Đã bao giờ bạn tự hỏi mình tại sao các bài đăng của bạn không thực sự khiến người dùng thích thú. Mặc dù có thể dó là những bài hướng dẫn khá chi tiết, những lời khuyên khá hữu ích, nhưng lại không đạt được lượng tương tác như bạn kỳ vọng?
Liệu nguyên nhân có phải là do khả năng viết của bạn còn chưa được tốt, do bạn không tiếp cận được với đúng đối tượng hay do người dùng của bạn quá lười hoặc chỉ quen ăn không? Câu trả lời cho hiện trạng này đôi khi lại không giống như bạn đang nghĩ.
Chìa khóa để giải quyết cho tình trạng kém tương tác này của bài viết có thể nằm ở 6 điều sau đây:
1 – Bạn viết rất hay, nhưng người đọc không hiểu
Đây là tình trạng khá phổ biến của tất cả các bài viết hướng dẫn hiện nay. Quá nhiều kiến thức có thể khiến người dùng không kịp tiếp thu. Hơn nữa, không phải ai cũng có thể hiểu ngay được những gì họ nhận được.
Giống như việc bạn đang dạy học, và học sinh là những người đọc. Bạn không thể ném cho họ một mớ lỹ thuyết suông và để cho họ tự ngẫm.
Đôi khi, các ví dụ giải thích sẽ là một cách tốt giúp cho họ:
- hiểu rõ hơn về những điều bạn đang hướng dẫn
- giãn cách các lý thuyết để người đọc có thời gian “ngấm” những điều bạn vừa truyền đạt
Mọt lưu ý về cách trình bày khi bạn dùng ví dụ, đó là hãy tách riêng đoạn lý thuyết và đoạn ví dụ, để cho lý thuyết của bạn ngắn gọn, súc tích nhất.
2 – Lạm dụng text
Text – văn bản là cách dễ nhất mà bạn có thể biết để truyền đạt ý nghĩ của mình đến với người đọc. Tuy nhiên, nó lại không phải là cách hiệu quả nhất. Sẽ có một số thứ bạn khó có thể dễ dàng truyền tải bằng text. Ví dụ như “yêu là gì?”.
Trong khi đó, việc lạm dụng text – sử dụng quá nhiều văn bản trên trang lại có thể gây tác động đến trải nghiệm người dùng. Trước một bài viết toàn chữ, người đọc khó có thể thấy hấp dẫn và tiếp tục việc đọc.
Là một người đọc, chắc chắn bạn đã có thể thấy điều này mỗi khi đọc các giáo trình dài toàn chữ, hay các bài hướng dẫn dài toàn chữ:
Thay vì cố gắng diễn đạt một cách lan man, hãy thử trình bày bài viết theo hướng trực quan hơn, với nhiều hình ảnh minh họa để người đọc có thể hiều được những gì bạn muốn nói. Nếu có thể hãy sử dụng video thay cho text trong bài viết hướng dẫn làm gì đó (như hướng dẫn tạo sitemap, tạo breadcrumb,…).
3 – Các bài viết chỉ đơn thuần là “What to do”
Đây là một lời khuyên chân thành tôi dành đến tất cả các bạn, những người còn đang viết bài theo chiều hướng “What to do?” – “Phải làm gì?“. Bạn đang chỉ ra cho người đọc thấy được những gì họ cần làm để đạt được mục đích. Điều này đúng nhưng không phù hợp. Rất nhiều người trong tập khách hàng của bạn sẽ không thể biến những gì bạn hướng dẫn thành hiện thực, bởi họ không đủ kiến thức, kỹ năng hoặc hướng dẫn để làm.
Chính vì vậy, nếu chỉ đưa ra “What”, những kiến thức của bạn chia sẻ sẽ có nguy cơ trở thành vô ích. Đó là lý do tại sao How luôn quan trọng hơn What.
Các công cụ hữu ích có thể giúp cho một bài viết “How to do” bao gồm:
- Ảnh chụp màn hình
- Ảnh minh họa
- Video
- Tranh vẽ minh họa
….
Sau đây là một số các ứng dụng/ phần mềm giúp bạn tạo “nội dung trực quan” cho bài viết “how to”:
- Tool #1 – Lightshot: Công cụ này giúp bạn tạo các ảnh chụp màn hình một cách dễ dàng hơn, với khả năng chèn text và mũi tên chỉ trước khi tạo ảnh, giúp bạn tối ưu thời gian và hiệu quả chụp ảnh.
Lightshot
- Tool #2 – Skitch: Công cụ giúp bạn tạo ảnh chụp màn hình giống như lightshot nhưng với một giao diện đẹp mắt và thân thiện hơn:
Skitch
- Tool #3 – Giphy Gif Maker: Công cụ giúp bạn tạo ảnh động. Công cụ này có khả năng cắt đoạn một video trên Youtube (hoặc Vimeo và Vine) để tạo ảnh động.
Các bước làm ảnh động đã được đơn giản hóa đến mức tối đa. Bạn chỉ cần truy cập vào đường dẫn đến công cụ này ở trên, và nhập url của video gốc:Sau đó chọn thời điểm bắt đầu, độ dài và caption ảnh kèm theo:Và cuối cùng thành quả thu được:
4 – Bài viết quá dàn trải, không thực sự tập trung
Bên cạnh tình trạng viết nội dung quá ngắn, thì viết nội dung dàn trải cũng là một hiện tượng tiêu cực đến lượng người đọc tương tác.
Nếu bạn cố gắng giải thích tất cả tất những thứ nhỏ lẻ mà bạn nghĩ người đọc có thể cần trong một bài viết, thì bài viết đó sẽ tràn ngập những kiến thức có thể có ích hoặc không có ích với người đọc. Bạn có thể sẽ đáp ứng được nhu cầu của một nhóm người, nhưng sẽ khiến cho những người còn lại thấy khó chịu vì quá lan man.
Thay vì vậy, bạn hoàn toàn có thể đưa những nhóm người với nhu cầu kiến thức nhiều hơn đó sang những bài viết khác giải quyết yêu cầu của họ, để có thể thỏa mãn nhu cầu của cả 2 nhóm đối tượng, và cũng đem lại nhiều lợi ích hơn cho website.
Tóm lại, trước khi bắt đầu một bài viết bất kỳ, cần xác định được một mục đích duy nhất và xuyên suốt của bài viết, và từ đó chỉ tập trung và đi theo mục đích đó. Tất cả các mục đích phụ sinh khác chúng ta sẽ chuyển cho các bài viết tiếp theo.
Ví dụ, bạn đang muốn tìm kiếm một công cụ nào đó có thể giúp bạn kiểm tra backlink. Và tôi đã tạo ra một bài viết siêu siêu dài, tổng hợp tất cả các công cụ hiện nay có thể giúp bạn làm điều này. Tuy nhiên nó có thực sự hiệu quả? Theo cá nhân tôi đánh giá thì hoàn toàn không.
Tôi đưa cho người đọc một bài viết hướng dẫn sử dụng quá nhiều tool, trong khi cái họ cần là tool hiệu quả nhất, tiện lợi nhất thì tôi lại không chỉ ra được. Cái họ cần chỉ là một tool, trong khi tôi lại đưa cho họ quá nhiều, khiến họ gặp phải khó khăn khi chọn lựa. Như vậy, với công sức mà tôi bỏ ra vào bài viết đó, và lợi ích mà người dùng thu đươc, thì bài viết này hoàn toàn chưa hiệu quả.
5 – Thiếu call to action – Kêu gọi hành động
Không khó để giải thích khi tại sao tất cả các chuyên gia marketing nói chung và content marketing hiện nay đều sử dụng call-to-action ở cuối mỗi bài viết. Bởi đây là một trong những công cụ giúp gia tăng tương tác hiệu quả nhất hiện nay.
Người dùng sẽ có xu hướng thoát luôn và không tạo tương tác sau khi đọc xong bài viết, nhất là những bài viết quá dài nếu như bạn không thêm lời kêu gọi hành động trên trang. Đôi khi, chỉ cần một sự khuyến khích nhỏ đến người dùng, cũng có thể đem lại một sự tăng trưởng đột phá trong lượng tương tác.
Vậy, chúng ta nên tạo lời kêu gọi như thế nào?
Bạn có thể tham khảo mẫu call-to-action qua một số các ví dụ sau:
- Thu hút traffic, click của người đọc: “đọc thêm”, “khám phá thêm”, “tìm hiểu thêm”,”đặt chỗ ngay”, “click here”,…
- Thu hút like, share: “like và chia sẻ điều này cho bạn bè bạn”, “chia sẻ nó với người mà bạn yêu quý nhất”, “share để cùng chung tay góp sức …”,…
- Kêu gọi bình luận: “Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn”,”Hãy chia sẻ những cảm nhận của bạn về …”,
…..
Như vậy, bạn đã có ý tưởng để tạo call-to-action, và bây giờ tôi sẽ hướng dẫn bạn vị trí nào tốt nhất mà bạn có thể đặt nó trên trang.
Một nghiên cứu về tỉ lệ chuyển đổi và ctr của các call-to-action trên trang đã chỉ ra rằng, vị trí tốt nhất mà bạn nên đặt công cụ kêu gọi hành động này đó là vị trí cuối trang. Bạn có thể thấy qua nghiên cứu sau:
Cuối trang cũng đồng thời là vị trí thích hợp nhất để bạn nhắc nhở người dùng sau một bài viết dài đầy kiến thức. Nó cũng khiến cho lời kêu gọi hành động của bạn được tự nhiên hơn, và để người dùng tập trung hơn vào bài chia sẻ.
6 – Bạn không gắn bó với người đọc
Theo thuyết 1% về văn hóa trên Internet của Ben McConnell và Jackie Huba, thì sẽ chỉ có 1% user trên forum post bài một cách thường xuyên, và phần đa trong số họ sẽ chỉ đọc lướt qua mà không có bất kỳ tương tác nào.
Tuy nhiên, con số này sẽ tăng lên đến khoảng 20% hoặc thậm chí nhiều hơn nếu bạn nhận được sự quan tâm từ phía người đọc.
Vậy, bạn sẽ phải làm gì để khiến 99% người đọc còn lại quan tâm và tương tác với bạn?
Hãy thử làm 3 việc làm sau đây:
# 1: Gửi đến người đọc những nội dung có giá trị với họ
Hãy cho đi để được nhận lại. Mọi cống hiến của bạn sẽ được bất tận vinh danh.
# 2: Thường xuyên đặt câu hỏi trong bài
- Tác động đến họ bằng cách đặt câu hỏi: Đừng khiến cho người đọc chỉ đến với website và đọc không. Bạn có thể khiến cho họ phải dừng đọc và động não dù chỉ một chút bằng cách đặt câu hỏi.
- Đừng đưa ra những câu hỏi ngu ngốc, không liên quan: Họ có thể thoát ngay và có ấn tượng xấu về bạn ngay khi nhận được những câu hỏi này.
- Luôn luôn trả lời các câu hỏi mình đã đặt ra: Thậm chí ngay cả khi câu hỏi của bạn đơn giản đến mức bất kỳ ai cũng có thể tìm được lời đáp, bạn vẫn luôn phải trả lời để giữ ý nghĩ của người đọc luôn theo sát với bài.
# 3: Thêm các tiện ích chia sẻ lên mạng xã hội trên trang, cùng bộ đếm số lượng like/share
Hãy tạo điều kiện tốt nhất cho người đọc để họ like và chia sẻ nội dung. Ngoài ra, việc sử dụng một bộ đếm like/share cũng sẽ khiến cho họ cảm thấy được giá trị của bài viết mà mình đang đọc.
Lời kết
Tương tác của người đọc là thước đo tốt nhất cho sự thành công của một bài viết. Nó thể hiện người dùng đã đọc, đã hiểu và nhận được một giá trị nào đó từ bài viết, mặc dù giá trị này có thể tốt hoặc xấu. Đối với người viết, tương tác có thể là một hành động tri ân tốt nhất từ phía người đọc.
Không chỉ tốt với chính bản thân họ, việc người đọc tương tác còn đem lại rất nhiều các lợi ích cho chiến lược marketing online nói chung và kết quả SEO nói riêng. Người dùng tương tác thường xuyên với bài đăng của bạn sẽ trở thành một khách hàng trung thành và sẽ gửi đến bạn nhiều tương tác hơn trong tương lai.
Chính vì vậy, qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể tìm được chìa khóa giải pháp cho hiện tượng kém tương tác của các bài đăng hiện nay. Hãy thử và chia sẻ thành công của bạn cho mọi người sau khi tìm ra chìa khóa thành công của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét