những gì họ đã làm . Tôi cũng đọc , nhưng đó là cách sau cùng . Thay vì trở về trường để học kinh doanh , tôi tự xây dựng công ty cho mình , bởi vì tôi học bằng cách làm hơn là học bằng cách ngồi trong lớp. Tôi tìm kiếm một chuyên gia giỏi , hành động, sai lầm , và tìm sách hoặc băng nói về những sai lầm tôi mắc phải để học hỏi từ những sai lầm . Ví dụ, khi bắt đầu chiến dịch tiếp thị - một trong những công việc của tôi - bị thất bại , tôi vào một phòng học lớn và tìm cách để có câu trả lời mới mẻ . Ngày nay , là một nhà tiếp thị khá giỏi … nhưng tôi sẽ không được như vậy nếu tôi chỉ ngồi trong lớp , đọc sách và nghe giảng từ những người thầy không có công ty nào để làm chủ cả.
Mỗi đứa trẻ sẽ có môt phương pháp độc đáo riêng để thành công trong học tập . Việc của bố mẹ là quan sát và hỗ trợ để chúng chọn được phương pháp học tập tốt nhất . Nếu đứa trẻ học không giỏi ở trường , hãy gần gũi với trẻ hơn để hỗ trợ nó tìm cách tốt nhất để học giỏi .
Nếu con bạn học giỏi và thích đi học , thì bạn thật hạnh phúc . Hãy để chúng vượt trội hơn và tận hưởng điều đó .Nếu chúng không thích trường học , hãy làm cho chúng biết rằng chúng vẫn còn có tài năng , và khuyến khích chúng tìm ra cách học trong một hệ thống chỉ cần có một tài năng . Nếu chúng có thể làm được, chúng sẽ đạt được những kỹ năng để có thể tồn tại trong thế giới thực, một thế giới đòi hỏi nhiều tài năng khác nhau để tồn tại. Đó là những gì mà bố tôi muốn tôi làm. Người khuyến khích tôi tìm ra phương cách học tập cho mình, mặc dù thực tế tôi ghét những gì tôi học. Đó là một sự rèn luyện chuẩn bị cho cuộc sống thực tế sau này.
SỰ TỰ NHẬN THỨC BỊ ĂN MÒN
Tôi nói rằng nợ nần và mất cảm giác an toàn về tài chính có thể làm ăn mòn sự tự nhận thức về tài chính của một người. Nói cách khác, nếu bạn có quá nhiều thất bại về tài chính hoặc cảm thấy sa lầy trong việc cần sự an toàn trong công việc và trang trải mọi thứ, thì sự tự nhận thức về tài chính của bạn có thể bị đông đặc. Đối với chuyện học hành cũng vậy, nếy chúng ta nói rằng đứa trẻ không thông minh như những đứa trẻ khác thì chúng có cảm giác ghét chuyện học. Nếu không có sự ủng hộ của bố tôi, tôi có thể đã nghỉ học từ lâu chỉ vì không ai muốn cảm giác ngu đần. Tôi biết mình không dốt. Tôi biết mình chỉ chán ngán những môn đang học ở trường thôi. Tuy nhiên, những điểm số tồi tệ ở trường của tôi vẫn bắt đầu ăn mòn sự tự nhận thức về học hành của tôi. Chính người bố thông thái của tôi giúp tôi qua khỏi giai đoạn khó khăn trong cuộc đời.
Dù cho con bạn có học giỏi hay không, hãy quan sát và khuyến khích chúng tìm ra phương pháp học tập, bởi vì một khi chúng ra trường và bước và đời, sự giáo dục của chúng mời thực sự bắt đầu.
NHỮNG MỐI QUAN TÂM CỦA NGƯỜI BỐ THÔNG THÁI CỦA TÔI
Một vài năm trước, người bố nhà giáo của tôi cố thử thay đổi hệ thống. Người biết rằng những đứa trẻ khác nhau thì có năng khiếu khác nhau. Người cũng nhận ra rằng hệ thống là một dạng “một cỡ cho tất cả mọi người”, hệ thống này chỉ thích hợp với khoảng 30% trẻ và đúng là đáng sợ đối với những đứa trẻ còn lại. Người thường nói: “Lý do hệ thống giáo dục không thay đổi là vì nó không thiết kế để thay đổi. Nó là một hệ thống được thiết kế để tồn tại vĩnh cửu.”
Hầu như ai cũng biết các thầy cô đang cố hết sức để dạy bọn trẻ. Vấn đề là ở chỗ, một hệ thống như đề cập ở trên chỉ sẽ làm chậm chúng ta thay vì thay đổi thúc đẩy chúng. Đối với tôi đó là hệ thống cứng nhắc Đó là một công ty duy nhất mà tôi biết không cung cấp nổi cho khách hàng. Thay vì nói chúng ta có một hệ thống đáng chán thì họ nói: “Con cái bạn chậm quá” hoặc “Các giáo viên có sự yếu kém trong việc giảng dạy.” Như tôi đã nói, đó là đơn vị duy nhất đổ lỗi cho khách hàng những sai lầm của chính mình.
Trước đây người bố ruột tôi nhận ra rằng đó là một hệ thống có những rạn nứt kinh khủng bên trong. Người rất bực khi phát hiện ra hệ thống giáo dục được hầu hết các nước nói tiếng anh áp dụng là một hệ thống giáo dục có nguồn gốc hàng trăm nước ở Phổ. Người rất bực khi phát hiện ra hệ thống không phải là dạy trẻ em học mà là tạo ra người lính và người làm thuê. Một hôm người nói với tôi: “Lý do chúng ta có từ ‘nhà trẻ’ trong một hệ thống giáo dục là vì hệ thống của chúng ta có nguồn gốc hàng trăm năm trước từ Phổ, từ ‘nhà trẻ’ là theo tiếng Phổ. Nói một cách khác, một nhà trẻ để chính quyền giáo dục, hoặc ‘truyền bá’. Đó là một hệ thống được thiết kế để lấy đi trách nhiệm giáo dục khỏi bố mẹ và duỵ trẻ em cách phục vụ tốt nhất cho nhu cầu và mong muốn của chính quyền.”
TỪ SAMURAI ĐẾN BÁC SĨ ĐẾN THẦY GIÁO
Bên nội tôi có truyền thống chiến đấu, nhiều người thuộc samurai trong thời đại phong kiến Nhật. Nhưng sau giao thương với phương Tây được Commodore Perry mở ra, hệ thống của chế độ phong kiến bắt đầu tàn lụi. Gia đình bên nội tôi bắt đầu bỏ con đường samurai và trở thành những bác sĩ y khoa. Ông nội tôi được định sẵn để trở thành một thầy thuốc, nhưng ông đã bỏ đếnHawaii , ông đã phá vỡ dây chuyền. Mặc dù ông nội tôi không phải là một bác sĩ, nhưng bố tôi vẫn mong được vào trường y, nhưng ông cũng lại phá vỡ dây chuyền đó.
Khi tôi hỏi bố tôi tại sao người không làm bác sĩ Người trả lời: “Lúc bố tôi còn học trung học, bố tôi bắt đầu hỏi tại sao nhiều bạn đột nhiên nghỉ học giữa chừng. Hôm trước bạn bố còn đó, hôm sau đã thấy không còn trong lớp. Bố bắt đầu tìm hiểu về ban giám hiệu. Bố sớm phát hiện ra rằng đồn điền mía đường và trồng thơm (dứa) yêu cầu các trường học đánh rớt ít nhất là 20% trẻ di cư từ châu Á. Đó là cách đảm bảo là họ có một đội ngũ công nhân thủ công thất học ổn định. Máu bố sôi lên khi nhận ra điều đó, và bố quyết định bước vào lĩnh vực giáo dục thay vì vào y tế. Bố muốn đảm bảo rằng tất cả mọi đứa trẻ đều có cơ hội được giáo dục như nhau. Và bố sẵn sàng đấu tranh vì điều đó.”
Bố tôi đã đấu tranh cả đời để thay đổi hệ thống và cuối cùng nỗ lực của ông bị đánh bại. Gần cuối đời, ông được công nhận là một trong hai nhà sư phạm hàng đầu trong lịch sử 150 năm của nền giáo dục ởHawaii . Mặc dù Người được những người trong hệ thống công nhận vì lòng can đảm, nhưng hệ thống nhìn chung vẫn cong như cũ. Như tôi đã nói, đó là hệ thống được thiết kế cho sự tồn tại hơn là sự thay đổi. Điều đó không có nghĩa là hệ thống đã không làm việc tốt cho nhiều người. Nó là một công việc xuất sắc cho khoảng 30% số người làm việc tốt trong hệ thống. Vấn đề ở chỗ, hệ thống hiện nay đã được đào tạo từ hàng trăm năm trong thời đại nông nghiệp, thời đại trước cả xe hơi mà bay,… Đó là hệ thống mạnh hơn cả khủng long và dai như cá sấu. Đó là lý do bố tôi khó chịu hướng dẫn cách học ở nhà, Người thường nói với các con: “Điểm cao không quan trọng bằng việc phát hiện ra năng khiếu của các con.” Nói cách khác, mọi đứa trẻ đều khác nhau. Tuỳ bố mẹ có chịu khó quan sát những cách giúp con họ học tốt hay không hỗ trợ con trong việc phát triển phương pháp để thành công trong học tập.
Bất cứ khi nào tôi thấy những đứa trẻ là tôi thấy ngay những thiên tài nhỏ tuổi hào hứng học hỏi. Mấy năm sau, có khi tôi lại thấy những đứa trẻ thần đồng đó đang chán học và tự hỏi tại sao chúng bị ép buộc những điều mà chúng cảm thấy không thích hợp. Nhiều học sinh cảm thấy bị sỉ nhục vì chúng xếp loại dựa trên cùng môn mà chúng không hề ưa thích và rồi bị gán cho là thông minh hay không thông minh. Một anh bạn trẻ nói với tôi: “Chẳng phải là cháu thông minh. Chỉ vì cháu không quan tâm thôi. Trước hết hãy nói cho cháu biết tại sao cháu không nên quan tâm đến những môn học đó và cháu có thể sử dụng kiến thức đó như thế nào rồi, rồi cháu sẽ học tốt môn đó.”
Vấn đề này quan trọng hơn cả chuyện điểm cao điểm thấp. Người bố thông thái của tôi dĩ nhiên đã nhận ra là điểm số có thể ảnh hưởng đến tương lai của một học sinh một cách tích cực hay tiêu cực, nhưng Người cũng không quan tâm đến sự ảnh hưởng của điểm kém có thể có trên sự tự nhận thức và tự tin của một học sinh. Người thường nói: “Nhiều đứa trẻ bước vào trường với sự hào hứng học hỏi nhưng chẳng bao lâu khi ra trường chỉ học được việc chán ghét học hành. ” Lời khuyên của Người là: “Nếu một vị bố mẹ có con ghét phải đi học, việc quan trọng nhất là đảm bảo cho con mình duy nhất duy trì sự yêu thích học hỏi bẩm sinh. Hãy phát hiện ra năng khiếu bên trong con bạn, hãy phát hiện ra những gì mà con quan tâm muốn học, và giữ lại cho chúng luôn hào hứng trong chuyện học, ngy cả không phải trong học tập”
Thực tế là ngày nay trẻ học nhiều hơn chúng ta trước kia. Nếu không vậy, chúng sẽ bị rớt lại trong 2 phương pháp để thành công kế tiếp, sẽ được đề cập trong chương tiếp theo. Đó là lý do mà theo tôi, việc phát triển phương pháp để thành công trong học tập của con bạn ở nhà quan trọng hơn nhiều so với điểm số chúng nhận được ở trường. Như cả hai người bố đã nói: “Việc giáo dục thực sự của bạn bắt đầu khi bạn ra trường và bước vào đời.”
Bởi vì trước đây
Mỗi đứa trẻ sẽ có môt phương pháp độc đáo riêng để thành công trong học tập . Việc của bố mẹ là quan sát và hỗ trợ để chúng chọn được phương pháp học tập tốt nhất . Nếu đứa trẻ học không giỏi ở trường , hãy gần gũi với trẻ hơn để hỗ trợ nó tìm cách tốt nhất để học giỏi .
Nếu con bạn học giỏi và thích đi học , thì bạn thật hạnh phúc . Hãy để chúng vượt trội hơn và tận hưởng điều đó .Nếu chúng không thích trường học , hãy làm cho chúng biết rằng chúng vẫn còn có tài năng , và khuyến khích chúng tìm ra cách học trong một hệ thống chỉ cần có một tài năng . Nếu chúng có thể làm được, chúng sẽ đạt được những kỹ năng để có thể tồn tại trong thế giới thực, một thế giới đòi hỏi nhiều tài năng khác nhau để tồn tại. Đó là những gì mà bố tôi muốn tôi làm. Người khuyến khích tôi tìm ra phương cách học tập cho mình, mặc dù thực tế tôi ghét những gì tôi học. Đó là một sự rèn luyện chuẩn bị cho cuộc sống thực tế sau này.
SỰ TỰ NHẬN THỨC BỊ ĂN MÒN
Tôi nói rằng nợ nần và mất cảm giác an toàn về tài chính có thể làm ăn mòn sự tự nhận thức về tài chính của một người. Nói cách khác, nếu bạn có quá nhiều thất bại về tài chính hoặc cảm thấy sa lầy trong việc cần sự an toàn trong công việc và trang trải mọi thứ, thì sự tự nhận thức về tài chính của bạn có thể bị đông đặc. Đối với chuyện học hành cũng vậy, nếy chúng ta nói rằng đứa trẻ không thông minh như những đứa trẻ khác thì chúng có cảm giác ghét chuyện học. Nếu không có sự ủng hộ của bố tôi, tôi có thể đã nghỉ học từ lâu chỉ vì không ai muốn cảm giác ngu đần. Tôi biết mình không dốt. Tôi biết mình chỉ chán ngán những môn đang học ở trường thôi. Tuy nhiên, những điểm số tồi tệ ở trường của tôi vẫn bắt đầu ăn mòn sự tự nhận thức về học hành của tôi. Chính người bố thông thái của tôi giúp tôi qua khỏi giai đoạn khó khăn trong cuộc đời.
Dù cho con bạn có học giỏi hay không, hãy quan sát và khuyến khích chúng tìm ra phương pháp học tập, bởi vì một khi chúng ra trường và bước và đời, sự giáo dục của chúng mời thực sự bắt đầu.
NHỮNG MỐI QUAN TÂM CỦA NGƯỜI BỐ THÔNG THÁI CỦA TÔI
Một vài năm trước, người bố nhà giáo của tôi cố thử thay đổi hệ thống. Người biết rằng những đứa trẻ khác nhau thì có năng khiếu khác nhau. Người cũng nhận ra rằng hệ thống là một dạng “một cỡ cho tất cả mọi người”, hệ thống này chỉ thích hợp với khoảng 30% trẻ và đúng là đáng sợ đối với những đứa trẻ còn lại. Người thường nói: “Lý do hệ thống giáo dục không thay đổi là vì nó không thiết kế để thay đổi. Nó là một hệ thống được thiết kế để tồn tại vĩnh cửu.”
Hầu như ai cũng biết các thầy cô đang cố hết sức để dạy bọn trẻ. Vấn đề là ở chỗ, một hệ thống như đề cập ở trên chỉ sẽ làm chậm chúng ta thay vì thay đổi thúc đẩy chúng. Đối với tôi đó là hệ thống cứng nhắc Đó là một công ty duy nhất mà tôi biết không cung cấp nổi cho khách hàng. Thay vì nói chúng ta có một hệ thống đáng chán thì họ nói: “Con cái bạn chậm quá” hoặc “Các giáo viên có sự yếu kém trong việc giảng dạy.” Như tôi đã nói, đó là đơn vị duy nhất đổ lỗi cho khách hàng những sai lầm của chính mình.
Trước đây người bố ruột tôi nhận ra rằng đó là một hệ thống có những rạn nứt kinh khủng bên trong. Người rất bực khi phát hiện ra hệ thống giáo dục được hầu hết các nước nói tiếng anh áp dụng là một hệ thống giáo dục có nguồn gốc hàng trăm nước ở Phổ. Người rất bực khi phát hiện ra hệ thống không phải là dạy trẻ em học mà là tạo ra người lính và người làm thuê. Một hôm người nói với tôi: “Lý do chúng ta có từ ‘nhà trẻ’ trong một hệ thống giáo dục là vì hệ thống của chúng ta có nguồn gốc hàng trăm năm trước từ Phổ, từ ‘nhà trẻ’ là theo tiếng Phổ. Nói một cách khác, một nhà trẻ để chính quyền giáo dục, hoặc ‘truyền bá’. Đó là một hệ thống được thiết kế để lấy đi trách nhiệm giáo dục khỏi bố mẹ và duỵ trẻ em cách phục vụ tốt nhất cho nhu cầu và mong muốn của chính quyền.”
TỪ SAMURAI ĐẾN BÁC SĨ ĐẾN THẦY GIÁO
Bên nội tôi có truyền thống chiến đấu, nhiều người thuộc samurai trong thời đại phong kiến Nhật. Nhưng sau giao thương với phương Tây được Commodore Perry mở ra, hệ thống của chế độ phong kiến bắt đầu tàn lụi. Gia đình bên nội tôi bắt đầu bỏ con đường samurai và trở thành những bác sĩ y khoa. Ông nội tôi được định sẵn để trở thành một thầy thuốc, nhưng ông đã bỏ đến
Khi tôi hỏi bố tôi tại sao người không làm bác sĩ Người trả lời: “Lúc bố tôi còn học trung học, bố tôi bắt đầu hỏi tại sao nhiều bạn đột nhiên nghỉ học giữa chừng. Hôm trước bạn bố còn đó, hôm sau đã thấy không còn trong lớp. Bố bắt đầu tìm hiểu về ban giám hiệu. Bố sớm phát hiện ra rằng đồn điền mía đường và trồng thơm (dứa) yêu cầu các trường học đánh rớt ít nhất là 20% trẻ di cư từ châu Á. Đó là cách đảm bảo là họ có một đội ngũ công nhân thủ công thất học ổn định. Máu bố sôi lên khi nhận ra điều đó, và bố quyết định bước vào lĩnh vực giáo dục thay vì vào y tế. Bố muốn đảm bảo rằng tất cả mọi đứa trẻ đều có cơ hội được giáo dục như nhau. Và bố sẵn sàng đấu tranh vì điều đó.”
Bố tôi đã đấu tranh cả đời để thay đổi hệ thống và cuối cùng nỗ lực của ông bị đánh bại. Gần cuối đời, ông được công nhận là một trong hai nhà sư phạm hàng đầu trong lịch sử 150 năm của nền giáo dục ở
Bất cứ khi nào tôi thấy những đứa trẻ là tôi thấy ngay những thiên tài nhỏ tuổi hào hứng học hỏi. Mấy năm sau, có khi tôi lại thấy những đứa trẻ thần đồng đó đang chán học và tự hỏi tại sao chúng bị ép buộc những điều mà chúng cảm thấy không thích hợp. Nhiều học sinh cảm thấy bị sỉ nhục vì chúng xếp loại dựa trên cùng môn mà chúng không hề ưa thích và rồi bị gán cho là thông minh hay không thông minh. Một anh bạn trẻ nói với tôi: “Chẳng phải là cháu thông minh. Chỉ vì cháu không quan tâm thôi. Trước hết hãy nói cho cháu biết tại sao cháu không nên quan tâm đến những môn học đó và cháu có thể sử dụng kiến thức đó như thế nào rồi, rồi cháu sẽ học tốt môn đó.”
Vấn đề này quan trọng hơn cả chuyện điểm cao điểm thấp. Người bố thông thái của tôi dĩ nhiên đã nhận ra là điểm số có thể ảnh hưởng đến tương lai của một học sinh một cách tích cực hay tiêu cực, nhưng Người cũng không quan tâm đến sự ảnh hưởng của điểm kém có thể có trên sự tự nhận thức và tự tin của một học sinh. Người thường nói: “Nhiều đứa trẻ bước vào trường với sự hào hứng học hỏi nhưng chẳng bao lâu khi ra trường chỉ học được việc chán ghét học hành. ” Lời khuyên của Người là: “Nếu một vị bố mẹ có con ghét phải đi học, việc quan trọng nhất là đảm bảo cho con mình duy nhất duy trì sự yêu thích học hỏi bẩm sinh. Hãy phát hiện ra năng khiếu bên trong con bạn, hãy phát hiện ra những gì mà con quan tâm muốn học, và giữ lại cho chúng luôn hào hứng trong chuyện học, ngy cả không phải trong học tập”
Thực tế là ngày nay trẻ học nhiều hơn chúng ta trước kia. Nếu không vậy, chúng sẽ bị rớt lại trong 2 phương pháp để thành công kế tiếp, sẽ được đề cập trong chương tiếp theo. Đó là lý do mà theo tôi, việc phát triển phương pháp để thành công trong học tập của con bạn ở nhà quan trọng hơn nhiều so với điểm số chúng nhận được ở trường. Như cả hai người bố đã nói: “Việc giáo dục thực sự của bạn bắt đầu khi bạn ra trường và bước vào đời.”
CHƯƠNG 6: CON BẠN TRỞ NÊN VÔ DỤNG KHI TỚI 30TUỔI
Khi tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi đã đưa ra hướng đi tương lai của tôi là đi học, tốt nghiệp ra trường, tìm một việc làm và trở thành một người làm thuê trung thành, cố hết sức để thăng tiến dần trong công ty và làm ở đó khi tới nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu tôi sẽ nhận được chiếc đồng hồ vàng và chơi golf trong một hội những người nghỉ hưu nào đấy, và thường lái xe ra về trong ánh hoàng hôn.
“GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY!”
Ý tưởng có một công việc làm trọn đời là ý tưởng của thời đại công nghiệp. Từ năm 1989, khi bức tườngBerlin sụp đổ và WWW xuất hiện và phổ biến khắp nơi trên thế giới cùng luật lệ thuê mướn đã thay đổi. Theo đó, luật “gừng càng già càng cay” (đối với việc kinh doanh) – đúng với thời đại công nghiệp; nay trong thơì đại thông tin, điều đó đã đảo lộn.
Chính vì vậy mà nhu cầu về phương pháp để thành công trong học tập của đứa trẻ ra đời, nhằm giúp nó thay đổi những gì đang diễn ra . Phương pháp để thành công trong học tập phải được thực hiện tốt và phát triển cùng nhịp với những thay đổi của phương pháp để thành công trong nghề nghiệp của đứa trẻ. Nói cách khác, rất nhiều khả năng con cái bạn sẽ lạc hậu khi bước vào tuổi 30; và chúng cần phải học một phương pháp mới để thành công trong công việc, hầu đáp ứng thay đổi thị trường lao động. Hay, nếu con bạn nghĩ về một nghề nghiệp suốt đời, không chịu học hỏi và chuẩn bị tốt cho những thay đổi nhanh chóng thì cứ mỗi năm trôi qua con bạn sẽ càng có nguy cơ bị rớt lại sau.
ĐIỂM SỐ CAO KHÔNG CÓ Ý NGHĨA NHIỀU LẮM
Tương lai không thuộc về đứa trẻ ra trường với điểm số cao, mà rơi vào bàn tay của trẻ có phương pháp học tập tốt nhất và những ý tưởng thiên về khoa học mới nhất. Quan trọng hơn là việc học như thế nào để có điềm cao, đứa trẻ cần học cách học; học cách thay đổi; và học cách thích nghi nhanh hơn. Tại sao vậy? Đó là vì rất nhiều trong số những kỹ năng các ông chủ và các doanh nghiệp cần nhân viên có để trả lương cao cho họ trong tương lai lại thường không được học ở trường ngày nay. Hãy cứ nhìn vào bầu không khí kinh doanh ngày nay, người được đòi hỏi nhiều nhất là người am hiểu về mạng Web - một lĩnh vực không được dạy tại trường. Người ít được đòi hỏi hơn là những người thuộc về thế hệ của tôi, người muốn có lương cao nhưng lại nằm ngoài rìa thời đại Công nghệ thông tin.
SỰ KHAN HIẾM NHÂN CÔNG
Nói về những người trở lên thừa thãi trong tình hình khan hiếm nhân công thì quả là lạ. Những người bạn vô tư của tôi nói rằng: “Ừm, ngộ nhỡ tôi già đi và có hạn chế về kỹ năng vi tính thì sao? Có rất nhiều công việc mà, và tôi có thể ra giá bất cứ đâu tôi muốn làm.”
Sở dĩ có sự khan hiếm nhân công đơn giản là vì nền kinh tế chúng ta đang bùng nổ. Hàng tỉ đô la đổ vào công ty có nguy cơ sẽ không còn hoạt động kinh doanh trong vòng vài năm nữa. Khi nhiều công ty èo uột về kỹ thuật bắt đầu ngưng hoạt động vì hết tiền, thì thị trường sẽ một lần nữa lại bị ngập lụt bởi vô số công nhân. Và khi những công ty đóng cửa thì kéo những ngành kinh doanh khác đóng cửa theo.
BAO NHÊU TUỔI THÌ QUÁ GIÀ.
Trong chuyến đi Autralia gần đây, bạn tôi, Kelly Richie trao cho tôi một bản foto tờWest Autralia , một tờ bào địa phương. “Anh đọc đi,” Kelly bảo, “Bài bào này tóm tắt điều mà bao năm rồi anh cố nói với mọi người để biết xem ‘bao nhiêu tuổi là quá già’. Nó xác định tuổi hiện tại của mỗi người gắn với nghề nghiệp của họ.” Trang báo số ngày 08-4-2000 chạy tít lớn BẠN ĐANG VƯỢT QUA NÓ? Bài báo còn kèm theo những tấm hình chụp một người thiết kế đồ hoạ trẻ, một vận động viên thể dục dụng cụ, một luật sư và một người mẫu thời trang. Dưới hình của từng người đều có câu chú thích bằng chữ in hoa, đậm như sau:
1. Nhà thiết kế đồ hoạ: sử dụng trong vòng 30 năm.
2. Vận động viên thể dục dụng cụ: sử dụng trong vòng 14 năm.
3. Luật sư: sử dụng trong vòng 35 năm.
4. Người mẫu: sử dụng trong vòng 25 năm.
Nói rõ hơn, trong những ngành nghề kể trên khi bạn ngấp nghé tới những tuổi đó tức là bạn đã quá già rồi. Bài báo mở đầu bằng câu chuyện về một người mẫu không còn là siêu mẫu làm ra 2000 đô la một tuần nữa. Ở tuổi 28 cô thất nghiệp. Bài báo giải thích kỹ hơn:
Nhiều nghề có gắn những sợi dây báo động nghề nghiệp căng mặt đất - ở những cột mốc 20,25,30 hay 40. Cho dù những sợi dây này được căng ở đâu thì cũng phải cách tuổi nghỉ hưu rất xa. Điều đó có thể là do cơ thể: nhan sắc của người mẫu tàn tạ, những vòng đo không còn chuẩn xác như trước nữa. Có thể là do trí nữa nhà toán học ngày càng hay tính toán sai; những nhà quảng cáo đại tài không còn ý tưởng đáng đồng tiền bát gạo nữa. Có thể liên quan đến sức chịu đựng: những chủ ngân hàng và những luật sư kiệt quệ, ly dị, kiệt sức (hay cả ba) vào lúc 40 tuổi. Điều đó không có nghĩa là bạn không bao giờ làm việc nữa, nhưng cơ hội để tiến đến đỉnh cao đã trôi qua. Bạn sẽ là một kẻ về đích sau.
Bài báo tiếp:
Cài thời mà bạn khởi nghiệp lúc 20 tuổi, làm việc cần mẫn trong nhiều năm và từ từ nhích lên địa vị cao hơn cho đến khi đáp đến gần 55 hay 60 đã qua lâu rồi. Sự thật ngày nay là nếu bạn không làm được điều đó trước 40 tuổi thì bạn sẽ không bao giờ làm được nữa. Và trong một số ngành nghề, bạn sẽ biết được lúc 20 hay 25 tuổi mình có cần bắt đầu nghĩ đến khởi nghiệp trong bụi rậm bằng ngành kinh doanh máy xén cỏ hay không. Các thành phồ lớn đầy những nhà thiết kế già đang vẽ vời vớ vẩn, đang nhào nặn vài cái bình gốm, hay thậm chí đang điều hành một tiệm bánh ở địa phương.
Bà Di rachiger – giám đốc phụ trách việc làm của Đại học Melbourne – nói rằng khuynh hướng sự nghiệp ngày nay – lên đến đỉnh điểm ở 40 và bắt đầu tuột dốc tại đó, có nghĩa là người ta cần làm việc với tâm trí hướng tới một công việc khác và dành thời gian để đào tạo lại hoặc để đào tạo lại hoặc để tiếp thu phục vụ công việc mới. Bà nói một số ngành nghề, kể cả nghề thiết kế đồ hoạ được coi là trẻ và hàng đầu, cần phải loại trừ những người trên 40.
Thế điều gì xảy ra cho những người lao động già ấy? Bài báo viết:
Trong những ngành bấp bênh, và có nhịp thay đổi nhanh như thế, mỗi người lính thường có khuynh hướng là một Melissa - trẻ đầy tham vọng, và sẵn sàng làm 12 giờ một ngày.
Những người ưu tú nhất trong số những lao động lớn tuổi thường luân chuyển bên trong bộ máy quản lý. Nhưng những người còn lại cầm chắc sẽ bị đẩy ra ngoài. Tháng 9 vừa qua, một công ty máy tính ra tuyển người chuyên xử lý sự cố chương trình. Đương nhiên, mọi bộ hồ sơ vòng phỏng vấn đều được tô vẽ một cách đẹp đẽ bằng tất cả những tiêu chuẩn cần phải có cho từng chi tiết một của những kỹ năng máy tính.
Và dĩ nhiên, tất cả các ứng viên đều có khả năng làm công việc đó, nếu được cho cơ hội. Vậy thì, những người phỏng vấn làm như thế nào để “phân biệt vàng thau”?
Rất đơn giản. “Chúng tôi chỉ việc nhìn vào ngày tháng năm sinh của một ứng cử viên và chia họ ra thành viên trên 35 và dưới 35,” những người trong cuộc tiết lộ. “Và chúng tôi vứt ‘những người trên 35’ vào chồng hồ sơ bị loại” Cách làm đó rõ ràng là không thuyết phục lắm, nhưng về mặt nào đó đã dựa theo thuyết đơn giản của Dawin”
Những người thích hợp thì tồn tại, và thất bại cho những người già.
LÀM VIỆC CẬT LỰC VỚI CÔNG VIỆC KHÔNG LỐI THOÁT (KHÔNG HƯỚNG TIẾN THÂN)
Kelly Richie đưa tôi bài báo BẠN ĐANG VƯỢT QUA NÓ? bởi vì nhiều năm liền tôi thường nói với những học trò của mình: “Hầu hết mọi người làm theo lời khuyên của bố mẹ họ - ‘đi học lấy điểm cao và tìm việc’. Đó là một ý nghĩ lạc hậu, một ý nghĩ thời đại công nghiệp. Vấn đề là những người làm theo lời khuyên đó rốt cuộc bị kẹt trong một công việc không lối thoát. Có thể họ được điểm cao, có công ăn việc làm ổn định, kiếm được rất nhiều tiền, nhưng vấn đề là, công việc không đi cũng với một cái thang.”
Có những người vẫn đang làm việc, có thu nhập khá, nhưng trí óc cả thể xác họ mệt mỏi rã rời, không ít người đã kiệt quệ… và không hề có thang để trèo ra hay leo lên đỉnh. Ở đâu đó trên đường đi, họ đụng vào sợi dây nghề nghiệp hồi nào không hay. Trong khi họ vẫn có công ăn việc làm hoặc vẫn còn có doanh nghiệp thì đột nhiên cái thang trên đỉnh bỗng biến mất. Tôi có nhiều bạn bè học giỏi trong trường, sau khi ra trường và đạt đến một mức độ thành công nào đó ở tuổi dưới 40, nhưng rồi sự nhiệm màu trong công việc chững lại và phía đồi bên kia đã hiện ra. Trong những trường hợp này, tôi tin là phương pháp để thành công trong nghề nghiệp đã không còn tác dụng, bởi vì phương pháp để thành công trong học tập cũng đã ngừng rồi. Nói cách khác, bạn bè tôi vẫn còn đang sử dụng cùng một phương pháp để học tập thành công, và phương pháp đó đang ngừng toả phép màu trong công việc.
“GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY!”
Ý tưởng có một công việc làm trọn đời là ý tưởng của thời đại công nghiệp. Từ năm 1989, khi bức tường
Chính vì vậy mà nhu cầu về phương pháp để thành công trong học tập của đứa trẻ ra đời, nhằm giúp nó thay đổi những gì đang diễn ra . Phương pháp để thành công trong học tập phải được thực hiện tốt và phát triển cùng nhịp với những thay đổi của phương pháp để thành công trong nghề nghiệp của đứa trẻ. Nói cách khác, rất nhiều khả năng con cái bạn sẽ lạc hậu khi bước vào tuổi 30; và chúng cần phải học một phương pháp mới để thành công trong công việc, hầu đáp ứng thay đổi thị trường lao động. Hay, nếu con bạn nghĩ về một nghề nghiệp suốt đời, không chịu học hỏi và chuẩn bị tốt cho những thay đổi nhanh chóng thì cứ mỗi năm trôi qua con bạn sẽ càng có nguy cơ bị rớt lại sau.
ĐIỂM SỐ CAO KHÔNG CÓ Ý NGHĨA NHIỀU LẮM
Tương lai không thuộc về đứa trẻ ra trường với điểm số cao, mà rơi vào bàn tay của trẻ có phương pháp học tập tốt nhất và những ý tưởng thiên về khoa học mới nhất. Quan trọng hơn là việc học như thế nào để có điềm cao, đứa trẻ cần học cách học; học cách thay đổi; và học cách thích nghi nhanh hơn. Tại sao vậy? Đó là vì rất nhiều trong số những kỹ năng các ông chủ và các doanh nghiệp cần nhân viên có để trả lương cao cho họ trong tương lai lại thường không được học ở trường ngày nay. Hãy cứ nhìn vào bầu không khí kinh doanh ngày nay, người được đòi hỏi nhiều nhất là người am hiểu về mạng Web - một lĩnh vực không được dạy tại trường. Người ít được đòi hỏi hơn là những người thuộc về thế hệ của tôi, người muốn có lương cao nhưng lại nằm ngoài rìa thời đại Công nghệ thông tin.
SỰ KHAN HIẾM NHÂN CÔNG
Nói về những người trở lên thừa thãi trong tình hình khan hiếm nhân công thì quả là lạ. Những người bạn vô tư của tôi nói rằng: “Ừm, ngộ nhỡ tôi già đi và có hạn chế về kỹ năng vi tính thì sao? Có rất nhiều công việc mà, và tôi có thể ra giá bất cứ đâu tôi muốn làm.”
Sở dĩ có sự khan hiếm nhân công đơn giản là vì nền kinh tế chúng ta đang bùng nổ. Hàng tỉ đô la đổ vào công ty có nguy cơ sẽ không còn hoạt động kinh doanh trong vòng vài năm nữa. Khi nhiều công ty èo uột về kỹ thuật bắt đầu ngưng hoạt động vì hết tiền, thì thị trường sẽ một lần nữa lại bị ngập lụt bởi vô số công nhân. Và khi những công ty đóng cửa thì kéo những ngành kinh doanh khác đóng cửa theo.
BAO NHÊU TUỔI THÌ QUÁ GIÀ.
Trong chuyến đi Autralia gần đây, bạn tôi, Kelly Richie trao cho tôi một bản foto tờ
1. Nhà thiết kế đồ hoạ: sử dụng trong vòng 30 năm.
2. Vận động viên thể dục dụng cụ: sử dụng trong vòng 14 năm.
3. Luật sư: sử dụng trong vòng 35 năm.
4. Người mẫu: sử dụng trong vòng 25 năm.
Nói rõ hơn, trong những ngành nghề kể trên khi bạn ngấp nghé tới những tuổi đó tức là bạn đã quá già rồi. Bài báo mở đầu bằng câu chuyện về một người mẫu không còn là siêu mẫu làm ra 2000 đô la một tuần nữa. Ở tuổi 28 cô thất nghiệp. Bài báo giải thích kỹ hơn:
Nhiều nghề có gắn những sợi dây báo động nghề nghiệp căng mặt đất - ở những cột mốc 20,25,30 hay 40. Cho dù những sợi dây này được căng ở đâu thì cũng phải cách tuổi nghỉ hưu rất xa. Điều đó có thể là do cơ thể: nhan sắc của người mẫu tàn tạ, những vòng đo không còn chuẩn xác như trước nữa. Có thể là do trí nữa nhà toán học ngày càng hay tính toán sai; những nhà quảng cáo đại tài không còn ý tưởng đáng đồng tiền bát gạo nữa. Có thể liên quan đến sức chịu đựng: những chủ ngân hàng và những luật sư kiệt quệ, ly dị, kiệt sức (hay cả ba) vào lúc 40 tuổi. Điều đó không có nghĩa là bạn không bao giờ làm việc nữa, nhưng cơ hội để tiến đến đỉnh cao đã trôi qua. Bạn sẽ là một kẻ về đích sau.
Bài báo tiếp:
Cài thời mà bạn khởi nghiệp lúc 20 tuổi, làm việc cần mẫn trong nhiều năm và từ từ nhích lên địa vị cao hơn cho đến khi đáp đến gần 55 hay 60 đã qua lâu rồi. Sự thật ngày nay là nếu bạn không làm được điều đó trước 40 tuổi thì bạn sẽ không bao giờ làm được nữa. Và trong một số ngành nghề, bạn sẽ biết được lúc 20 hay 25 tuổi mình có cần bắt đầu nghĩ đến khởi nghiệp trong bụi rậm bằng ngành kinh doanh máy xén cỏ hay không. Các thành phồ lớn đầy những nhà thiết kế già đang vẽ vời vớ vẩn, đang nhào nặn vài cái bình gốm, hay thậm chí đang điều hành một tiệm bánh ở địa phương.
Bà Di rachiger – giám đốc phụ trách việc làm của Đại học Melbourne – nói rằng khuynh hướng sự nghiệp ngày nay – lên đến đỉnh điểm ở 40 và bắt đầu tuột dốc tại đó, có nghĩa là người ta cần làm việc với tâm trí hướng tới một công việc khác và dành thời gian để đào tạo lại hoặc để đào tạo lại hoặc để tiếp thu phục vụ công việc mới. Bà nói một số ngành nghề, kể cả nghề thiết kế đồ hoạ được coi là trẻ và hàng đầu, cần phải loại trừ những người trên 40.
Thế điều gì xảy ra cho những người lao động già ấy? Bài báo viết:
Trong những ngành bấp bênh, và có nhịp thay đổi nhanh như thế, mỗi người lính thường có khuynh hướng là một Melissa - trẻ đầy tham vọng, và sẵn sàng làm 12 giờ một ngày.
Những người ưu tú nhất trong số những lao động lớn tuổi thường luân chuyển bên trong bộ máy quản lý. Nhưng những người còn lại cầm chắc sẽ bị đẩy ra ngoài. Tháng 9 vừa qua, một công ty máy tính ra tuyển người chuyên xử lý sự cố chương trình. Đương nhiên, mọi bộ hồ sơ vòng phỏng vấn đều được tô vẽ một cách đẹp đẽ bằng tất cả những tiêu chuẩn cần phải có cho từng chi tiết một của những kỹ năng máy tính.
Và dĩ nhiên, tất cả các ứng viên đều có khả năng làm công việc đó, nếu được cho cơ hội. Vậy thì, những người phỏng vấn làm như thế nào để “phân biệt vàng thau”?
Rất đơn giản. “Chúng tôi chỉ việc nhìn vào ngày tháng năm sinh của một ứng cử viên và chia họ ra thành viên trên 35 và dưới 35,” những người trong cuộc tiết lộ. “Và chúng tôi vứt ‘những người trên 35’ vào chồng hồ sơ bị loại” Cách làm đó rõ ràng là không thuyết phục lắm, nhưng về mặt nào đó đã dựa theo thuyết đơn giản của Dawin”
Những người thích hợp thì tồn tại, và thất bại cho những người già.
LÀM VIỆC CẬT LỰC VỚI CÔNG VIỆC KHÔNG LỐI THOÁT (KHÔNG HƯỚNG TIẾN THÂN)
Kelly Richie đưa tôi bài báo BẠN ĐANG VƯỢT QUA NÓ? bởi vì nhiều năm liền tôi thường nói với những học trò của mình: “Hầu hết mọi người làm theo lời khuyên của bố mẹ họ - ‘đi học lấy điểm cao và tìm việc’. Đó là một ý nghĩ lạc hậu, một ý nghĩ thời đại công nghiệp. Vấn đề là những người làm theo lời khuyên đó rốt cuộc bị kẹt trong một công việc không lối thoát. Có thể họ được điểm cao, có công ăn việc làm ổn định, kiếm được rất nhiều tiền, nhưng vấn đề là, công việc không đi cũng với một cái thang.”
Có những người vẫn đang làm việc, có thu nhập khá, nhưng trí óc cả thể xác họ mệt mỏi rã rời, không ít người đã kiệt quệ… và không hề có thang để trèo ra hay leo lên đỉnh. Ở đâu đó trên đường đi, họ đụng vào sợi dây nghề nghiệp hồi nào không hay. Trong khi họ vẫn có công ăn việc làm hoặc vẫn còn có doanh nghiệp thì đột nhiên cái thang trên đỉnh bỗng biến mất. Tôi có nhiều bạn bè học giỏi trong trường, sau khi ra trường và đạt đến một mức độ thành công nào đó ở tuổi dưới 40, nhưng rồi sự nhiệm màu trong công việc chững lại và phía đồi bên kia đã hiện ra. Trong những trường hợp này, tôi tin là phương pháp để thành công trong nghề nghiệp đã không còn tác dụng, bởi vì phương pháp để thành công trong học tập cũng đã ngừng rồi. Nói cách khác, bạn bè tôi vẫn còn đang sử dụng cùng một phương pháp để học tập thành công, và phương pháp đó đang ngừng toả phép màu trong công việc.
GIÀU CÓ Ở TUỔI 40 VÀ KHÁNH KIỆT Ở TUỔI 47
Tôi có một người bạn học ở lớp rất giỏi thời trung học. Sau đó anh vào học một trường đại học danh giá. Anh gia nhập câu lạc bộ golf của cha mình, cưới một cô vợ - cha cô cũng sinh hoạt ở cùng câu lạc bộ - có con, và giờ con cái anh học ở ngôi trường tư ngày xưa anh học.
Sau vài năm làm việc, tích luỹ chút kinh nghiệm và chơi golf với những người thành đạt, anh có tên trong những giao dịch nhà đất rất lớn. Gương mặt tươi cười của anh đã xuất hiện trên trang bìa tạp trí kinh doanh địa phương của anh được ca tụng là một trong những nhà kinh doanh hàng đầu của thế hệ anh. Khi đến 40 tuổi, anh đã an vị cuộc đời. Vào cuối thập niên 1980, thị trường nhà đấtHawaii bỗng xấu đi khi Nhật rút tiền đầu tư của họ ra khỏi bang này, và anh mất gần hết gia tài của mình. Anh và vợ chia tay vì anh ngoại tình, và bây giờ anh phải cưu mang hai gia đình. Anh tán gia bại sản, ở tuổi 47 với những hoá đơn khổng lồ cần phải trả.
Tôi gặp anh cách đây vài tháng. Anh đã bước qua tuổi 50, đã hồi phục phần lớn những mất mát và thậm chí còn có một người bạn đời mới. Nhưng dẫu anh khẳng định rằng mọi sự vẫn ổn và anh đang làm tốt, tôi vẫn thấy lửa tắt. Có cái gì đó đã thay đổi bên trong, anh thậm chí còn làm việc quyết liệt hơn để duy trì hình ảnh những năm quá khứ của mình. Hình như anh có vẻ bồn chồn và yếm thế hơn.
Một lần trong bữa ăn tối, người bạn đời của anh nói với chúng tôi về việc kinh doanh internet mới mà cô vừa khởi sự. Cô rất hào hứng, doanh nghiệp của cô đang phát đạt và nhận được hợp đồng từ khắp nơi trên thế giới. Đột nhiên anh bạn tôi sửng cồ lên, hình như anh đã uống quá nhiều và áp lực nhiều và áp lực bên trong đang rạn nứt cái vỏ bọc bên ngoài lạnh lùng của anh. Rõ ràng, bực bội với sự thành công mới mẻ của cô, hay với sự kém thành đạt của mình, anh cao giọng: “Cô làm sao mà làm tốt được? Cô đã không học đại học. Và cô không quen biết những người danh tiếng như tôi.”
Khi Kim về nhà khuya hôm đó, cô nói về sự mất bình tĩnh đột ngột của anh: “Xem ra anh ấy đang cố làm cho phương pháp để thành công xưa cũ của mình hoạt động và hình như nó chẳng hiệu nghiệm gì cả.”
Tôi gặt đầu và nghiệm tới điều mà nhà báoWest Australia gọi là “chạm tới sợi dây báo động nghề nghiệp”. Tôi nghĩ đến người thanh niên phòng nhân sự đống lý lịch ra làm những ứng viên trên 35 tuổi và những người dưới 35. Tôi nghĩ về Adrian , người bạn bị giảm biên chế đã mua một đại lý du lịch và giờ đang học trường luật, chờ ra trường ở tuổi 57. Tôi nghĩ đến Người bố thông thái, người tin vào sức mạnh của nền tảng giáo dục tốt, dù sự giáo dục tốt rốt cuộc cũng không cứu được người. Cuối cùng, thoát khỏi những ý nghĩ riêng tư, tôi nói với Kim: “Có vẻ như những ý tưởng kinh doanh cũ đối nghịch với những ý tưởng mới.
“Anh đoán chắc là những ý tưởng kinh doanh của cô ấy mới hơn của anh ấy?” Kim hỏi.
Tôi gật đầu. “Chúng ta hãy bỏ đi từ kinh doanh. Như vậy là cô ấy có những ý tưởng mới còn anh ấy vẫn vận hành trên những ý tưởng mà anh trau dồi ở trường phổ thông. Họ chỉ hơn nhau vài tuổi nhưng những ý tưởng của cô ấy mới… tuy không độc đáo nhưng với cô chúng mới, tươi tắn và phấn khích, vì vậy cô cũng không độc đáo và anh đã giữ chúng suốt 40 năm qua!”
“Đúng vậy. Những ý tưởng, đặc biệt là phương pháp để thành công của họ đã trở lên lạc hậu,” tôi đáp. “Anh ấy thức dậy và đi làm, nhưng thay vì là một người tiến bộ và sáng tạo với những ý tưởng mới, thì anh bây giờ với những ý tưởng cũ trong khi chỉ mới 50 tuổi. Vấn đề là anh ấy đã già và đã lạc hậu từ cách đây mười năm mà không hề hay biết. Anh vẫn tiếp tục với những phương pháp cũ và không sẵn sàng thay đổi phương pháp của mình. Ngày nay anh tất bật ngược xuôi khắp thành phố với bản lý lịch trong tay và đấu tranh công ăn việc làm với người còn rất trẻ.”
“Vậy, lời khuyên ‘hãy học đi và lấy điểm cao’ là lời khuyên tốt khi anh còn nhỏ,” Kim nói, “nhưng lại là lời khuyên xấu khi anh trưởng thành.”
“Vấn đề là anh ấy bị mắc bẫy ở trong ngay chính phương pháp để thành công của mình mà không hề hay biết,” tôi nói nhỏ nhẹ. “Anh ấy không nhận ra rằng lời khuyên tốt trong quá khứ là lời khuyên xấu hiện tại, và vì tương lai của anh thật u ám.”
“Anh vẫn giữ phương pháp cũ,” Kim đáp lại.
“Và còn tiếp tục dùng nó nữa… Nó càng ít hiệu quả thì anh ấy càng bất an, và anh lại càng khuyến khích những người khác làm theo lời khuyên của anh – theo phương pháp của anh - mặc dù, đối với anh nó chẳng có tác dụng gì cả.”
“Tôi nghĩ anh kẹt ở hai nơi. Thứ nhất, anh ấy bị kẹt ở chỗ phương pháp để thành công của mình không có tác dụng nên chán nản và mệt mỏi… nhưng anh vẫn tiếp tục. Thứ hai, anh ấy bị kẹt trong quá khứ, lúc anh ấy thành công nhất. Và vì phương pháp của mình có hiệu quả cao, nên anh ấy muốn tái khẳng định với chính mình rằng ngày nay anh đang muốn làm điều đúng đắn.”
“Vì vậy anh nói cho tất cả mọi người làm điều anh đã làm. Thậm chí nó đã hết hiệu nghiệm.”
“Anh ấy chưa nhận ra nó đã hết tác dụng. khi bạn ra trường, không ai trao cho bạn tấm bản đồ chỉ đường tới thành công. Một khi dấu vết biến mất, đa số chúng ta lại cố công lần mò tìm đường qua khi rừng rậm, hy vọng sẽ tìm lại được dấu vết. Có người tìm lại được, có người không. Khi không tìm được dấu vết mới bạn thường ngồi nghĩ về lối cũ. Đó là cuộc sống thực.”
NHỮNG Ý TƯỞNG DÁNH CHO CÁC BẬC BỐ MẸ
Cách đây một vài năm, tôi xem một chương trình truyền hình, trong đó các bà mẹ mang con cái tới sở làm để khoe chúng làm được gì. Người dẫn chương trình xoáy vào tình tiết đó và nói: “Đây là một ý tưởng hoàn toàn mới - mẹ dạy con gái hãy là người làm thuê tốt trong tương lai.”
Tôi thốt lên: “Ôi! Một ý tưởng cũ mèm!”
Khi nói chuyện với những thanh niên ngày nay, tôi thường hỏi họ xem họ đang theo phương pháp để thành công của ho - của họ sau của bố mẹ?
Vào thời của tôi, ở thập niên 1960, các ông bố bà mẹ dạy con rằng: “Hãy học đi, đạt điểm cao và tìm việc làm ổn định.” Tôi rất sợ điều này. Sở dĩ họ dạy con mình như thế vì nhiều người trong số họ lớn lên trong thời kỳ Đại khủng hoảng, một thời kỳ công ăn việc làm rất hiếm hoi. Do vậy, nỗi sợ thất nghiệp, sợ không cói đủ tiền luôn ám ảnh họ một cách sâu sắc.
Ngày nay bạn nhìn quanh sẽ thấy khắp nơi đều có bảng “Thông báo tuyển dụng”. Những ông chủ ráo riết tìm bất cứ ai biết đọc biết viết, vui vẻ, biết mỉm cười và có thể huấn luyện được. Mặc dù những kỹ năng kỹ thuật khá quan trọng nhưng nhiều đóng góp khác còn có ý nghĩa đối với các ông chủ hơn. Mặc dù có hàng hà sa số công ăn việc làm, nhưng tôi vẫn nghe những người trẻ lặp đi lặp lại với con họ cũng với vẻ hãi hùng, những lời bố mẹ họ đã nói với họ: “hãy đi học, đạt điểm cao và tìm việc làm.”
Khi tôi nghe ai đó nói: “Nhưng chúng ta cần phải có công ăn việc làm ổn định”, tôi nói: “hãy từ từ nào, bình tĩnh lại hít thở và nhìn quanh. Có rất nhiều công việc đang chờ bạn. Thời kỳ khủng hoảng đã qua, Internet ngày nay càng phát triển mạnh. Hãy thôi trút xuống những lời khuyên cũ kỹ lạc hậu. Ngày nay, nếu bạn muốn có việc làm an toàn, ổn định bạn có thể tìm được. Vậy, hãy ngừng một chút và suy nghĩ.”
Có người bình tĩnh, có người không. Đa số những người tôi gặp đều sợ không có việc làm, không có tiền đóng góp tiền nhà, một số người không thể nghĩ sáng suốt được vì những nỗi sợ do bố mẹ truyền lại.
Một trong những điều quan trọng nhất bố mẹ có thể làm là ngừng lại, suy nghĩ đến tương lai, hơn là đưa ra những lời khuyên dựa vào kinh nghiệm cũ.
TÔI CẦN PHẢI NGỪNG LÀM ĐIỀU TÔI GIỎI
Khi tôi nghỉ hưu vào năm 1974 lúc đó tôi 47 tuổi, câu hỏi “Mình sẽ làm gì trong quãng đời còn lại?” đè nặng tâm trí tôi. Thay vì nghỉ ngơi một năm, tôi quyết định làm điều được gọi là “đầu tư lại” bản thân. Tức là tôi cần thay đổi phương pháp để thành công trong học tập và trong công việc của mình. Nếu tôi không làm, tôi sẽ giống một võ sĩ già trở lại đấu trường sau một năm vắng bóng. Bằng cách đầu tư lại bản thân, tôi không làm điều giỏi và thích làm. Điều đó có nghĩa là tôi phải dừng dạy kinh doanh và đầu tư. Để đầu tư lại mình, tôi cần phải học những điều mới, cần thiết cho bản thân để thay đổi cách làm cũ của mình. Để làm được điều đó, tôi tạo ra một trò chơi để dạy những gì tôi đã học cách viết, một môn tôi từng rớt hai lần ở trường phổ thông. Ngày nay tôi được biết đến như một nhà văn hơn bất cứ ngành nghề nào khác tôi từng làm. Nếu không có phương pháp để thành công trong học tập, công việc và trong tài chính, tôi đã không dám mạo hiểm chuyển đôit cuộc đời mình. Mà nếu tôi không chuyển hướng tôi sẽ thành vô dụng ở tuổi 47, sẽ gặm nhấm quãng đời còn lại bằng lỳ ức về những ngày huy hoàng đã xa.
CÔNG ĂN VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH GÓP PHẦN NHƯ THẾ NÀO CHO CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH?
Bố mẹ ngày nay cần nhìn xa trông rộng hơn trong việc học và tìm công ăn việc làm của con cái, vì chúng thông minh hơn. Chúng đã thấy được ảnh hưởng của công ăn việc làm ổn định đối với cuộc sống gia đình, và chúng thấy bố mẹ chúng có công việc làm nhưng không có cuộc sống. Đó không phải là tương lai mà con cái muốn. Để trở thành bố mẹ thành công với mối quan hệ tốt đẹp với con cái mình, các bậc bố mẹ phải nhìn vào quả cầu pha lê, nhưng không phải của họ mà là của con cáo. Phải chia sẻ tầm nhìn vào tương lai, hơn là bắt ép con cái theo quan điểm về tương lai của mình.
Tôi đã thấy nhiều tranh luận giữa bố mẹ và con cái về phương pháp để thành công. Ví dụ, bố mẹ nói: “Con phải đi học”, con cái lại bảo: “Con muốn ra khỏi trường”. Để có mối quan hệ thành công, bố mẹ phải thấy và hiểu được tầm nhìn của con cái, bởi vì rõ ràng nền giáo dục không tốt không phải là một phần của tầm nhìn đó. Ở thời điểm này, tôi không khuyên bố mẹ cứ để mặc kệ con cái muốn làm gì thì làm. Điều tôi muốn nhấn mạnh là: bố mẹ cần nhìn xa hơn là cấy ghép phương pháp để thành công đã có tác dụng mỹ mãn với mình vào đầu con cái. Tôi biết không dễ, nhưng tôi nghĩ như thế vẫn tốt hơn là xung đột.
Khi bố mẹ nhìn thấy điều con cái nghĩ, và hướng đi của chúng thì việc thông tin giữa bố mẹ và con cái tốt hơn và bố mẹ sẽ chỉ dẫn cho chúng. Thật là vô ích khi bố mẹ nghiêm khắc bảo “Bố mẹ không muốn con làm như thế”, nhưng bọn trẻ cứ sẽ làm hoặc đã làm như thế rồi. Chia sẻ quan điểm và làm giảm thiểu sự va chạm trong phương pháp để thành công giữa bố mẹ và con cái đóng vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn dài hạn.
Một khi đã có thông tin liên lạc, tôi nghĩ bố mẹ nên chia sẻ với con cái ở điểm chúng thích làm nhiều nghề trong cuộc sống hơn là một nghề suốt đời. Một khi nắm bắt được ý tưởng ấy, con cái sẽ đề cao việc học suốt đời hơn. Khi đó, nó sẽ hiểu được tại sao cần phải phát triển phương pháp để thành công trong học tập để thành công trong học tập, và tại sao tới trường là quan trọng. Tôi nghĩ điều này không quan trọng vì tôi không nghĩ bất cứ bố mẹ nài lại muốn con cái mình bị kẹt trong một công việc không lối thoát, và “gừng càng gì càng cay.”
So sánh những ý tưởng
Thời đại công nghiệp Thời đại công nghệ thông tin
Việc làm ổn định, theo bằng cấp Công việc tự do, công ty ảo
Trả lương theo thâm niên Trả lương theo kết quả làm việc
Một công việc Có nhiều nghề
Làm việc cho tới tuổi nghỉ hưu Nghỉ hưu sớm
Chạy theo chiếc kim đồng hồ Làm việc khi có cảm hứng
Trường học Những cuộc thảo luận
Bằng cấp Tài năng nội lực thật sự
Kiến thức cũ Những ý tưởng mới
Kế hoạch nghỉ hưu của công ty Bản lý lịch hồ sơ tự quản lý
Kế hoạch nghỉ hưu nhà nước Không cần điều này
Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ của chính phủ Không cần
Làm việc ở công ty Làm việc tại nhà
Tóm lại, bạn và con bạn sec có nhiều sự lựa chọn hơn bố mẹ bạn. Những sự lựa chọn của thời đại công nghệ thông tin. Điều mấu chốt là, ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn, và con cái bạn biết điều đó. Thách thức ở đây là phải ủng hộ trường học, và bố mẹ chuẩn bị cho con cái có những kỹ năng học tập để chúng có càng nhiều sự lựa chọn càng tốt. Tôi nghĩ, chẳng có bố mẹ nào lại muốn con mình dừng chân ở ngay hiệu bán giày vì nó đã làm theo lời khuyên “Đi học thật tốt để có công ăn việc làm ổn định:. Ngaàynya con cáo cần được giáo dục tốt hơn thế.
MỘT LỜI NHẮN NHỦ CUỐI CÙNG
Trong một lớp học dành cho người lớn, khi tôi nói với họ rằng chính lời khuyên “đi học thật tốt để có công ăn việc làm ổn định” đã sập bẫy, thì nhiều cánh tay giơ lên và yêu cầu giải thích rõ hơn. Nhiều người đã hiểu rõ đó là lời khuyên tốt cho đứa trẻ, nhưng là xấu đối vời người lớn… nhưng họ vẫn muốn biết nhiều hơn. Một học viên hỏi: “Bằng cách nào mà có công ăn việc làm lại khiến ta sập bẫy?”
“Một câu hỏi hay,” tôi nói. “Không phải công ăn việc làm khiến ta sập bẫy, mà chính lời nhấn mạnh đi kèm với lời tuyên bố ‘đi học để có công ăn việc làm’ đã bẫy bạn”
Lời nhắn đi kèm? Một học viên hỏi. “Lời nhấn mạnh đó là gì”
“Lời nhấn mạnh đó: “Hãy cẩn thận và đừng có phạm lỗi đó”
Tôi có một người bạn học ở lớp rất giỏi thời trung học. Sau đó anh vào học một trường đại học danh giá. Anh gia nhập câu lạc bộ golf của cha mình, cưới một cô vợ - cha cô cũng sinh hoạt ở cùng câu lạc bộ - có con, và giờ con cái anh học ở ngôi trường tư ngày xưa anh học.
Sau vài năm làm việc, tích luỹ chút kinh nghiệm và chơi golf với những người thành đạt, anh có tên trong những giao dịch nhà đất rất lớn. Gương mặt tươi cười của anh đã xuất hiện trên trang bìa tạp trí kinh doanh địa phương của anh được ca tụng là một trong những nhà kinh doanh hàng đầu của thế hệ anh. Khi đến 40 tuổi, anh đã an vị cuộc đời. Vào cuối thập niên 1980, thị trường nhà đất
Tôi gặp anh cách đây vài tháng. Anh đã bước qua tuổi 50, đã hồi phục phần lớn những mất mát và thậm chí còn có một người bạn đời mới. Nhưng dẫu anh khẳng định rằng mọi sự vẫn ổn và anh đang làm tốt, tôi vẫn thấy lửa tắt. Có cái gì đó đã thay đổi bên trong, anh thậm chí còn làm việc quyết liệt hơn để duy trì hình ảnh những năm quá khứ của mình. Hình như anh có vẻ bồn chồn và yếm thế hơn.
Một lần trong bữa ăn tối, người bạn đời của anh nói với chúng tôi về việc kinh doanh internet mới mà cô vừa khởi sự. Cô rất hào hứng, doanh nghiệp của cô đang phát đạt và nhận được hợp đồng từ khắp nơi trên thế giới. Đột nhiên anh bạn tôi sửng cồ lên, hình như anh đã uống quá nhiều và áp lực nhiều và áp lực bên trong đang rạn nứt cái vỏ bọc bên ngoài lạnh lùng của anh. Rõ ràng, bực bội với sự thành công mới mẻ của cô, hay với sự kém thành đạt của mình, anh cao giọng: “Cô làm sao mà làm tốt được? Cô đã không học đại học. Và cô không quen biết những người danh tiếng như tôi.”
Khi Kim về nhà khuya hôm đó, cô nói về sự mất bình tĩnh đột ngột của anh: “Xem ra anh ấy đang cố làm cho phương pháp để thành công xưa cũ của mình hoạt động và hình như nó chẳng hiệu nghiệm gì cả.”
Tôi gặt đầu và nghiệm tới điều mà nhà báo
“Anh đoán chắc là những ý tưởng kinh doanh của cô ấy mới hơn của anh ấy?” Kim hỏi.
Tôi gật đầu. “Chúng ta hãy bỏ đi từ kinh doanh. Như vậy là cô ấy có những ý tưởng mới còn anh ấy vẫn vận hành trên những ý tưởng mà anh trau dồi ở trường phổ thông. Họ chỉ hơn nhau vài tuổi nhưng những ý tưởng của cô ấy mới… tuy không độc đáo nhưng với cô chúng mới, tươi tắn và phấn khích, vì vậy cô cũng không độc đáo và anh đã giữ chúng suốt 40 năm qua!”
“Đúng vậy. Những ý tưởng, đặc biệt là phương pháp để thành công của họ đã trở lên lạc hậu,” tôi đáp. “Anh ấy thức dậy và đi làm, nhưng thay vì là một người tiến bộ và sáng tạo với những ý tưởng mới, thì anh bây giờ với những ý tưởng cũ trong khi chỉ mới 50 tuổi. Vấn đề là anh ấy đã già và đã lạc hậu từ cách đây mười năm mà không hề hay biết. Anh vẫn tiếp tục với những phương pháp cũ và không sẵn sàng thay đổi phương pháp của mình. Ngày nay anh tất bật ngược xuôi khắp thành phố với bản lý lịch trong tay và đấu tranh công ăn việc làm với người còn rất trẻ.”
“Vậy, lời khuyên ‘hãy học đi và lấy điểm cao’ là lời khuyên tốt khi anh còn nhỏ,” Kim nói, “nhưng lại là lời khuyên xấu khi anh trưởng thành.”
“Vấn đề là anh ấy bị mắc bẫy ở trong ngay chính phương pháp để thành công của mình mà không hề hay biết,” tôi nói nhỏ nhẹ. “Anh ấy không nhận ra rằng lời khuyên tốt trong quá khứ là lời khuyên xấu hiện tại, và vì tương lai của anh thật u ám.”
“Anh vẫn giữ phương pháp cũ,” Kim đáp lại.
“Và còn tiếp tục dùng nó nữa… Nó càng ít hiệu quả thì anh ấy càng bất an, và anh lại càng khuyến khích những người khác làm theo lời khuyên của anh – theo phương pháp của anh - mặc dù, đối với anh nó chẳng có tác dụng gì cả.”
“Tôi nghĩ anh kẹt ở hai nơi. Thứ nhất, anh ấy bị kẹt ở chỗ phương pháp để thành công của mình không có tác dụng nên chán nản và mệt mỏi… nhưng anh vẫn tiếp tục. Thứ hai, anh ấy bị kẹt trong quá khứ, lúc anh ấy thành công nhất. Và vì phương pháp của mình có hiệu quả cao, nên anh ấy muốn tái khẳng định với chính mình rằng ngày nay anh đang muốn làm điều đúng đắn.”
“Vì vậy anh nói cho tất cả mọi người làm điều anh đã làm. Thậm chí nó đã hết hiệu nghiệm.”
“Anh ấy chưa nhận ra nó đã hết tác dụng. khi bạn ra trường, không ai trao cho bạn tấm bản đồ chỉ đường tới thành công. Một khi dấu vết biến mất, đa số chúng ta lại cố công lần mò tìm đường qua khi rừng rậm, hy vọng sẽ tìm lại được dấu vết. Có người tìm lại được, có người không. Khi không tìm được dấu vết mới bạn thường ngồi nghĩ về lối cũ. Đó là cuộc sống thực.”
NHỮNG Ý TƯỞNG DÁNH CHO CÁC BẬC BỐ MẸ
Cách đây một vài năm, tôi xem một chương trình truyền hình, trong đó các bà mẹ mang con cái tới sở làm để khoe chúng làm được gì. Người dẫn chương trình xoáy vào tình tiết đó và nói: “Đây là một ý tưởng hoàn toàn mới - mẹ dạy con gái hãy là người làm thuê tốt trong tương lai.”
Tôi thốt lên: “Ôi! Một ý tưởng cũ mèm!”
Khi nói chuyện với những thanh niên ngày nay, tôi thường hỏi họ xem họ đang theo phương pháp để thành công của ho - của họ sau của bố mẹ?
Vào thời của tôi, ở thập niên 1960, các ông bố bà mẹ dạy con rằng: “Hãy học đi, đạt điểm cao và tìm việc làm ổn định.” Tôi rất sợ điều này. Sở dĩ họ dạy con mình như thế vì nhiều người trong số họ lớn lên trong thời kỳ Đại khủng hoảng, một thời kỳ công ăn việc làm rất hiếm hoi. Do vậy, nỗi sợ thất nghiệp, sợ không cói đủ tiền luôn ám ảnh họ một cách sâu sắc.
Ngày nay bạn nhìn quanh sẽ thấy khắp nơi đều có bảng “Thông báo tuyển dụng”. Những ông chủ ráo riết tìm bất cứ ai biết đọc biết viết, vui vẻ, biết mỉm cười và có thể huấn luyện được. Mặc dù những kỹ năng kỹ thuật khá quan trọng nhưng nhiều đóng góp khác còn có ý nghĩa đối với các ông chủ hơn. Mặc dù có hàng hà sa số công ăn việc làm, nhưng tôi vẫn nghe những người trẻ lặp đi lặp lại với con họ cũng với vẻ hãi hùng, những lời bố mẹ họ đã nói với họ: “hãy đi học, đạt điểm cao và tìm việc làm.”
Khi tôi nghe ai đó nói: “Nhưng chúng ta cần phải có công ăn việc làm ổn định”, tôi nói: “hãy từ từ nào, bình tĩnh lại hít thở và nhìn quanh. Có rất nhiều công việc đang chờ bạn. Thời kỳ khủng hoảng đã qua, Internet ngày nay càng phát triển mạnh. Hãy thôi trút xuống những lời khuyên cũ kỹ lạc hậu. Ngày nay, nếu bạn muốn có việc làm an toàn, ổn định bạn có thể tìm được. Vậy, hãy ngừng một chút và suy nghĩ.”
Có người bình tĩnh, có người không. Đa số những người tôi gặp đều sợ không có việc làm, không có tiền đóng góp tiền nhà, một số người không thể nghĩ sáng suốt được vì những nỗi sợ do bố mẹ truyền lại.
Một trong những điều quan trọng nhất bố mẹ có thể làm là ngừng lại, suy nghĩ đến tương lai, hơn là đưa ra những lời khuyên dựa vào kinh nghiệm cũ.
TÔI CẦN PHẢI NGỪNG LÀM ĐIỀU TÔI GIỎI
Khi tôi nghỉ hưu vào năm 1974 lúc đó tôi 47 tuổi, câu hỏi “Mình sẽ làm gì trong quãng đời còn lại?” đè nặng tâm trí tôi. Thay vì nghỉ ngơi một năm, tôi quyết định làm điều được gọi là “đầu tư lại” bản thân. Tức là tôi cần thay đổi phương pháp để thành công trong học tập và trong công việc của mình. Nếu tôi không làm, tôi sẽ giống một võ sĩ già trở lại đấu trường sau một năm vắng bóng. Bằng cách đầu tư lại bản thân, tôi không làm điều giỏi và thích làm. Điều đó có nghĩa là tôi phải dừng dạy kinh doanh và đầu tư. Để đầu tư lại mình, tôi cần phải học những điều mới, cần thiết cho bản thân để thay đổi cách làm cũ của mình. Để làm được điều đó, tôi tạo ra một trò chơi để dạy những gì tôi đã học cách viết, một môn tôi từng rớt hai lần ở trường phổ thông. Ngày nay tôi được biết đến như một nhà văn hơn bất cứ ngành nghề nào khác tôi từng làm. Nếu không có phương pháp để thành công trong học tập, công việc và trong tài chính, tôi đã không dám mạo hiểm chuyển đôit cuộc đời mình. Mà nếu tôi không chuyển hướng tôi sẽ thành vô dụng ở tuổi 47, sẽ gặm nhấm quãng đời còn lại bằng lỳ ức về những ngày huy hoàng đã xa.
CÔNG ĂN VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH GÓP PHẦN NHƯ THẾ NÀO CHO CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH?
Bố mẹ ngày nay cần nhìn xa trông rộng hơn trong việc học và tìm công ăn việc làm của con cái, vì chúng thông minh hơn. Chúng đã thấy được ảnh hưởng của công ăn việc làm ổn định đối với cuộc sống gia đình, và chúng thấy bố mẹ chúng có công việc làm nhưng không có cuộc sống. Đó không phải là tương lai mà con cái muốn. Để trở thành bố mẹ thành công với mối quan hệ tốt đẹp với con cái mình, các bậc bố mẹ phải nhìn vào quả cầu pha lê, nhưng không phải của họ mà là của con cáo. Phải chia sẻ tầm nhìn vào tương lai, hơn là bắt ép con cái theo quan điểm về tương lai của mình.
Tôi đã thấy nhiều tranh luận giữa bố mẹ và con cái về phương pháp để thành công. Ví dụ, bố mẹ nói: “Con phải đi học”, con cái lại bảo: “Con muốn ra khỏi trường”. Để có mối quan hệ thành công, bố mẹ phải thấy và hiểu được tầm nhìn của con cái, bởi vì rõ ràng nền giáo dục không tốt không phải là một phần của tầm nhìn đó. Ở thời điểm này, tôi không khuyên bố mẹ cứ để mặc kệ con cái muốn làm gì thì làm. Điều tôi muốn nhấn mạnh là: bố mẹ cần nhìn xa hơn là cấy ghép phương pháp để thành công đã có tác dụng mỹ mãn với mình vào đầu con cái. Tôi biết không dễ, nhưng tôi nghĩ như thế vẫn tốt hơn là xung đột.
Khi bố mẹ nhìn thấy điều con cái nghĩ, và hướng đi của chúng thì việc thông tin giữa bố mẹ và con cái tốt hơn và bố mẹ sẽ chỉ dẫn cho chúng. Thật là vô ích khi bố mẹ nghiêm khắc bảo “Bố mẹ không muốn con làm như thế”, nhưng bọn trẻ cứ sẽ làm hoặc đã làm như thế rồi. Chia sẻ quan điểm và làm giảm thiểu sự va chạm trong phương pháp để thành công giữa bố mẹ và con cái đóng vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn dài hạn.
Một khi đã có thông tin liên lạc, tôi nghĩ bố mẹ nên chia sẻ với con cái ở điểm chúng thích làm nhiều nghề trong cuộc sống hơn là một nghề suốt đời. Một khi nắm bắt được ý tưởng ấy, con cái sẽ đề cao việc học suốt đời hơn. Khi đó, nó sẽ hiểu được tại sao cần phải phát triển phương pháp để thành công trong học tập để thành công trong học tập, và tại sao tới trường là quan trọng. Tôi nghĩ điều này không quan trọng vì tôi không nghĩ bất cứ bố mẹ nài lại muốn con cái mình bị kẹt trong một công việc không lối thoát, và “gừng càng gì càng cay.”
So sánh những ý tưởng
Thời đại công nghiệp Thời đại công nghệ thông tin
Việc làm ổn định, theo bằng cấp Công việc tự do, công ty ảo
Trả lương theo thâm niên Trả lương theo kết quả làm việc
Một công việc Có nhiều nghề
Làm việc cho tới tuổi nghỉ hưu Nghỉ hưu sớm
Chạy theo chiếc kim đồng hồ Làm việc khi có cảm hứng
Trường học Những cuộc thảo luận
Bằng cấp Tài năng nội lực thật sự
Kiến thức cũ Những ý tưởng mới
Kế hoạch nghỉ hưu của công ty Bản lý lịch hồ sơ tự quản lý
Kế hoạch nghỉ hưu nhà nước Không cần điều này
Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ của chính phủ Không cần
Làm việc ở công ty Làm việc tại nhà
Tóm lại, bạn và con bạn sec có nhiều sự lựa chọn hơn bố mẹ bạn. Những sự lựa chọn của thời đại công nghệ thông tin. Điều mấu chốt là, ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn, và con cái bạn biết điều đó. Thách thức ở đây là phải ủng hộ trường học, và bố mẹ chuẩn bị cho con cái có những kỹ năng học tập để chúng có càng nhiều sự lựa chọn càng tốt. Tôi nghĩ, chẳng có bố mẹ nào lại muốn con mình dừng chân ở ngay hiệu bán giày vì nó đã làm theo lời khuyên “Đi học thật tốt để có công ăn việc làm ổn định:. Ngaàynya con cáo cần được giáo dục tốt hơn thế.
MỘT LỜI NHẮN NHỦ CUỐI CÙNG
Trong một lớp học dành cho người lớn, khi tôi nói với họ rằng chính lời khuyên “đi học thật tốt để có công ăn việc làm ổn định” đã sập bẫy, thì nhiều cánh tay giơ lên và yêu cầu giải thích rõ hơn. Nhiều người đã hiểu rõ đó là lời khuyên tốt cho đứa trẻ, nhưng là xấu đối vời người lớn… nhưng họ vẫn muốn biết nhiều hơn. Một học viên hỏi: “Bằng cách nào mà có công ăn việc làm lại khiến ta sập bẫy?”
“Một câu hỏi hay,” tôi nói. “Không phải công ăn việc làm khiến ta sập bẫy, mà chính lời nhấn mạnh đi kèm với lời tuyên bố ‘đi học để có công ăn việc làm’ đã bẫy bạn”
Lời nhắn đi kèm? Một học viên hỏi. “Lời nhấn mạnh đó là gì”
“Lời nhấn mạnh đó: “Hãy cẩn thận và đừng có phạm lỗi đó”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét